Magento là gì? Tại sao nên sử dụng Magento cho sàn thương mại điện tử?

22 Thg 12

Ngày nay, các hoạt động mua sắm trực tuyến đã trở thành phương thức được nhiều người lựa chọn nhằm đơn giản hóa quá trình so sánh và chọn mua các sản phẩm, dịch vụ. Theo đó, việc triển khai xây dựng website thương mại điện tử với Magento cũng ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn. Vậy, Magento là gì? Vì sao Magento lại được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thương mại điện tử? Hãy cùng Marketing AI đi tìm câu trả lời cho loạt thắc mắc trên.


Magento là gì?

Magento là mã nguồn mở lớn nhất và khó nhất trong hệ lập trình của ngôn ngữ PHP, sử dụng hướng đối tượng và mô hình MVC (Model-View-Controller). Đây cũng là kỹ thuật lập trình được ứng dụng nhiều nhất hiện nay trong việc phát triển các trang web thương mại điện tử trên nền tảng Zend Framework.

Hiện, Magento có 2 phiên bản để người dùng có thể cân nhắc lựa chọn:

  • Magento 2 Community Edition (CE), được đặt tên là Magento 2 Open Source: là một phần mềm e-commerce mã nguồn mở và có thể tải xuống miễn phí.

  • Magento 2 Enterprise Edition (EE), được đặt tên là Magento 2 Commerce: có các chức năng lõi tương tự như Magento CE tuy nhiên lại có nhiều tính năng hơn, bảo mật cao hơn và có hiệu suất làm việc tốt hơn.

Magento là gì

>>> Xem thêm: Widget là gì? Cách thêm, xóa và điều chỉnh vị trí Widget trong WordPress

Tại sao nên sử dụng Magento cho sàn thương mại điện tử?

Magento là kỹ thuật lập trình mà doanh nghiệp nên xem xét sử dụng cho sàn thương mại điện tử của mình. Magento sở hữu rất nhiều những tiện ích, giúp gia tăng khả năng tiếp thị, đồng thời tăng cường tính bảo mật cho các sàn thương mại điện tử:

1. Sở hữu tính năng linh hoạt, đa dạng

Magento sở hữu rất nhiều tính năng hữu ích dành cho các sàn thương mại điện tử. Theo đó, khi sử dụng Magento, doanh nghiệp sẽ không cần sử dụng thêm các plugin mà vẫn đảm bảo sàn thương mại điện tử được quản lý chuyên nghiệp, bao gồm: quản lý sản phẩm, kho hàng, theo dõi thông tin khách hàng hay lên chiến lược marketing,... Trong đó, phiên EE trả phí được cho là phiên bản tiện ích nhất mà doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng, bởi phiên bản này cung cấp nhiều tính năng hơn, đa dạng và tiện ích hơn so với phiên CE còn lại.

2. Tính an toàn, bảo mật cao

Magento 2 Enterprise Edition (EE) - phiên bản có phí, được nhận định là phiên bản có mức độ bảo mật rất cao, đặc biệt phù hợp với tư vấn và kinh doanh thương mại điện tử. Khi sử dụng EE, doanh nghiệp có thể an tâm với các hành động thực hiện thanh toán của khách hàng, đảm bảo không bị rò rỉ thông tin hay gây thất thoát.

Tại sao nên sử dụng Magento cho sàn thương mại điện tử?

3. Hỗ trợ tốt cho SEO

Magento không chỉ sở hữu tính năng bảo mật cao, hơn hết đây là kỹ thuật lập trình rất thân thiện với hệ thống quản lý SEO chuyên nghiệp. Cụ thể, Magento có thể thực hiện các tính năng hỗ trợ SEO như sau:

  • Hỗ trợ tìm kiếm URL nhanh chóng, dễ dàng.

  • Hỗ trợ SEOer tìm kiếm và xem sơ đồ trang web, điều hướng sản phẩm,...

  • Hỗ trợ các vấn đề liên quan đến SEO như từ khóa, tiêu đề, thẻ meta,...

4. Tăng tốc độ tải trang

Magento được đánh giá là kỹ thuật lập trình đột phá, có khả năng tối ưu hóa tốc độ tải trang vượt trội. Đặc biệt với sàn thương mại điện tử - vốn là trang web có trữ lượng thông tin và hình ảnh khổng lồ, tính năng này thực sự cần thiết. Với việc gia tăng tốc độ tải trang, Magento có thể giữ chân khách hàng tốt hơn, phòng trường hợp vì chờ quá lâu mà khách hàng bỏ qua các trang web khác. 

Ngoài ra, tốc độ tải trang nhanh cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu thanh toán trực tuyến, tăng lưu lượng truy cập ở khách hàng. Trang web nhờ đó cũng được yêu thích hơn vì đem đến sự tiện ích cho người dùng của mình.

Magento có khả năng tối ưu hóa tốc độ tải trang vượt trội.

5. Mobile First - Tương thích với mobile cao

Cả 2 phiên bản miễn phí và có phí của Magento đều kết hợp với HTML5, do đó đáp ứng được giao diện và mức độ tải trang trên các thiết bị di động. Đồng nghĩa, người dùng có thể thao tác trên trang dễ dàng mà không gặp trở ngại ở bất kỳ loại thiết bị truy cập nào.

6. Hỗ trợ cho các hoạt động marketing

Ngoài các tính năng tiện ích như gia tăng tính bảo mật, tăng tốc độ load trang,... Magento còn được sử dụng như một công cụ hỗ trợ cho các hoạt động tiếp thị thông qua các chương trình khuyến mãi, phiếu giảm giá,...

7. Mã nguồn mở, khả năng tùy biến cao

Vì Magento là mã nguồn mở, được lập trình theo hướng đối tượng nên rất linh hoạt và có thể tùy chỉnh dễ dàng. Công nghệ này tương thích với mọi tính năng và các yêu cầu cần có ở các trang thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng mua sắm trực tuyến của khách hàng.

8. Có thể tùy chỉnh dịch vụ lưu trữ

Sử dụng Magento, doanh nghiệp không nhất thiết phải gắn bó với một hosting trọn đời. Đồng nghĩa, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh dịch vụ lưu trữ nếu muốn. Đây là lợi thế lớn của Magento mà các doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng trang thương mại điện tử không thể bỏ qua.

9. Hỗ trợ việc tìm kiếm, tích hợp đa nền tảng

Magento có khả năng hỗ trợ tìm kiếm Google sitemap và có danh mục rõ ràng nên quá trình truy vấn diễn ra khá đơn giản, nhanh chóng. Ngoài ra, Magento cũng có thể tích hợp với các bên thứ 3 (Mailchimp, Paypal,... ) và khai thác các tiện ích các bên này để thúc đẩy quá trình tìm kiếm cửa hàng diễn ra nhanh chóng hơn,...

10. Hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa dạng loại tiền tiền tệ

Với việc sở hữu đa ngôn ngữ, đa dạng loại tiền tệ, Magento có thể xây dựng các trang web thương mại điện tử với nhiều phương thức thanh toán khác nhau, tương thích với mọi yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt với các trang thương mại điện tử muốn mở rộng phạm vi hoạt động xuyên quốc gia, đây là tính năng không thể bỏ qua.

Magento có thể xây dựng các trang web thương mại điện tử với nhiều phương thức thanh toán khác nhau

Các tính năng của Magento là gì?

Magento sở hữu đa dạng các tính năng, cung cấp những tiện ích mà doanh nghiệp không thể bỏ qua:

  • Tính năng quản lý sản phẩm, danh sách sản phẩm, kho hàng: Magento có khả năng quản lý sản phẩm thông qua hình ảnh, đánh giá, đồng thời quản lý chính xác các thông tin xuất - nhập và tồn kho.

  • Quản lý thông tin khách hàng: Magento có khả năng tổng hợp và theo dõi chi tiết các thông tin liên quan đến khách hàng như lịch sử giao dịch, địa chỉ, giỏ hàng và một số thông tin khác.

  • Quản lý danh mục: Giúp khách hàng dễ dàng trong việc tìm kiếm và chọn lựa sản phẩm dựa trên danh mục có sẵn.

  • Dịch vụ khách hàng: Hỗ trợ thêm các tính năng ưu việt như form liên hệ với khách hàng, hệ thống theo dõi toàn diện (follow-up) và cung cấp dịch vụ gửi mail cho khách hàng.

  • Quản lý đặt hàng và thanh toán: Magento giúp khách hàng đặt hàng và thanh toán dễ dàng thông qua các cách thức thanh toán như Paypal, Authorize.net, Google checkout,... Bên cạnh đó là rất nhiều module thanh toán bên ngoài như eWay, Cyber Source, eBay,...

  • Hỗ trợ công nghệ tìm kiếm: Magento hỗ trợ tìm kiếm nhanh chóng, dễ dàng trên nền tảng Google sitemap.

  • Hỗ trợ thiết lập đa ngôn ngữ và chuyển đổi các loại tiền tệ: Giúp khách hàng giao dịch đơn giản và dễ dàng hơn với quy mô xuyên quốc gia.

  • Hỗ trợ Marketing: Magento cung cấp đa dạng các công cụ hỗ trợ Marketing như: phiếu ưu đãi giảm giá, phiếu quà tặng, khuyến mãi,...

  • Tổng hợp, phân tích và báo cáo: Magento cho phép website thương mại điện tử tích hợp với Google Analytics, qua đó giúp doanh nghiệp có thể xem được nhiều loại báo cáo hơn, qua đó đưa ra hướng điều chỉnh chính sách cho phù hợp nhất.

Các tính năng của Magento là gì?

Magento Developer là làm gì?

Nhìn chung, công việc của một lập trình viên Magento khá đa dạng và linh hoạt, tùy thuộc vào quy trình mỗi công ty đưa ra. Khái quát các công việc cụ thể của lập trình viên Magento như sau:

  • Thiết kế và phát triển, mã hóa các mẫu Magento.

  • Trao đổi với các công sự và khách hàng để hiểu thêm về yêu cầu của khách hàng đối với trang web.

  • Thử nghiệm và tối ưu các module Magento.

  • Kiểm soát và gỡ rối các sự cố tích hợp nếu có.

  • Xây dựng và cấu hình các trang web thương mại Magento theo yêu cầu của khách hàng.

  • Cập nhật trang web và cài đặt các bản vá bảo mật.

  • Giám sát, kiểm tra và thực hiện thay đổi các giao diện người dùng.

  • Tối ưu hóa hiệu suất trang web, tăng tốc độ tải trang.

  • Cài đặt và thử nghiệm các plugin thanh toán,

  • Làm việc với nhóm thiết kế để xây dựng các tính năng mới của trang web.

  • Tùy chỉnh các tiện ích mở rộng của web và kiểm tra chức năng, hiệu quả hoạt động của nó.

  • Tiến hành kiểm tra các trang web Magento để kịp thời phát hiện lỗi.

Magento Developer là làm gì?

Những kỹ năng cần thiết của một lập trình viên Magento

Để trở thành một lập trình viên Magento bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cơ bản sau:

  • Hiểu đúng về thương mại điện tử và nắm vững cách tổ chức Magento và vận dụng vào lập trình.

  • Nắm vững các kiến thức liên quan đến lập trình (PHP, Javascript,...), lập trình hướng đối tượng.

  • Học hiểu các kiến thức liên quan đến cơ sở dữ liệu MySQL, sử dụng tốt XML để có thể cấu hình các module trong Magento.

  • Có khả năng tìm kiếm và debug linh hoạt.

  • Có trình độ ngoại ngữ từ mức khá, đặc biệt chú trọng vào tiếng Anh

  • Trau dồi thêm một số kỹ năng khác liên quan đến thiết kế, UI/UX, search engine,...

Những kỹ năng cần thiết cần có của một lập trình viên Magento

>>> Xem thêm: Kỹ năng Marketing| Top 10+ kỹ năng mà một Marketer nên đầu tư

Tạm kết:

Trên đây là khái quát khái niệm Magento là gì và lý giải vì sao nên sử dụng Magento cho sàn thương mại điện tử. Hy vọng rằng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn thêm hiểu hơn về tầm quan trọng của Magento và ứng dụng kỹ thuật này trong xây dựng các website thương mại điện tử của doanh nghiệp mình. Theo dõi thêm các bài viết khác của Marketing AI để được chia sẻ thêm nhiều kiến thức hữu ích khác bạn nhé!

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.