Marketer học được gì từ cách truyền thông Fornite hình thành tình bạn giữa Gen Z

19 Thg 11

Nếu các nhà tiếp thị muốn kết nối với những người tiêu dùng trẻ thế hệ Z, điều quan trọng là xem xét cách sản phẩm, chiến dịch và trải nghiệm người dùng giúp người tiêu dùng gắn kết như thế nào. Cùng MarketingAI tìm hiểu những điều marketer có thể học hỏi từ cách truyền thông Fornite hình thành tình bạn giữa Gen Z. 

Tư duy thông thường về trò chơi điện tử là những game thủ thường cách ly xã hội, bỏ mặc cuộc sống tâm lý bên ngoài. Các game thủ, được xây dựng như một khuôn mẫu chơi một mình, cô độc trong một phòng ngủ tối tăm, cô đơn. Họ thường được miêu tả trên các phương tiện truyền thông như những người cô độc, vụng về và kém khả năng giao tiếp xã hội.

truyền thông Fornite
(Ảnh: Fornite)

Nhưng nhận thức của trò chơi điện tử và ảnh hưởng của họ đối với những người chơi chính xác đến mức nào? Đó là một câu hỏi quan trọng về việc trò chơi điện tử đã trở nên như thế nào, đặc biệt là trong giới trẻ. Chỉ riêng trong năm 2018, ngành công nghiệp trò chơi điện tử được kỳ vọng mang lại doanh thu 138 tỷ đô la. Tại Hoa Kỳ, 90% thanh thiếu niên chơi game. Đây là những con số không hề nhỏ và chắc chắn sẽ khiến marketer phải nhìn nhận lại tiềm năng của mặt hàng này.

Một nghiên cứu gần đây của Reach3 Insights đã khám phá những phát hiện về tác động của trò chơi trong thế hệ Z thông qua thái độ của người chơi đối với "Fortnite", trò chơi có nhiều người chơi trực tuyến đã giúp Epic Games trở thành doanh nghiệp trị giá 15 tỷ đô la.

Cùng MarketingAI tìm hiểu nghiên cứu của Sean Campbell giúp khai quật những hiểu biết có giá trị mà các nhà tiếp thị có thể sử dụng để hiểu rõ hơn về Gen Z, hiện là phân khúc dân số lớn nhất trong cả nước.

Marketer học được gì từ cách truyền thông Fornite hình thành tình bạn giữa Gen Z

Tạo cảm giác thuộc về cộng đồng

Một trong những điểm thu hút lớn nhất từ ​​nghiên cứu này là Fortnite giúp tăng cường tình bạn, không như nhận thức truyền thống rằng trò chơi điện tử làm đẩy lùi các mối quan hệ. 71% người chơi báo cáo rằng tất cả hoặc hầu hết bạn bè trong cuộc sống thực của họ cũng chơi trò chơi này. Khoảng 60% cũng cho rằng họ là những người bạn tốt hơn trong cuộc sống thực bởi vì những bài học kinh nghiệm trong game.

Những phát hiện này chỉ ra rằng Fortnite khiến người chơi cảm thấy vượt trội và trở thành người lãnh đạo. Quan trọng hơn, trò chơi cung cấp cho Gen Z những lý do để gắn kết với cộng đồng. Thay đổi là hằng số duy nhất trong Fortnite - và những điều chỉnh và bí ẩn trong trò chơi này được người chơi truyền miệng - một cách quan trọng khiến người chơi tiếp xúc với nhau nhiều hơn. Bằng cách cung cấp một nền tảng chung, Fortnite mang đến cho game thủ một cảm giác thuộc về một nơi chốn hoàn chỉnh với những truyền thuyết độc đáo, tri thức và tiếng lóng riêng của họ.

Gen Z là người tiêu dùng đang tìm kiếm một cộng đồng thực sự. Nếu các nhà tiếp thị muốn kết nối với những người tiêu dùng trẻ này, điều quan trọng là xem xét cách sản phẩm, chiến dịch và trải nghiệm người dùng giúp mọi người gắn kết với nhau.

truyền thông Fornite
Fortnite khiến người chơi cảm thấy vượt trội và trở thành người lãnh đạo (Ảnh: Inverse)

Kết nối khi người tiêu dùng muốn

Gần 20% người chơi cho biết họ dành ít thời gian hơn cho bạn bè của họ là kết quả của Fortnite. Liệu điều này có mâu thuẫn với phát hiện khác của nghiên cứu là Fortnite giúp tăng cường tình bạn.

Trong khi những người chơi Fortnite ít có khả năng đi chơi trực tiếp hơn, họ vẫn đang giao tiếp xã hội - không giống như truyền thống mà mọi người thường nghĩ. Bởi vì Fortnite là trực tuyến, game thủ có thể đăng nhập bất cứ lúc nào trong ngày và chơi với bạn bè của họ. Ngoài ra, Fortnite cung cấp tính năng trò chuyện thoại tích hợp cho phép người chơi trò chuyện với nhau trong khi đang chơi, giống như họ đang ở trong cùng một phòng. Trước đây, cha mẹ có thể khuyến khích con mình tắt bảng điều khiển trò chơi và ra ngoài tiếp xúc cùng bạn bè, và giờ đây Fornite đã làm được điều đó.

Tìm kiếm khả năng tiếp cận

Nghiên cứu xuất hiện trong bối cảnh của sự phát triển của streaming. Đối với nhiều người chơi tham gia vào nghiên cứu, những streamer trên mạng như Ninja cũng có sức ảnh hưởng như những người nổi tiếng như Ariana Grande, Dwayne "The Rock" Johnson và Steph Curry. Người chơi coi các streamer yêu thích của họ như bạn bè hay những những người họ muốn dành thời gian trong cuộc sống thực. Hầu hết các streamer không khác biệt nhiều so với cuộc sống thực, khiến họ trở nên có liên kết và có giá trị hơn nhiều. Chi tiết này rất quan trọng vì đây là những thuộc tính mà người chơi có thể không nhìn thấy trong các ngôi sao âm nhạc, điện ảnh hoặc thể thao - bởi đôi khi những người nổi tiếng thường quá khó để tiếp cận.

Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu tính cách thương hiệu của bạn có được nhận thức là thân thiện và chân thực đối tượng mục tiêu của bạn không? Nhãn hiệu của bạn có thể tiếp cận như thế nào? Nếu bạn cố gắng tiếp thị với Gen Z, đây là những câu hỏi cần trả lời.

Những người nổi tiếng trong Fornite dễ dàng thu hút Gen Z hơn (Ảnh: Polygon)

Kết

Sự gia tăng đáng kinh ngạc của Fortnite củng cố tầm quan trọng của việc tương tác với khán giả trong một cuộc trò chuyện hai chiều. Là người bản xứ kỹ thuật số đầu tiên, Gen Z có cuộc sống và kỳ vọng có thể khác với các thế hệ trước. Điều quan trọng là phải lắng nghe những người tiêu dùng trẻ này liên tục để những nỗ lực tiếp thị của bạn không trở nên quá giả tạo và không phù hợp với người tiêu dùng.

Nguồn: Marketing Dive

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.