Local Brand là gì? Những chiến lược giúp Local Brand “thắng thế” ngay trên sân nhà

17 Thg 08

Local Brand không còn là thuật ngữ quá xa lạ với người tiêu dùng Việt, thậm chí đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nhờ những chiến lược kinh doanh thông minh, Marketing bài bản. Cụ thể, Local Brand là gì? Có gì khác biệt giữa Local Brand và các hãng thời trang thông thường? Cần lưu ý điều gì khi bắt đầu kinh doanh Local Brand? Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ được Marketing AI nêu ra trong bài viết này

Local Brand là gì?

Để hiểu rõ hơn về khái niệm Local Brand là gì bạn cần phải hiểu được ý nghĩa của từ ghép này. Trong tiếng Anh, local nghĩa là địa phương, còn brand mang ý nghĩa là thương hiệu. Hiểu một cách cơ bản, Local brand là các thương hiệu nội địa, được sản xuất và kinh doanh ở một khu vực hoặc ở một quốc gia nhất định.

Ở Việt Nam, khái niệm này thường được sử dụng nhiều hơn trong lĩnh vực thời trang, may mặc. Người ta nhắc đến local brand như một sự nhấn mạnh, phân biệt thương hiệu này với các hãng thời trang quốc tế (global brand) nhưng đồng thời lại có sự độc đáo hơn so với các đại lý phân phối hay các shop quần áo thông thường.

Local Brand là gì?

Khác với các shop quần áo, local brand là đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình từ lên ý tưởng thiết kế cho đến sản xuất và phân phối. Các local brand không có sự giới hạn về ngành hàng. Họ có thể sản xuất hàng loạt các mặt hàng thời trang khác nhau, bao gồm cả giày dép và quần áo, thậm chí là phụ kiện đi kèm.

Local brand mang đậm dấu ấn thương hiệu và có mức giá không quá đắt đỏ so với các thương hiệu thời trang quốc tế. Ở Việt Nam, khái niệm local brand đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, và có sự gia nhập của nhiêu tên tuổi lớn trong đó có những cái tên nổi bật như Fanci hay Bitis.

Tại sao local brand lại được ưa chuộng?

Trong vài năm trở lại đây, Local Brand đang trở thành cái tên được giới trẻ đặc biệt yêu thích. Lý giải cho sức hút của các thương hiệu thời trang nội địa được giới chuyên môn nhận định dựa trên các yếu tố dưới đây:

#1. Nhanh chóng nắm bắt tốt các xu hướng mới nhất

Thời trang là ngành hàng có tính đặc thù với sự thay đổi chóng mặt về xu thế. Trong khi đó, khả năng cập nhật xu hướng của các thương hiệu thời trang nội địa luôn được nhận định là nhanh hơn so với hầu hết các thương hiệu quốc tế. Chỉ riêng điểm đó thôi đã giúp các thương hiệu này thắng thế trong cuộc chiến thu hút khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ.

Thêm nữa, sự lan truyền của mạng xã hội cũng phần nào giúp các thương hiệu nội địa đến gần hơn với khách hàng mục tiêu.

Tại sao local brand lại được ưa chuộng?

#2. Chất lượng sản phẩm thường được đánh giá tốt

So với các hãng thời trang giá rẻ, không tên tuổi, local brand có sự coi trọng rất lớn đối với chất lượng sản phẩm. Từ khâu lên ý tưởng, thiết kế đến sản xuất, tất cả đều được local brand quản lý sát sao, đảm bảo tung ra thị trường những sản phẩm hoàn thiện nhất.

#3. Giá thành sản phẩm hợp lý

Do chịu trách nhiệm hầu hết các công đoạn sản xuất nên các mặt hàng của local brand có mức giá thành tương đối hợp lý. So với hàng thời trang quốc tế, giá các món đồ local brand được cho “mềm” hơn hẳn.

#4. Kiểu dáng đa dạng, có cá tính riêng

Hàng hoá local brand có sự “bắt nhịp” tốt với các xu thế mới, đồng thời cũng chú trọng vào việc phát triển và “khai phá” các ý tưởng mới, các chất liệu tưởng như đã cũ như chất liệu dân gian. Chính điều này đã làm nên chất riêng của hàng hoá local brand, khiến cho hàng hoá local trở nên đa dạng và cá tính hơn.

Kiểu dáng đa dạng, có cá tính riêng

>>> Xem thêm: Local Brands Marketing: Khi "bầy sói hoang" bung sức oanh tạc thị trường

Phân loại local brand

Local brand được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau:

  • Phân loại theo khu vực: local brand Hà Nội, local brand Hồ Chí Minh, local brand Đà Nẵng,...
  • Phân loại theo các dòng sản phẩm; local brand áo thun, local brand áo hoodie, local giày,...
  • Phân loại theo mức giá; local brand cao cấp, local giá rẻ,...

Sự khác biệt giữa Local brand và các thương hiệu thời trang thông thường

Thông qua khái niệm local brand là gì được chia sẻ trên đây, bạn cũng phần nào hiểu được sự khác biệt của thương hiệu thời trang này đối với các thương hiệu thời trang thông thường khác.

Local brand được hiểu là các thương hiệu thời trang được sản xuất bởi các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc tất cả các đơn vị kinh doanh thời trang Việt đều là local brand. Nhiều trong số đó chỉ đóng vai trò là nhà phân phối chú không sản xuất. Trong khi đó, local brand lại là đơn vị tham gia trực tiếp vào các khâu thiết kế, sản xuất và không làm việc qua bên thứ 3.

Chính những yếu tố này đã làm nên giá trị của local brand. Hàng hoá local brand được chứng thực cả về chất lượng và giá án, có nguồn gốc - xuất xứ rõ ràng và không thể mua được ở bất kỳ đâu trên thị trường ngoài tại điểm bán của local brand đó.

Sự khác biệt giữa Local brand và các thương hiệu thời trang thông thường

Chiến lược phát triển Marketing của các Local Brand

Ở thời điểm hiện tại, local brand chỉ dừng lại ở việc tiếp cận đến nhóm khách hàng trẻ, khách hàng “địa phương”. Tuy nhiên, không thể dự đoán trước được những thành tựu mà các thương hiệu này có thể gặt hái trong tương lai. Nhiều khả năng, local brand sẽ mở rộng ra thị trường quốc tế và được đón nhận bởi khách hàng trên toàn cầu. Muốn đạt được điều này, local brand cần xây dựng cho mình những chiến lược Marketing toàn diện và sáng tạo, tập trung mạnh vào:

  • Định hình sự khác biệt: Điểm sáng của local brand đó là “không đi theo lối mòn”. Chính điều này đã làm nên những giá trị khác biệt của local brand, khiến cho các thương hiệu này trở nên ấn tượng hơn trong mắt khách hàng. Phát triển và định hình sự khác biệt là chiến lược không thể bỏ qua nếu local brand muốn vươn mình ra thế giới.
  • Tận dụng sức mạnh truyền thông số: Việc kết hợp quảng bá trên các phương tiện truyền thông số giúp các local brand lan tỏa sản phẩm và tinh thần thương hiệu của mình đến gần hơn với các khách hàng. Khả năng lan truyền này tăng dần theo cấp số nhân, thậm chí lan rộng ra phạm vi toàn cầu nếu sản phẩm của local brand đủ “hấp dẫn”.
  • Tích cực marketing truyền miệng: Truyền miệng luôn mang trong mình sức công phá mạnh mẽ trong truyền thông, đặc biệt đối với các local brand mới, vẫn còn đang tìm kiếm nguồn khách hàng trung hành. Các chiến lược marketing truyền miệng này nên được local brand hoạch định rõ ràng và phải đồng bộ với các chiến lược kinh doanh trong dài hạn.

Những lưu ý trước khi bắt đầu kinh doanh Local Brand

Local brand là miền đất hứa với những ai đang ấp ủ ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang. Tuy nhiên để có thể thành công lại là điều tương đối “khó nhằn”. Dưới đây là một số lưu ý, bạn cần chú trọng nếu có ý định tham gia vào ngành này.

#1. Xác định ý tưởng kinh doanh

Với bất cứ ngành nào, việc xác định ý tưởng kinh doanh luôn là bước quan trọng hàng đầu trước khi bắt đầu khởi nghiệp. Với local brand, bạn cần xác định rõ ràng về phong cách thời trang mình muốn theo đuổi, chọn ra các sản phẩm chủ đạo và xác định xu hướng phù hợp nhất.

Những lưu ý trước khi bắt đầu kinh doanh Local Brand

#2. Đình hình tên thương hiệu

Muốn được khách hàng nhớ mặt đặt tên, bạn cần chọn cho thương hiệu của mình cái tên thật ấn tượng, dễ nhớ, và thể hiện đúng tinh thần của thương hiệu. Tuyệt đối không chọn các tên thương hiệu đã có trên thị trường, dẫn đến tranh chấp về sau hoặc khiến khách hàng bị nhầm lẫn khi mua sắm.

#3. Xác định khách hàng mục tiêu

Việc nghiên cứu và xác định chính xác nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp các local brand xác định được đối thủ của mình là ai và có những chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược Marketing hợp lý. Thêm nữa, các nghiên cứu chi tiết về khách hàng mục tiêu cũng đồng thời hỗ trợ các local brand triển khai hiệu quả hoạt động quảng cáo, gia tăng khả năng chuyển đổi mua hàng.

#4. Chọn đối tác sản xuất uy tín

Về cơ bản, các local brand nổi tiếng ở Việt Nam sẽ tự sản xuất các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, cũng có không ít các đơn vị đi thuê ngoài các đối tác sản xuất theo từng khâu cắt, may, in ấn,... Đồng nghĩa, nếu muốn kiểm soát chất lượng, local brand cần phải chọn lựa thật kỹ các đối tác sản xuất, đảm bảo các sản phẩm cuối cùng đáp ứng đúng tiêu chuẩn đã đề ra.

#5. Chọn sản phẩm chủ đạo phù hợp

Local brand có thể sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, để có thể định hình rõ nhất hình ảnh thương hiệu bạn nên chọn cho mình một sản phẩm chủ đạo. Sản phẩm này không nhất thiết phải được xác định ngay trong thời gian đầu ra mắt. Trái lại, bạn có thể đi vào thực tế, khảo sát thị trường trước khi chọn ra một sản phẩm chủ đạo “sáng giá” nhất.

#6. Xác định kênh bán hàng phù hợp

Local brand có thể chọn cho mình những kênh bán hàng khác nhau, bao gồm online và offline. Trong đó, việc lập gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, hay bán hàng qua kênh website,... đang được đánh giá cao nhờ hiệu quả bán hàng tích cực, đồng thời cũng không gây tốn kém quá nhiều chi phí bên lề khác.

>>> Xem thêm: Ngành thời trang và những hướng đi mới mà Marketer phải biết

Tạm kết:

Trên đây là những thông tin chia sẻ về local brand là gì và những lưu ý trước khi kinh doanh local brand cần nắm rõ. Có thể thấy, local brand là ý tưởng kinh doanh khá triển vọng tại Việt nam ở thời điểm hiện. Tuy nhiên, muốn thu được thành tựu thì không hề dễ dàng chút nào. Bạn cần có chiến lược cụ thể và có sự đầu tư mạnh mẽ vào Marketing để khẳng định tên tuổi của mình so với các đối thủ khác trên thị trường.

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.