Kỷ nguyên số - Nơi những brand công nghệ tỷ đô nhưng không sở hữu bất kỳ sản phẩm nào

11 Thg 11

Hiện nay, thuật ngữ Startup công nghệ đang phổ biến cực kỳ rộng rãi trên thị trường, khi mà rất nhiều thương hiệu dù mới chỉ thành lập nhưng đã được định giá tỷ đô nhờ chiến lược đúng đắn và hỗ trợ đắc lực từ nền tảng số. Nền kinh tế chia sẻ được tạo ra và trở thành một thuật ngữ mới, thời thượng hơn dùng để ám chỉ những công ty hoạt động theo mô hình chia sẻ trên 1 nền tảng công nghệ do chính công ty phát triển nên. Có rất nhiều công ty nổi tiếng cộng với đó là khối lượng tài sản lớn, thế nhưng chẳng hề có một sản phẩm hay cửa hàng nào cả. Cùng MarketingAI điểm danh những gương mặt đó thông qua bài viết dưới đây!

Airbnb - Startup công nghệ cho thuê nhà

Đầu tiên, góp mặt trong danh sách này là công ty lớn về dịch vụ cho thuê nhà ở tại nhiều quốc gia trên thế giới. Airbnb được phát triển và thành lập vào năm 2018 với 3 nhà sáng lập trẻ tuổi, công ty bắt nguồn ý tưởng từ một chuyến đi xa của 3 anh chàng và vấn đề xảy đến khi 3 người không thể tìm cho mình chỗ ở như mong muốn. Vậy là Airbnb ra đời từ Insight thực tế của 3 người. Công ty được thành lập và có trụ sở tại Thung lũng Silicon, California và hình thức kinh doanh là hệ thống đặt nhà ở trực tuyến. Cả người cho thuê nhà tư nhân và thương mại đều có thể thuê nhà hoặc một phần của nó thông qua công ty này, tuy nhiên Airbnb không có chịu trách nhiệm pháp lý. Từ khi thành lập vào năm 2008 đến tháng 6 năm 2012, theo công ty này, hơn 10 triệu lượt nghỉ qua đêm được đặt qua Airbnb.

(Nguồn: CNN)

Công ty này nổi danh bởi đây là ứng dụng cho thuê nhà lớn nhất trên thế giới, nhưng lại chẳng sở hữu bất kỳ một bất động sản nào. Chính yếu tố công nghệ đã giúp cho hãng tạo ra được 1 ứng dụng đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của khách hàng, liên kết với rất nhiều người dân để tạo thành cộng đồng vững chắc. Đây là điểm khiến Airbnb trở thành một công ty khác lạ, dẫn đầu thị trường vào thời điểm ra mắt.

Netflix - Công ty truyền hình nhưng lại chẳng có hệ thống cáp nào

Tiêp theo phải kể đến Netflix, một công ty theo mô hình dịch vụ truyền dữ liệu video theo yêu cầu. Công ty được thành lập vào năm 1997 tại Scotts Valley - California, ban đầu Netflix cho thuê đầu đĩa DVD và các loại băng Blu-ray được thông qua thư điện tử. Công ty có giai đoạn phát triển cực kỳ thịnh vượng và vào năm 2007, hãng đã chính thức ghi nhận chiếc DVD thứ 1 tỷ được phân phối ra thị trường. Thế nhưng, kể từ khi hãng chuyển dịch ra nền tảng công nghệ bằng việc tạo ra một ứng dụng dành cho người xem riêng cho mình, hãng đã sức bật và phát triển đáng mơ ước khi lợi nhuận vào năm 2018 rơi vào con số 15,794 tỷ USD.

(Nguồn: NME)

Netflix hiện có mặt ở 109 quốc gia và nó là công ty truyền hình tăng trưởng nhanh nhất nhưng không có hệ thống cáp truyền hình nào. Sức tăng trưởng của hãng cho thấy công nghệ đang đóng vai trò quan trọng, nó là "kim chỉ nam" để đóng góp đến sự thành hay bại trong chiến lược.

Uber - Startup vận tải taxi chẳng sở hữu chiếc Taxi nào cả

Uber là công ty mở ra kỷ nguyên cho ngành vận tải Taxi, khi mà hãng đã khiến một loạt các thương hiệu taxi truyền thống điêu đứng trước sự phát triển của taxi công nghệ mới. Uber là thương hiệu được thành lập vào năm 2009 tại San Francisco - California và hoạt động mạnh mẽ tại nhiều thành phố lớn ở nhiều quốc gia. Công ty sử dụng một ứng dụng điện thoại thông minh để nhận được yêu cầu đi xe, và sau đó sẽ gửi các yêu cầu đi đến lái xe. Khách hàng sử dụng các ứng dụng yêu cầu xe đón và theo dõi vị trí chiếc xe dành riêng của mình. Thế nhưng, sau 10 năm phát triển rực rỡ và trở thành thương hiệu taxi công nghệ đình đám tại nhiều thị trường, thì đến 2019 hiện tại hãng đang gặp những khủng hoảng khi IPO trên sàn chứng khoán, tạo ra nghi ngờ từ những nhà đầu tư.

(Nguồn: a24.com)

Thế nhưng, xét từ nhiều khía cạnh khác nhau thì Uber là hãng Taxi lớn nhất trên thế giới nhưng lại chẳng sở hữu một chiếc xe Taxi nào. Hãng là một minh chứng cho thấy chẳng cần đầu tư vào sản phẩm ô tô hay những thứ khác, mà nhờ vào công nghệ hãng đã phát triển được như hiện tại.

Youtube - Nền tảng video lớn nhất nhưng lại chẳng sản xuất bất kỳ một video nào cả

Tiếp đến một thương hiệu nữa cũng được xem là điển hình cho thời kỳ phát triển vàng son của công nghệ, đó chính là Youtube. YouTube là một trang web chia sẻ video, là nơi người dùng có thể tải lên hoặc tải về máy tính hay điện thoại và chia sẻ các video clip. YouTube do 3 nhân viên cũ của PayPal tạo nên vào giữa tháng 2 năm 2005. Bước ngoặt lớn khi vào năm 2006, nền tảng chia sẻ Video này đã được Google mua lại với giá 1,65 tỷ USD, và đến thời điểm hiện tại đây được coi như nền tảng chia sẻ Video lớn nhất hành tinh với hàng trăm định dạng video được đăng tải lên mỗi ngày.

Một điều thú vị rằng, đây cũng là một kênh Video lớn nhất, nhưng không trực tiếp sản xuất bất kỳ một video nào. Tất cả những thành công của hãng nằm ở chỗ hãng đã tạo ra một "sân chơi" cho người dùng để họ có thể đăng tải những sản phẩm của mình trên đó. Youtube đã tạo ra bước ngoặt với nhân loại khi mà đây được xem như là một sản phẩm vĩ đại được tạo ra bởi công nghệ, nền tảng này cũng gián tiếp tạo ra 1 loạt những thuật ngữ mới như: Streaming, Content Creator, Youtuber, Micro-Influencer...

Ngoài những cái tên kể trên chúng ta còn phải kể đến được như: Facebook - Một phương tiện truyền thông phổ biến nhất nhưng không hề tạo ra một nội dung nào hay Spotify - Nền tảng streaming nhạc nổi tiếng hiện nay nhưng không sản xuất một ca khúc nào cả.

>>> Xem thêm: Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Mỹ về số lượng "Startup Kỳ lân"

Tạm kết

Chúng ta có thể thấy, kỷ nguyên số đã tạo ra những sân chơi hết sức thú vị hiện nay trên thị trường khi một loạt những thương hiệu dù định giá tỷ đô nhưng sản phẩm họ tạo ra chỉ là một phần mềm, ứng dụng chứ không trực tiếp sản xuất ra một sản phẩm cố định nào. Đây được coi là những điểm rất khác so với các thương hiệu trước kia, giải thích nguyên do chính là sự phát triển của công nghệ đã trợ giúp những công ty này phát triển được đến như hiện nay. Trong tương lai không xa, đây sẽ là xu hướng và công nghệ sẽ là trung tâm của mọi thứ có trên thị trường.

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.