Marketing tập trung là gì? Xây dựng chiến lược Marketing tập trung với chỉ 6 bước cơ bản

25 Thg 12

Marketing tập trung là chiến lược tiếp thị thông minh được triển khai với việc lấy khách hàng làm trung tâm của mọi kế hoạch. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tìm ra những giải pháp hay, sáng tạo, giúp khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Cùng tìm hiểu chiến lược marketing tập trung là gì? Và các bước xây dựng chiến lược marketing tập trung được thực hiện như thế nào? trong bài viết dưới đây!

Marketing tập trung là gì?

Marketing tập trung (Centralized marketing) là việc thực hiện các hành động tiếp thị vào một đoạn hay phân đoạn của thị trường mà doanh nghiệp đang hướng đến. Trong đó, doanh nghiệp sẽ huy động tất cả các nguồn lực của mình để tập trung vào nhóm khách hàng cụ thể, tiếp thị những sản phẩm cụ thể tương thích với nhóm khách hàng và vị trí địa lý nơi họ đang sinh sống.

Áp dụng chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp giành được vị thế vững chắc tại phân đoạn thị trường đó, và khó bị thay thế bởi bất kỳ đối thủ nào. Đây chính là tiền đề tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ cho doanh nghiệp trong tương lai.

Marketing tập trung là gì?

>>> Xem thêm: Marketing tổng thể là gì? Ví dụ về chiến lược Marketing tổng thể trong thực tế

Ví dụ chiến lược Marketing tập trung

Để có những hiểu biết sâu sắc hơn, hãy cùng theo dõi các ví dụ chiến lược marketing tập trung tiêu biểu dưới đây:

Starbuck

Starbuck là cái tên đã quen thuộc với người tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt với những ai yêu thích cà phê. Khác với những thương hiệu cà phê khác, Starbuck đi sâu vào nhóm khách hàng là những người có thu nhập ở mức tương đối cao, có sự nghiệp ổn định. Không chỉ mang đến thức uống ngon, hãng này còn thể hiện sự lắng nghe và thấu hiểu khách hàng của mình trong từng chi tiết nhỏ nhất. 

Minh chứng là hãng đã tung ra hàng loạt các chiến dịch mang tính “cá nhân hóa” khách hàng của mình như ghi tên khách hàng trên ly. Điều này không chỉ giúp người dùng cảm thấy thỏa mãn bởi lỗi phục vụ ấn tượng, hơn hết nó đánh sâu vào tâm lý muốn được thể hiện cái tôi của con người. Đối với cộng đồng người chuyển giới, đó là còn là cách để họ thể hiện và sống đúng với bản dạng giới của mình.

Ví dụ chiến lược Marketing tập trung

Rolls-Royce

Rolls-Royce cũng là minh chứng rõ nhất cho sự thành công của các chiến dịch marketing tập trung. Hãng xe này xác định rất rõ ngay từ đầu rằng nhóm đối tượng mình hướng đến là nhóm khách hàng có mức thu nhập cực kỳ cao và có địa vị nhất đinh trong xã hội. Những người này luôn mong muốn sở hữu và trải nghiệm những sản phẩm sang trọng và đẳng cấp nhất. Thậm chí họ sẵn sàng chi ra một số tiền rất lớn để thỏa mãn đam mê xe của mình. 

Đó cũng là lý do vì sao Rolls-Royce cho ra mắt những phiên bản giới hạn đối với xe của mình, bên cạnh đó là những mẫu độc bản sản xuất theo yêu cầu.

Rolls-Royce cũng là minh chứng rõ nhất cho sự thành công của các chiến dịch marketing tập trung

Ưu và nhược điểm của các chiến lược Marketing tập trung

Dù được đánh giá là đem đến nhiều thành công cho doanh nghiệp song marketing tập trung cũng ẩn chứa những rủi ro:

Ưu điểm của chiến lược marketing tập trung:

  • Giúp doanh nghiệp dễ dàng giành được vị thế lớn trên thị trường tiềm năng thông qua việc tập trung tối đa nguồn lực vào phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp hướng tới.
  • Tạo nên lợi thế độc quyền sản phẩm nhờ sự hiểu rõ những “nỗi đau” của khách hàng và những mong muốn của họ.
  • Gây ra những cản trở cho các đối thủ cùng ngành khi họ có ý muốn xâm chiếm thị trường.
  • Tập trung nguồn lực trong marketing tập trung cũng giúp doanh nghiệp khai thác tốt các thế mạnh của mình, đồng thời mở ra những cơ hội mới, mang đến nguồn doanh thu lớn cho bản thân doanh nghiệp.
  • Gắn kết khách hàng và doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp đi sâu và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình.
  • Giúp doanh nghiệp phát hiện nhanh, chính xác những biến chuyển mới của thị trường và có những phương án đề xuất hợp lý nhất.

Nhược điểm của marketing tập trung:

  • Làm gia tăng chi phí truyền thông - tiếp thị do liên tục có sự thay đổi phương thức tiếp cận sao cho phù hợp nhất với thị trường mục tiêu mà chiến dịch đang nhắm tới.
  • Làm giảm vị thế cạnh tranh do bị lệ thuộc vào phân đoạn thị trường. Ngoài ra, trong bối cảnh có sự biến chuyển mới về công nghệ và sự thay đổi nhanh chóng của thị hiếu khách hàng, nếu không có phương pháp “ứng phó” kịp thời, rất có thể doanh nghiệp sẽ bị thất thế.
  • Vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ các đối thủ có ưu thế về sự khác biệt hóa sản phẩm hay có chi phí rẻ hơn. Đặc biệt là các “ông lớn” có tiềm lực mạnh cả về nguồn nhân lực, vật lực, giá cả,...
Nhược điểm của marketing tập trung

06 bước xây dựng chiến lược Marketing tập trung

Quy trình xây dựng chiến lược marketing tập trung đi theo 6 bước cơ bản:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Ở bước đầu tiên doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường ngách và phân đoạn thị trường mà mình muốn hướng tới. Trong đó, các yếu tố cần chú trọng nghiên cứu kỹ càng, bao gồm: tiềm năng của thị trường mục tiêu, năng lực của doanh nghiệp (nhân lực và vật lực),....

Bước 2: Xác định tệp khách hàng mục tiêu của thương hiệu

Tiến hành nghiên cứu nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới: đặc điểm, hành vi, nhu cầu và mong muốn của khách hàng,... Song song với đó cũng cần đối chiếu lại với các dữ liệu thu thập được để chắc chắn rằng đó là nhóm đối tượng doanh nghiệp đang tìm kiếm.

Bước 3: Xác định các nền tảng, các kênh khách hàng thường xuyên hiện diện

Từ các nghiên cứu sâu rộng về khách hàng, bạn cần xác định lại đâu là kênh khách hàng thường xuyên lui tới để tiếp nhận thông tin. Từ đó, khai thác những nền tảng này để làm kênh truyền thông chính.

Bước 4: Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing

Ở bước này, bạn cần xây dựng bản kế hoạch marketing toàn diện cho phân khúc thị trường và nhóm đối tượng mà doanh nghiệp nhắm đến. Trong đó, các chiến dịch cần phải có sự nhất quán về nội dung thông điệp, cách thức truyền đạt,...để khách hàng có thể tiếp nhận một cách toàn diện nhất.

Bước 5: Xây dựng chiến lược marketing tập trung

Từ nền tảng kế hoạch marketing ban đầu, bạn cần đi sâu vào các chiến lược marketing tập trung cụ thể. Trong đó, cần nêu rõ những kênh, phương thức quảng cáo nào sẽ có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh và hiệu quả nhất, hướng triển khai ra sao.

Xây dựng chiến lược marketing tập trung

Bước 6: Thực hiện, giám sát đo lượng và đánh giá kết quả của chiến dịch

Ở bước cuối, doanh nghiệp sẽ thực hiện triển khai kế hoạch marketing tập trung mình đã định ra. Song song với đó là theo dõi và phân tích các kết quả của chiến dịch. Việc này giúp doanh nghiệp sớm phát hiện các lỗ hổng còn tồn đọng và tiến hành điều chỉnh sao cho đúng hướng. Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ đi đánh giá tính hiệu quả của chiến dịch và có những hướng đề xuất mới, giúp kế hoạch marketing trong tương lai được hoàn thiện hơn.

>>> Xem thêm: 3 bước xây dựng chiến lược marketing dược phẩm hiệu quả

Tạm kết:

Trên đây là những kiến thức hữu ích về marketing tập trung là gì và các bước xây dựng chiến lược marketing tập trung hoàn hảo cho các doanh nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ này của Marketing AI, bạn sẽ nắm rõ được các nguyên tắc của chiến lược marketing tập trung, từ đó xây dựng nên những kế hoạch tiếp thị toàn diện nhất cho doanh nghiệp của mình.

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.