Marketing database là gì? Vai trò của Marketing database trong tiếp thị

13 Thg 03

Marketing database đóng vai trò rất quan trọng trong tiếp thị hiện đại, là công cụ giúp các doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng, từ đó gia tăng doanh số bán hàng. Cụ thể, Marketing database là gì? Làm cách nào để xây dựng chiến lược Marketing database hiệu quả? Tất cả sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây của Marketing AI.


Marketing database là gì?

Marketing database là hình thức tiếp thị dựa trên việc khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu của khách hàng để tiến hành các chiến dịch tiếp thị. Thông qua database (cơ sở dữ liệu), doanh nghiệp có thể tiếp cận đến khách hàng mục tiêu một cách chính xác và hiệu quả hơn. Nhờ đó, giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị, giảm tải tối đa nguồn ngân sách phải chi, đồng thời giúp tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

Trong đó, database được hiểu là tập hợp các thông tin chi tiết của nhóm khách hàng tiềm năng, ví dụ như: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, các thông tin liên quan đến nhân khẩu học như tuổi, giới tính, sở thích, hành vi mua hàng,... Ngoài ra, còn một số dữ liệu bên lề khác như lịch sử mua sắm và thói quen tiêu dùng của họ.

Marketing database là gì?

>>> Xem thêm: Marketing materials là gì? Giải pháp marketing materials hiệu quả cho doanh nghiệp

Nguồn dữ liệu cho Marketing Database 

Dữ liệu tiếp thị có nhiều loại khác nhau, bao gồm nguồn dữ liệu bên ngoài và dữ liệu nội bộ. Theo đó, việc xây dựng và thu thập dữ liệu cần phải có sự hoạch định rõ ràng, đảm bảo nguồn dữ liệu khai thác là toàn diện và chính xác nhất. Một số nguồn dữ liệu quan trọng trong Marketing Database:

  • Dữ liệu chuyển đổi: Là nguồn dữ liệu doanh nghiệp có thể khai thác để nâng cao khả năng chuyển đổi, ví dụ như thời điểm và cách thức mà khách hàng thực hiện việc truy cập vào trang web/ứng dụng/liên kết hay những chương trình khuyến mãi nào đó,...
  • Dữ liệu nhân khẩu học: Bao gồm các dữ liệu liên quan đến tuổi tác, giới tính, ông việc, địa chỉ,... Của khách hàng.
  • Lịch sử mua hàng: Số lần người mua đã đặt hàng cũng như số tiền họ chi tiêu, giá của từng loại hàng hóa hay tần suất mua hàng của họ,...
  • Lịch sử hoạt động trực tuyến: Các trang web, ứng dụng khách hàng thưởng truy cập, tần suất truy cập,...
  • Phản hồi của khách hàng đối với các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp: Khách hàng đã tiếp cận với quảng cáo của doanh nghiệp bao nhiêu lần, tần suất ra sao, họ có tiếp cận trên kênh nào và có phản hồi gì với những quảng cáo đó,...
  • Dữ liệu chương trình của khách hàng thân thiết: Xếp hạng khách hàng, số điểm đã được tích lũy, những khuyến mãi đã được quy đổi của khách hàng,....
  • Dữ liệu từ vị trí: Dữ liệu vị trí được ghi lại trên các thiết bị di động của người dùng.
  • Kết quả khảo sát: Tổng hợp các câu trả lời của người tham gia khảo sát, thời gian họ hoàn thành cuộc khảo sát đó,...
  • Các hoạt động truyền thông xã hội: Các chủ đề và những thương hiệu có độ phổ biến cao, xếp hạng các thương hiệu, ứng dụng được sử dụng hay được biết tới nhiều nhất,...
  • Dữ liệu thu thập từ các chiến dịch quảng cáo: Số lượt nhấp vào quảng cáo, đặc điểm về nhân khẩu học của những người quan tâm đến sản phẩm, tỷ lệ chuyển đổi của nhóm nào cao nhất, họ hứng thú hơn với những loại hình quảng cáo/nội dung dạng nào,....

Marketing database là gì? Vai trò của Marketing database trong tiếp thị- Ảnh 2.

Ví dụ thực tế về Marketing database

Không thể phủ nhận rằng, Marketing database có sức “ảnh hưởng” cực lớn đối với tiếp thị hiện đại. Rất nhiều các thương hiệu, doanh nghiệp đã ứng dụng phương thức tiếp thị dữ liệu để nâng cao khả năng chuyển đổi của mình. Điển hình nhất có thể kể đến một số đơn vị như:

  • Shopee: Đứng đầu trong danh sách các sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam hiện nay, Shopee đã có sự ứng dụng thành công tiếp thị dữ liệu để nâng cao khả năng chuyển đổi của mình. Bằng cách, sàn thương mại này đã ứng dụng các thuật toán nhằm tổng hợp dữ liệu về hành vi mua sắm, sở thích của người dùng, từ đó đưa ra cho họ những gợi ý sản phẩm phù hợp.
  • Vinamilk: Những năm gần đây, thương hiệu sữa “quốc dân” đã có sự đổi mới không ngừng về hình thức tiếp thị. Thay vì chỉ tập trung vào những dòng sản phẩm truyền thống với các chương trình khuyến mãi quen thuộc, Vinamilk đã nghiên cứu phát triển những sản phẩm mới ưu việt, phương thức truyền thông cũng có sự đổi mới sáng tạo hơn nhằm “thuyết phục” thế hệ phụ huynh hiện đại - vốn là những người tiêu dùng “thông thái” và có kiến thức sâu rộng hơn về dinh dưỡng so với các thế hệ trước.
  • Spotify: Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” so với nhiều nền tảng khác phát nhạc khác song Spotify đã cho thấy sự toàn diện về chức năng và khả năng thấu hiểu khách hàng của mình. Cụ thể, nền tảng này đã sử dụng nguồn cơ sở dữ liệu khổng lồ để tạo nên những danh sách phát tùy chỉnh theo gu âm nhạc của mỗi người. Nhờ đó, người dùng có thể tận hưởng những giai điệu mình yêu thích một cách xuyên suốt, không bị gián đoạn. Đồng thời, nền tảng cũng liên tục đề xuất thêm những ca khúc mới có cùng chủ đề, phong cách để người dùng có thể thưởng thức sớm nhất.
Marketing database là gì? Vai trò của Marketing database trong tiếp thị- Ảnh 3.

Tầm quan trọng của Marketing database

Marketing database là nền tảng quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp. Yếu tố này giúp hỗ trợ toàn diện cho các hoạt động kinh doanh, quảng bá, là “chất xúc tác” giúp thúc đẩy nguồn doanh thu. Cụ thể, Marketing database có các lợi ích như sau:

#1. Quản lý nguồn dữ liệu khách hàng toàn diện và chuẩn xác

Marketing database giúp các doanh nghiệp có thể quản lý chi tiết và chuẩn xác các thông tin liên quan đến khách hàng, nhóm đối tượng tiềm năng đang quan tâm đến sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp,... Điều này cũng đồng thời làm giảm sự lệ thuộc của doanh nghiệp vào các phương tiện truyền thông hay các công cụ khác, bất chấp những hiểm họa như bị tấn công hay bị tước quyền kiểm soát dữ liệu trên nền tảng gây mất dữ liệu.

#2. Xây dựng mối quan hệ toàn diện với khách hàng

Marketing database chính là yếu tố cốt lõi để xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Thông qua nguồn dữ liệu đã được tổng hợp, doanh nghiệp có thể hiểu sâu về khách hàng của mình. Nhờ đó có thể “giao tiếp” với khách hàng tốt nhất, hiểu được những gì khách hàng đang cần và có thể tìm kiếm những người có sự quan tâm giống họ ở đâu.

#3. Mở rộng tệp khách hàng

Khai thác Marketing database hiệu quả cũng đồng thời tạo cơ hội để doanh nghiệp có thể tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường của mình hơn so với trước. Đây cũng chính là kết quả từ việc nghiên cứu và đọc hiểu nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, khai thác dữ liệu sâu hơn từ những khách hàng đang sử dụng sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó tìm ra sự tương đồng giữa các đối tượng này.

Marketing database là gì? Vai trò của Marketing database trong tiếp thị- Ảnh 4.

#4. Phân loại khách hàng hợp lý

Nghiên cứu và mở rộng nguồn dữ liệu tiếp thị cũng đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể quản lý và phân loại khách hàng toàn diện hơn, phân chia khách hàng theo những phân khúc và tiêu chí phù hợp. Từ đó, có những chính sách chăm sóc khách hàng tốt nhất.

#5. Tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị

Hiểu sâu về khách hàng và hiểu rõ được vị thế của mình giúp các doanh nghiệp có những chiến lược tiếp thị đúng đắn, đánh đúng mục tiêu, khai thác triệt để nguồn dữ liệu. Nhờ vậy cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa nguồn ngân sách phải bỏ ra cho các hoạt động tiếp thị của mình.

Marketing database là gì? Vai trò của Marketing database trong tiếp thị- Ảnh 5.

#6. Đề xuất các chiến lược hành động hợp lý cho doanh nghiệp

Marketing database có tác động không nhỏ trong quá trình xây dựng và hoạch định các chiến lược tiếp thị, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Từ nền tảng dữ liệu sẵn có và luôn được mở rộng theo thời gian, doanh nghiệp sẽ đề ra cho mình những hướng đi phù hợp, tạo điều kiện thúc đẩy cho sự lớn mạnh của doanh nghiệp trong tương lai.

Bí quyết xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu người dùng vào các hoạt động tiếp thị

Để có thể khai thác và sử dụng Marketing database hiệu quả, chủ doanh nghiệp và bản thân các nhân sự Marketing cần phải nắm rõ một số điểm quan trọng như sau:

1. Hiểu được ý nghĩa và giá trị của dữ liệu

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc thu thập cơ sở dữ liệu không còn là điều quá khó khăn đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên khai thác thế nào, sử dụng ra sao hiệu quả nhất thì không phải doanh nghiệp nào cũng biết. Do đó, chỉ cần biết cách khai thác những dữ liệu khách hàng mà mình đã và đang có, bạn có thể “vượt mặt” đối thủ ngay trên chính sân chơi của họ.

Cụ thể, dữ liệu khách hàng sẽ cho bạn biết khách hàng của mình cần gì, họ có đặc điểm như thế nào, hành vi tâm lý ra sao, họ cần gì ở sản phẩm của bạn,..... Đào sâu hơn nữa, bạn sẽ biết được đâu là kênh truyền thông mà họ tin tưởng, những cách tiếp thị như thế mới mới phù hợp với họ. Từ đây, sẽ giúp bạn đề ra những phương hướng tiếp thị hợp lý, giúp bạn tiếp cận khách hàng hiệu quả và toàn diện hơn.

2. Đảm bảo tính nhất quán của các nguồn dữ liệu

Công nghệ giúp doanh nghiệp tổng hợp Marketing database nhanh và hiệu quả hơn. Song song với đó cũng để lại một bất cập không nhỏ đó sự xung đột giữa thông tin dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Do đó, để khai thác Marketing database toàn diện nhất, cần phải đảm bảo sự thống nhất của tất cả các nguồn dữ liệu, liên tục cập nhật và bổ sung để xây dựng nên những dữ liệu chung chuẩn xác nhất cho từng nhóm đối tượng khác nhau.

Việc định hướng đúng và tối ưu hóa các nguồn data (dữ liệu) cũng giúp mang đến những sự tăng trưởng mạnh mẽ cho doanh nghiệp dựa trên những mục đích khác nhau. Ví dụ như tăng hiệu quả nhận diện, gia tăng doanh số, nâng cao trải nghiệm khách hàng,....

Đảm bảo tính nhất quán của các nguồn dữ liệu

3. Phân nhóm nguồn dữ liệu dựa trên phân khúc khách hàng

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần triển khai việc phân nhóm nguồn dữ liệu dựa theo từng phân khúc khách hàng. Điều này giúp việc khai thác và sử dụng Marketing database trong tương lai thêm hiệu quả hơn bao giờ hết. Ví dụ, đối với khách hàng trung thành, bạn có thể triển khai thêm các chương trình khuyến mãi, tri ân để thúc đẩy hành vi quay trở lại mua sắm của họ. Hay với các khách hàng thường nhóm cao cấp, thu nhập cao bạn có thể đề ra những chiến lược tiếp thị hợp lý hơn, không bị xung đột với chiến lược tiếp thị của nhóm khách hàng có thu nhập trung bình,...

4. Cá nhân hóa sẽ mang đến những giá trị nâng cao của tiếp thị cơ sở dữ liệu

Dựa trên những phân tích chuyên sâu theo từng nhóm khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra ra những phương thức tiếp cận khác nhau cho từng đối tượng. Từ đó làm cho việc tiếp thị trở nên cuốn hút và gần gũi hơn. Điều này cũng đồng thời giúp gia tăng mức độ độ nhận diện của thương hiệu, khiến thương hiệu trở nên gắn kết hơn với khách hàng, duy trì sự tương tác giữa cả hai phía.

Xu hướng của Marketing database trong tương lai

Dữ liệu được đánh giá là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất đối với bất cứ doanh nghiệp hay tổ chức nào. Nền tảng dữ liệu càng đầy đủ và chuẩn xác, các chiến dịch tiếp thị càng được tối ưu hóa và mang lại hiệu quả tốt hơn. Nhờ đó giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Đặc biệt trong bối cảnh khoa học công nghệ bùng nổ như hiện nay, hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng có những biến chuyển rõ rệt. Theo đó, việc xác định và phác thảo chân dung khách hàng cũng trở nên “phức tạp” hơn. Để thắng thế, doanh nghiệp cần có sự đào sâu vào gốc rễ của vấn đề, tìm hiểu được những suy nghĩ và mong muốn trong sâu thẳm của khách hàng. Từ đó mới có thể xây dựng nên những chiến dịch tiếp thị hoàn hảo nhất, phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp muốn nhắm đến.

Cũng theo các chuyên gia về Marketing và Truyền thông, việc xây dựng đội ngũ chuyên gia về dữ liệu, phân tích và công nghệ là bước đi thông minh đối với các doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Thông qua đội ngũ này, doanh nghiệp có thể vẽ lên những bức tranh chi tiết nhất về chân dung khách hàng và hành vi của họ, khai thác triệt để nguồn dữ liệu sẵn có, đồng thời tổng hợp thêm được dữ liệu cần thiết, phục vụ cho các chiến lược tiếp của doanh nghiệp trong tương lai.

Xu hướng của Marketing database trong tương lai

>>> Xem thêm: Top 7 xu hướng tiếp thị đột phá 2024: Kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo và phát triển bền vững với marketing xanh

Tạm kết: 

Như vậy, thông qua bài viết trên đây Marketing AI đã thông tin đến bạn những kiến thức cơ bản liên quan đến khái niệm Marketing database là gì, vai trò và tầm quan trọng của Marketing database trong hoạt động tiếp thị. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn thêm hiểu hơn về dữ liệu tiếp thị và có những hành động hợp lý để khai thác tối đa giá trị của nguồn dữ liệu này, qua đó giúp thúc đẩy doanh thu, gia tăng nhận diện của thương hiệu trên thị trường.

Marketing AI là chuyên trang cập nhật tin tức và kiến thức về lĩnh vực Truyền thông – Digital Marketing, hỗ trợ giải pháp và chiến lược truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp.

Liên hệ:

Hotline: 0896 43 1468

Email: marketingai@admicro.vn

Địa chỉ: 01 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.