Logistics là gì? Học ngành Logistics ra làm gì & Học ở đâu?

05 Thg 03

Ngành Logistics là gì? Tại sao ngành Logistics lại quan trọng với các doanh nghiệp? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi do Logistics đang là một ngành nghề rất hot trong thời gian gần đây. Vậy không biết bạn đã hiểu rõ Logistics là gì chưa? Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung vào việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm và dịch vụ của họ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, nếu những sản phẩm đó không tới được tay người tiêu dùng, thì doanh nghiệp sẽ sớm thất bại. Đó chính là vai trò chủ chốt của logistic trong doanh nghiệp.

Để có thể hiểu chính xác về khái niệm logistics và 4 chức năng của Marketing Logistic dành cho doanh nghiệp, thì mời tất cả các bạn cùng tham khảo ngay qua bài viết dưới đây.

Logistics là gì?

Logistics hay còn gọi tắt là Logistics (hậu cần) là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các thủ tục để vận chuyển và lưu trữ hàng hóa hiệu quả và hiệu suất, bao gồm các dịch vụ và thông tin liên quan, từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ. Mục tiêu của logistics và quản lý chuỗi cung ứng là đáp ứng thành công các yêu cầu của khách hàng.

Hay nói dễ hiểu, thuật ngữ Logistics được sử dụng rộng rãi hơn để tham khảo quá trình điều phối và di chuyển tài nguyên - con người, vật liệu, hàng tồn kho và thiết bị - từ một vị trí đến kho lưu trữ tại điểm đến mong muốn.

khái niệm Logistics là gì
Ngành logistics là gì? Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các thủ tục để vận chuyển và lưu trữ hàng hóa hiệu quả (Ảnh: Behance)

Logistics tiếng Anh là gì? logistics nghĩa là gì?

Lịch sử hình thành của logistics

Logistics là thuật ngữ bắt nguồn từ xa xưa trong thời hy lạp cổ đại và la mã. Khi đấy các chiến binh trong đội "Logistikas" có nhiệm vụ chu cấp và phân phối nhu yếu phẩm để đảm bảo cho các đội quân hành quân thuận lợi, an toàn từ doanh trại đến vị trí khác. Đây là công việc có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh, nên các bên đối lập đều muốn cắt đi nguồn cung ứng của nhau. Sau này, quá trình đó trở thành hệ thống và đổi tên thành Logistics.

Trong chiến tranh thế giới thứ 2 thì vai trò của "logistics" càng trở nên quan trọng hơn khi đội quân hậu cần của Mỹ tỏ ra có hiệu quả hơn quân Đức. Chính vì thế, Mỹ đã giành được rất nhiều lợi thế trong chiến tranh đó. Khi ấy, rất nhiều ứng dụng logistics được phát triển và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay.

Dịch vụ logistics của Việt Nam chủ yếu là gì?

Trong luật thương mại Việt Nam 2005 thì thuật ngữ Logistics cũng được xuất hiện. Trong điều 233 Luật thương mại thì:

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Các loại dịch vụ Logistics chủ yếu của Việt Nam bao gồm:

  • Các dịch vụ logistics phổ biến: Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin hàng hoá, dịch vụ xử lý hàng tồn kho, lỗi mốt,....
  • Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải: Dịch vụ vận tải đường bộ, dịch vụ vận tải thuỷ nội địa, dịch vụ vận tải hàng hải, dịch vụ vận tải đường sắt, dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ vận tải đường ống.
  • Các dịch vụ logistics liên quan khác: Dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ bán lẻ thương mại có thể bao gồm thu gom, phân loại hàng, phân phối, lưu kho, giao hàng, dịch vụ bưu chính và các loại dịch vụ hỗ trợ khác.

1PL, 2PL, 3PL, 4PL  trong logistics là gì?

Khi nhắc đến logistics, bạn đã từng nghe rất nhiều doanh nghiệp nhận mình là 3PL (Third Party Logistics Provider) có nghĩa là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ 3. Vậy 3PL là gì? 1PL la gì? 2PL là gì, 4PL là gì?

1PL: Là thuật ngữ chỉ người cung cấp hàng hóa (Shipper), hoặc người nhận hàng. Các doanh nghiệp tự thực hiện hoạt động logistics. Doanh nghiệp sở hữu phương tiện vận tải, nhà xưởng và các nguồn lực khác để thực hiện hoạt động logistics. Đây là tập đoàn logistics trên toàn thế giới.

2PL: Là thuật ngữ chỉ người vận chuyển như hãng hàng không, xe tải,...

3PL: Là thuật ngữ chỉ doanh nghiệp cung cấp giải pháp tổng thể cho dịch vụ Logistics của khách hàng, đảm nhiệm một phần hay toàn bộ chuỗi cung ứng.

4PL: Thuật ngữ 4PL lần đầu tiên được công ty Accenture sử dụng, và công ty này định nghĩa như sau: “A 4PL is an integrator that assembles the resources, capabilities, and technology of its own organization and other organizations to design, build and run comprehensive supply chain solutions.”

Cơ hội và thách thức của ngành logistics là gì?

Logistics Việt Nam đã phát triển ấn tượng trong 30 năm gần đây với tốc độ ấn tượng. Hiện nay, có đến hơn 1500 công ty logistics và con số này sẽ còn tăng thêm. trong tương lai. Theo thống kê cho thấy, trong 3 năm tới thì Logistics sẽ phát triển rất mạnh mẽ và tạo việc làm cho rất nhiều người. Chính vì thế, cơ hội và tiềm năng của những người đang theo học ngành logistics rất lớn.

Tuy nhiên, ngành logistics cũng cần rất nhiều nỗ lực để thành công, ngoài ra bạn cũng cần trau dồi khả năng ngoại ngữ vì yêu cầu của ngành logistics đặc biệt cần mở rộng hợp tác với những doanh nghiệp nước ngoài. Ngoại ngữ của bạn tốt thì bạn sẽ có bàn đạp vững chắc để có nhiều cơ hội hơn trong ngành. Ngoài ra, người làm trong ngành này phải di chuyển nhiều, thế nên bạn cần sự năng động, tỉ mỉ và nhanh nhẹn.

Cơ hội và thách thức của ngành logistics là gì?
Cơ hội và thách thức ngành logistics

Phân loại Logistics

Có rất nhiều loại logistics khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là khái niệm logistics, vậy các phân loại của Logistics là gì? Cùng tìm hiểu ở phần dưới đây

  • Inbound Logistics: Hay còn gọi là logistics đầu vào, đây là hoạt động lưu trữ nguyên liệu hoặc tiếp nhận sản phẩm từ nhà cung cấp tới doanh nghiệp, nó phải đảm bảo yếu tố đầu vào một cách tối ưu nhất về thời gian và chi phí phục vụ. Việc này cần được giám sát nghiêm ngặt nhằm mục đích giữ chi phí ở mức thấp nhất nhưng ít rủi ro nhất.
  • Outbound Logistics: Hay còn gọi là logistics đầu ra, đây là các hoạt động như phân phối sản phẩm, kho bãi, và các hoạt động đưa sản phẩm đến nơi nhận và nó giúp tối ưu về thời gian, địa điểm cũng như chi phí nhằm mục đích tối ưu hóa nhưng vẫn đáp ứng các nhu cầu của khách hàng nhưng vẫn mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
  • Reverse Logistics: Bao gồm tất cả các hoạt động phát sinh trong quá trình phân phối như thu hồi sản phẩm lỗi nhằm mục đích chính để xử lý hoặc tái chế.

Học ngành logistics ra làm công việc gì?

Khi đã biết được các thông tin để hiểu về ngành dịch vụ Logistics là gì thì chắc hẳn có rất nhiều bạn muốn làm công việc trong lĩnh vực này phải không nào? Vậy theo học ngành logistics bạn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc tại những doanh nghiệp như:

  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Nhân viên xuất nhập khẩu
  • Nhân viên quản lý bán hàng
  • Nhân viên thu mua
  • Nhân viên quản lý điều hành vận tải
  • Chuyên viên logistics kinh doanh
  • ...

Các cấp bậc đối với nghề logistics như thế nào?

Đối với nghề logistics sẽ có những cấp bậc cơ bản như:

Các cấp bậc đối với nghề logistics là gì

Cấp bậc nghề logistics

Mô tả

Mức lương

Logistics Officer

Đây được coi là vị trí không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm làm việc. Do đó nó sẽ là lựa chọn tốt cho các bạn sinh viên mới ra trường.

$ 300 - 700

Logistics Supervisor

Nếu bạn có từ 1 - 2 năm kinh nghiệm thì có thể cân nhắc đến vị trí này

$ 1000 - 1500

Logistics Manager

Đây là vị trí đòi hỏi bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trở lên, đồng thời có khả năng nói & viết tiếng anh tốt.

$ 1000 - 4000

Logistics Director

Đòi hỏi người có ít nhất 8 năm kinh nghiệm. Đây là vị trí đừng đầu quản lý, phân bổ cũng như kiểm soát toàn bộ những hoạt động Logistics của công ty. Đồng thời cũng phải là người nắm rõ được nghiệp vụ.

$ 4000 - 6000

Supply Chain Director

Supply Chain Director hay còn gọi là giám đốc chuỗi cung ứng là người phụ trách tất cả các hoạt động về logistics liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ trong nước mà cả đối với quốc tế. Đây là vị trí có trách nhiệm lớn nhất. Do đó mà mức lương cũng sẽ là cao nhất

$ 5000 - 7000

>> Xem thêm: Chuỗi cung ứng là gì

Ngành Logistics học trường nào?

Khi mà ngành Logistics ngày càng nhận được sự quan tâm của các bạn trẻ thì không có gì ngạc nhiên bởi ngành này được đăng ký rất nhiều trong mỗi kỳ thi tuyển sinh vào đại học. Nếu như đã nắm rõ Logistics là gì bạn có thể đăng ký thi tuyển vào các trường đào tạo ngành logistics được đánh giá cao tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo như:

  • Trường đại học giao thông vận tải TPHCM
  • Trường đại học Ngoại Thương Hà Nội
  • Trường đại học Hàng Hải Việt Nam
  • Trường đại học Ngoại Thương cơ sở 2
  • Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam
  • Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc Gia TP.HCM

Quy trình logistics

Tuy quy trình logistics rất đơn giản nhưng với doanh nghiệp càng lớn nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu thì Logistics sẽ là chiến lược cần đầu tư công sức và tiền bạc.

Thông thường các hoạt động của Logistics bao gồm:

  • Dịch vụ khách hàng
  • Dự báo nhu cầu
  • Thông tin trong phân phối
  • Kiểm soát lưu kho
  • Vận chuyển nguyên vật liệu
  • Quản lý quá trình đặt hàng
  • Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho
  • Thu gom hàng hóa
  • Đóng gói, xếp dỡ hàng
  • Phân loại hàng hóa

Tại sao Logistics quan trọng với doanh nghiệp?

Thực ra nếu hiểu được bản chất của ngành quản trị Logistics là gì thì không có gì khó hiểu về các vai trò của nó đối với doanh nghiệp. Ngay cả các doanh nghiệp nhỏ cũng cần phải đối phó với việc tìm kiếm các nhà cung cấp, nếu không thì cũng phải xử lý vấn đề vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp nhỏ cũng tiến hành phân phối hàng tồn kho hoặc những hàng hóa bị trả lại hoặc từ chối dịch vụ. Tùy thuộc vào doanh nghiệp của bạn có liên quan, phần này của chuỗi có thể đơn giản hoặc phức tạp. Đối với các thủ tục phức tạp hơn, bên thứ ba thường được thuê để thực hiện dịch vụ hậu cần này.

Lưu thông phân phối hàng hoá, trao đổi kinh tế thương mại giữa trong nước và ngoài nước là những điều thiết yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu những hoạt động này có hiệu quả, ngành sản xuất sẽ phát triển nhờ đầu tư tập trung chính vào mặt sản phẩm, dịch vụ. Còn nếu hoạt động này bị ngưng trệ thì doanh nghiệp sẽ chịu những tác động tiêu cực lên toàn bộ quá trình sản xuất. Do đó, hệ thống Logistics góp phần vào việc phân bố các ngành sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

4 chức năng của Marketing Logistics là gì đối với doanh nghiệp

Phân phối sản phẩm

Một chức năng của Logistics là tìm ra khách hàng của bạn là ai và làm thế nào để có được sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng tiềm năng đó. Mỗi khách hàng có thể có nhu cầu cá nhân để các dịch vụ hậu cần được cung cấp có thể thay đổi phù hợp với mỗi loại khách hàng. Bất kể những khác biệt, khách hàng mong đợi sự phù hợp 100% và độ tin cậy được đảm bảo mọi lúc với mọi giao dịch. Do đó, Logistics giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mục tiêu, giao hàng đúng hạn, lập hóa đơn chính xác và không gây bất cứ một thiệt hại gì cho công ty.

chức năng của Marketing Logistics là gì? - Phân phối sản phẩm
Một chức năng của Marketing Logistics là gì?  tìm ra khách hàng của bạn là ai và làm thế nào để có được sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng tiềm năng đó (Ảnh: Behance)

Giá bán

Một tổ chức căn cứ quyết định giá cả về cả hai yếu tố bên trong và bên ngoài. Marketing Logistics phải nhận ra các yếu tố quyết định giá. Hồ sơ của khách hàng, sản phẩm và loại đơn đặt hàng là các yếu tố điều khiển và quyết định giá cả. Những thay đổi này thường không được kiểm soát bởi Marketing Logistics. Tuy nhiên, Logistics phải hiểu cách các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng. Giảm giá cho chi phí vận chuyển liên quan cũng có thể ảnh hưởng đến giá mà khách hàng cuối cùng sẽ trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ.

Các yếu tố bổ sung ảnh hưởng tới giá như chi phí vận chuyển dựa trên kích thước, trọng lượng và khoảng cách mà tổ chức vận chuyển hàng. Hơn nữa, kích thước của hoạt động sản xuất, chi phí lao động và các loại, số lượng và chất lượng của các vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất cũng có thể ảnh hưởng đến giá cả.

Khuyến mãi

Khi khám phá về Mareting Logistics là gì, có thể khẳng định rằng quảng cáo là một khía cạnh quan trọng khác của quy trình Marketing Logistics trong tổ chức. Khi đưa sản phẩm ra thị trường, tổ chức phải phối hợp với Logistics của các chất liệu Marketing khác nhau. Ví dụ, bộ phận nghệ thuật có thể thiết kế tác phẩm nghệ thuật cho bao bì của sản phẩm và một nhà cung cấp bên ngoài có thể sản xuất loại bao bì đó. Marketing Logistics có thể giúp đảm bảo rằng tất cả các tổ chức này làm việc cùng nhau và sản xuất các chất liệu Marketing cần thiết để bán sản phẩm.

Địa điểm

Chức năng của Marketing Logistics cho phép các doanh nghiệp đơn giản hóa các giao dịch giữa một nhà cung cấp Logistics và khách hàng. Doanh nghiệp phải thực hiện hậu cần theo cách mà khách hàng không nhận thức được sự phức tạp liên quan đến quá trình Logistics. Đối với khách hàng, đầu ra luôn quan trọng hơn quy trình.

Do đó, doanh nghiệp không nên cho họ thấy các quy trình liên quan đến việc cung cấp Logistics cho khách hàng. Ngoài ra vị trí của nhà máy, nhà kho và khách hàng có thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình Marketing Logistics bằng cách tăng hoặc giảm chi phí. Ví dụ, đặt một nhà máy ở Mexico có thể giảm chi phí lao động liên quan đến một sản phẩm. Tuy nhiên, đồng thời lại có thể làm tăng chi phí vận chuyển.

chức năng của Marketing Logistics là gì? - địa điểm
Giảm giá cho chi phí vận chuyển liên quan cũng có thể ảnh hưởng đến giá mà khách hàng cuối cùng sẽ trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ (Ảnh: Behance)
>>> Đọc thêm: Quy trình bán hàng

Kết luận

Như vậy thông qua những chia sẻ ở trên, MarketingAI có thể giúp các bạn hiểu được ngành Logistics là gì, lịch sử ra đời, phân loại và những thông tin liên quan đến Logistics. Đối với toàn bộ quá trình lưu thông, phân phối, ứng dụng hệ thống Logistics là một bước phát triển cao hơn của công nghệ vận tải. Vận tải đa phương thức đã được liên kết với tất cả các phương thức vận tải khác nhau để phục vụ cho nhu cầu cung ứng và tiêu thụ của hãng sản xuất. Do đó, logistics trong doanh nghiệp đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

Hi vọng rằng, sau khi đã khám phá xong bài viết này, các bạn có thể nắm rõ được Logistics là gì và ứng dụng thật hiệu quả vào trong lĩnh vực của doanh nghiệp bạn.

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.