16 lý do khiến chiến lược nội dung của bạn thất bại

27 Thg 01

Trên thực tế, khi thực hiện content marketing, rất nhiều người vẫn viết ra những nội dung không có chất lượng, không có giá trị và không đem đến tính hữu ích cho người đọc. Rất nhiều bài viết nội dung đang gặp vấn đề và thất bại. Hãy coi những điều dưới đây là “gáo nước lạnh” giúp bạn tỉnh táo và có thể sáng tạo những nội dung chất lượng hơn. Sự thiết hụt trong việc tập trung vào mong muốn và nhu cầu của người đọc chính là vấn đề chính. Sau đây là những lý do khiến chiến lược nội dung của bạn thất bại:

(Ảnh: image.slidesharecdn)

Bài viết nào cũng giống nhau

Đừng để blog của bạn chỉ sao chép những thứ bạn tìm được trên Google, những thông tin cơ bản với nhiều câu từ quảng cáo, đường link không cần thiết và từ khóa không quan trọng với hi vọng có vị trí cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Nếu nội dung nào của bạn cũng có thể tìm thấy dễ dàng trên công cụ tìm kiếm của Google, thì nội dung ấy sẽ kém hiệu quả. Đừng lặp lại những bài viết quá phổ biến mà mọi người đã đọc được quá nhiều lần.

Quảng cáo lộ liễu cho thương hiệu hoặc sản phẩm

Một bài viết càng đề cập đến một thương hiệu hay sản phẩm nhiều bao nhiêu, sức mạnh của nội dung ấy càng yếu đi. Người đọc sẽ cảm thấy mọi thông tin trong bài viết chỉ đơn thuần là PR cho sản phẩm/dịch vụ của bạn và cảm thấy nội dung ấy kém phần khách quan và hữu ích. Hạn chế nhất có thể việc đề cập đến thương hiệu, và nếu có thì hãy khéo léo nhất có thể để làm vừa lòng người đọc.

Nội dung lỗi thời

Bạn sao chép những nội dung cũ và chất lượng từ những blog nổi bật khác? Hãy cẩn thận, có thể những bài viết đó đã quá lỗi thời. Những nội dung có hay đi chăng nữa, nhưng khi thời gian đã qua, hãy cố gắng cập nhật nội dung mới, xu hướng mới. Bạn đăng một bài viết mà người đọc đã đọc được nội dung từ rất lâu, liệu họ có còn hứng thú, còn muốn đọc bài viết trên blog của bạn nữa không? Việc cập nhật xu hướng nội dung mới rất quan trọng. Thứ nhất là hình thức nội dung mới như video, infographic,... Thứ hai là đề tài nội dung mới: những xu hướng "hot" sẽ giúp bạn thu hút rất nhiều độc giả.

>>> Đọc thêm: 7 kỹ năng content marketing bạn nên biết

Nội dung mơ hồ

Mọi nội dung đều cần sự rõ ràng như trái đất hình tròn, núi lửa thì nóng, rắn thì nguy hiểm. Hãy đề cập đến nội dung một cách rõ ràng và sau đó giải thích chi tiết cho nội dung ấy. Tuyệt đối tránh các kiểu bài viết mơ hồ, gây sự bối rối và khó hiểu cho người đọc. Hãy cung cấp những thông tin chi tiết, chính xác, rõ ràng và dễ hiểu nhất có thể. 

Phần mở đầu vô nghĩa

Đoạn mở đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc người đọc có quyết định đọc tiếp hay không. Nhiều bài viết có phần mở đầu lan man, không đi vào vấn đề, không có giá trị trong việc dẫn vào nội dung. Phần mở đầu chính là "bộ mặt" của bài viết, nếu bạn không thể gây ấn tượng ngay từ phần mở đầu, không ai muốn đọc tiếp cả. Còn nếu phần mở đầu của bạn không liên quan đến nội dung chính của bài viết, bạn rất có thể sẽ bỏ lỡ nhiều độc giả dành thời gian trên website của bạn.

(Ảnh: innovo.vn)

Không có tiếng nói

Bạn không thể truyền cảm hứng đến người đọc nội dung nếu nội dung quá khô khan và không chút cảm xúc. Nội dung không phải là bài toán, bài lý luận khoa học,... đơn thuần chỉ cung cấp thông tin một cách máy móc. Bạn cần đặt mình vào nội dung, trải nghiệm với nội dung để cất tiếng nói. Một bài viết thành công sẽ là một "cuộc hội thoại" với độc giả, nên bài viết nhất định phải có tiếng nói. Việc truyền cảm xúc, "thổi hồn" vào nội dung là điều hết sức cần thiết quyết định nội dung của bạn có thành công hay không.

Chú ý khi đặt tiêu đề

Cách đặt tiêu đề cho dạng bài liệt kê như “10 cách giúp bạn cải thiện SEO”, “5 điều phải làm khi đến Thái Lan”, “10 món ăn tốt cho sức khỏe”,... giờ đây trở nên quá nhàm chán. Những bài viết như vậy không tồi, nhưng hãy đặt tiêu đề một cách mới mẻ, sao cho hấp dẫn người đọc hơn. Đừng làm theo những thứ quá máy móc, hãy sáng tạo. Khi đặt tiêu đề, bạn có thể đặt ra một câu hỏi gây tò mò và hào hứng cho người đọc, không phải là một lựa chọn tồi, phải không?

Thông tin sai lệch

Hãy nghiên cứu tính đúng đắn và chính xác của nội dung khi viết bài, thông tin sai có thể "giết chết" bài viết ấy. Nội dung trước khi "hay", cần phải "đúng". Trước khi bắt tay vào viết bài, hãy kiểm chứng kĩ lưỡng xem liệu thông tin tổng hợp được có đúng với thực tế hay không? Và đảm bảo mọi thông tin là đúng khi viết bài.

Tập trung vào độ dài nội dung

Nhiều người nghĩ rằng những bài viết dài sẽ giúp họ "níu chân" người đọc ở lại lâu hơn trên website mà cố gắng kéo dài bài viết khiến bài viết lan man, khiến người đọc khó nắm bắt thông tin trọng điểm. Nội dung cần làm đúng mục đích của nó theo một cách ngắn gọn nhất và không làm mất thời gian của người đọc.

Nội dung quá dài

Người dùng không có thời gian và cũng không muốn đọc những bài viết 5000 từ, những video dài và quá nhiều hình ảnh trên mạng xã hội. Người đọc sẽ cảm thấy bị bối rối và hơi "loạn" khi đọc những bài viết quá dài vì họ không biết nên nắm bắt nội dung chính như thế nào.

(Ảnh: kindlebit.com)

Không liên quan

Nội dung được coi là kém chất lượng khi chúng không liên quan đến công chúng mục tiêu. Nếu nội dung không đem lại giá trị gì, không khiến người đọc thích thú, không trả lời được bất cứ câu hỏi nào, hãy xem lại ngay. Người dùng chính là mục tiêu chúng ta cần hướng đến. Hãy nghiên cứu số liệu, phân tích và đánh giá để đem đến nội dung đúng với mong muốn và nhu cầu của họ. Bạn cần biết bạn đang viết cho ai đọc, ai là người quan tâm đến nội dung của bạn và bắt đầu tìm hiểu insight của họ. Việc đọc được những nội dung không liên quan và hữu ích đem đến trải nghiệm không tốt với người dùng.

Tiêu cực

Cần tránh những nội dung mang tính đả kích, tấn công vào các thương hiệu khác trên thị trường và cố tình tạo ra mâu thuẫn để gây sự chú ý. Đó là những nội dung xấu và có thể để lại ấn tượng không tốt trong lòng người đọc. Tuy nhiên, Uber đã từng gây nên tranh cãi trong giới khi thực hiện một chiến dịch khá tiêu cực với tài xế taxi khi bắt đầu thâm nhập vào thị trường mới. Có người đánh giá việc Uber liên tục đưa ra những tin tức về mâu thuẫn với tài xế là không nên, nhưng có ý kiến khác lại cho rằng sự cạnh tranh khiến thị trường ngày càng phát triển hơn. Bạn nghĩ sao? 

(Ảnh: Uber)

Nội dung lộn xộn

Đừng có gắng kéo dài bài viết bằng cách thêm những từ ngữ không liên quan, thông tin không chính xác và kém hiệu quả vào bài viết. Điều đó sẽ dẫn đến trải nghiệm đáng thất vọng cho người đọc. Một bài viết chất lượng cần được sắp xếp bố cục hợp lý, logic để người đọc có thể dễ theo dõi. Trước khi viết, hãy xây dựng outline và những thông tin cần đưa vào bài viết, loại bỏ những nội dung không liên quan đến chủ đề gây ra nội dung lan man.

Cách lựa chọn từ ngữ

Nội dung không thể nhận được sự quan tâm nếu từ ngữ trong bài viết không đủ sức hấp dẫn. Không hẳn là bạn phải cố gắng dùng những từ ngữ mỹ miều, nhưng phải dùng từ thật chính xác với văn cảnh nội dung và mục đích của nội dung, phù hợp với đối tượng sẽ đọc nội dung ấy. Độc giả mục tiêu khác nhau cần lựa chọn những từ ngữ khác nhau. Ví dụ như viết cho lứa tuổi 30 trở lên, bạn cần chọn từ ngữ một cách nghiêm túc, ngược lại, nếu bạn muốn nhắm đến độ tuổi 16-25, hãy luôn cập nhật những từ ngữ "hot trend" mà giới trẻ đang dùng, chắc chắn sẽ thu hút được đối tượng này.

>>> Đọc thêm: 8 loại nội dung thường gặp trong content marketing

Cấu trúc bài viết khó đọc

Khi viết nội dung, cần tránh sử dụng quá nhiều câu dài, câu nối, bị động, cũng cần tránh dùng các biểu tượng cảm xúc khiến người đọc có cảm giác nghi ngờ vào chất lượng bài viết. Hãy đơn giản hóa cấu trúc từng câu trong bài viết, tách biệt rõ ràng các ý để người dùng dễ dàng theo dõi.

Hình ảnh kém thu hút

Yếu tố hình ảnh và trực quan rất quan trọng trong một bài viết. Ví dụ, một bài viết PR cho nhà hàng thay vì đăng những poster cho sự kiện hay menu của nhà hàng, hãy đăng những hình ảnh về không gian hay món ăn của nhà hàng sẽ thực tế và hấp dẫn hơn rất nhiều. Hãy cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết nhưng đừng lộ rõ mục đích bán hàng quá lộ liễu. Bạn nghĩ mọi người chỉ quan tâm đến nội dung còn hình ảnh minh họa không quan trọng ư? Vậy thì bạn đã lầm. Trong thế giới mà yếu tố trực quan lên ngôi, hình ảnh minh họa cũng trở thành yếu tố quyết định để nhận được sự quan tâm từ người đọc với bài viết.

Loan Nguyen - Marketing AI

Theo Contentmarketinginstitute

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.