Meta Description là gì? Những thủ thuật giúp tạo ra 1 Meta Descripstion thật "chất"

28 Thg 03

Chắc hẳn nhiều Marketer thắc mắc với câu hỏi rằng, tại sao website của mình xuất hiện ở đầu thanh công cụ tìm kiếm nhưng lại không được chú ý đến. Có một "vũ khí" thực sự hữu dụng trong Marketing sẽ làm tăng tỷ lệ click chuột vào bài viết hơn, đó chính là Meta Description. Vậy Meta Description là gì? hãy cùng MarketingAI tìm hiểu xem những thủ thuật  giúp các Marketer tạo ra một đoạn mô tả cực "chất".

Meta Description là gì?

Thẻ mô tả meta description trong HTML là đoạn mã 160 ký tự được sử dụng để tóm tắt nội dung của một trang web. Các thẻ này phải là duy nhất cho mỗi trang trên Website của bạn và chúng sẽ cung cấp cho người dùng công cụ tìm kiếm một ý tưởng chính xác về những gì mong đợi nếu họ nhấp vào trang của bạn. Meta description có thể được tạo cho hầu hết các dạng nội dung: Từ 1 trang web bình thường đến bài viết blog, case studies hay ebooks; miễn là các nội dung ấy đã được đăng tải trên website, bạn đều có thể viết thẻ mô tả cho chúng.

(Nguồn: Fat Guy Media)

Mô tả meta là một phần cực kỳ quan trọng của bất kỳ chiến lược SEO nào. Vì vậy, nếu bạn không quen thuộc với chúng hoặc không chắc chắn cách tối ưu hóa chúng, hãy tiếp tục theo dõi để tìm hiểu xem Meta Description là gì và nó quan trọng với SEO như thế nào, cũng như cách bạn có thể tối ưu hóa kết quả của bạn để có kết quả tốt nhất có thể.

Những thủ thuật giúp tạo ra 1 Meta Description thật "chất" với khách hàng

Tạo ra một Meta Description "đủ dùng"

Một trong những quy tắc tối thiểu để làm cho thẻ mô tả của bạn trở nên hấp dẫn và đúng cấu trúc trong Marketing đó chính là đủ chữ. Liệu bao nhiêu chữ là đủ với một thẻ mô tả như vậy? Câu trả lời rằng Google vẫn chưa có công bố chính thức nào cho việc này, cho nên để an toàn, tốt nhất thẻ mô tả của bạn nên bao gồm 150-160 ký tự. Mặc dù không có quy chuẩn rõ ràng, nhưng để có được một đoạn mô tả gây ấn tượng với khách hàng thì trước hết hãy làm cho nó đủ ở mặt hiển thị trong phần tìm kiếm.

Hãy cứ thử nhìn vào cách mà Nescafe tạo ra đoạn mô tả, rồi so sánh chúng với một thương hiệu khác như Disney chẳng hạn. Đó là cả một sự khác biệt, nhìn vào những gì hiển thị trên thanh tìm kiếm thì có thể thấy của Disney ấn tượng hơn hẳn so với Nescafe. Điều quan trọng ở đây là, tốt hơn hết bạn nên tạo ra thẻ meta description ngắn gọn, trọn vẹn câu chữ.

Sử dụng hiệu quả từ khóa quan trọng của bạn

Google (và hầu hết các công cụ tìm kiếm lớn khác) sẽ in đậm các truy vấn tìm kiếm trong tiêu đề và mô tả của các trang web xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Do đó, nên kết hợp các từ khóa được nhắm mục tiêu (và vị trí của bạn, nếu có liên quan) vào mô tả meta của bạn. Tiêu đề meta đã được chèn vào CMS của bạn (thư mục lưu trữ tiêu đề meta thường nằm ngay bên cạnh vị trí bạn nhập thẻ meta).

Có thể nói việc sử dụng từ khóa quan trọng của bạn có trong phần Meta Description sẽ tạo ra tỷ lệ SEO tốt dễ dàng gây ấn tượng mạnh với độc giả hơn. Thêm vào đó, việc biết rõ Meta Description là gì cũng sẽ giúp Marketer tận dụng được những tiềm năng của nó để tạo ra một đoạn mô tả thực sự có hiệu quả và lợi ích cao.

Sử dụng những từ ngữ nhấn mạnh, ấn tượng

Đoạn mô tả của Meta Description nếu có những từ ngữ gây ấn tượng mạnh với người đọc ngay khi đọc lần đầu. Các thẻ meta description tốt nhất tạo nên tác động đáng kinh ngạc. Để làm được như vậy, thẻ meta cần chọn lọc vốn từ ngữ có tính diễn đạt cao.

Một số gợi ý khi tạo các thẻ Meta Description như "Kinh ngạc, Số 1, hàng đầu, phải biết....". Một Meta chất lượng để gây đủ ấn tượng với khách hàng thì những từ ngữ có yếu tố mạnh mẽ, dứt khoát, khẳng định vị thế sẽ là điều được người đọc chú ý tới khi đọc đoạn tiêu đề mô tả của một bài viết. Thêm vào đó, trong Marketing thì việc tạo ra những từ ngữ có chất xúc tác mạnh mẽ sẽ là điều cần thiết để lôi kéo khách hàng đến với thương hiệu của mình. PNJ là công ty đá quý biết cách làm điều này khi sử dụng nó vào phần mô tả của mình.

Từ ngữ ngắn gọn và xúc tích bao quát toàn bộ ý của bài viết

Có thể thấy, việc đọc một Meta Description ngắn gọn, xúc tích đủ ý sẽ dễ dàng gây ấn tượng với người đọc hơn, từ đó tăng tỷ lệ click chuột vào bài viết hơn.  Nói cách khác là bạn cần đưa ra lời mời gọi khéo léo đủ sức thu hút khách hàng; nhất là khi gần đây nhiều website mang đến cho người dùng hàng loạt lựa chọn hấp dẫn thì việc này lại càng cần thiết hơn.

Một mô tả meta lý tưởng nên đọc như một câu ngắn gọn, hấp dẫn. Điều này có nghĩa là thu hút sự chú ý của người tìm kiếm, thu hút sự chú ý vào những gì trên trang và khuyến khích người tìm kiếm tìm hiểu thêm bằng cách nhấp vào trang web. Hãy hiểu rõ Meta Description là gì và tạo ra được một mô tả ngắn gọn xúc tích có thể dễ dàng gây ấn tượng với khách hàng của mình, tăng tỷ lệ tối ưu trên thanh công cụ tìm kiếm SEO.

Làm nổi bật lên thương hiệu của bạn

Nếu trong Marketing thì gắn yếu tố thương hiệu vào thẻ mô tả của bạn là điều cần thiết để tạo ra được một Meta Description chuẩn đúng điệu. Thẻ meta description là hình thức marketing tối ưu để khẳng định lại một đặc tính riêng biệt hoặc lời cam kết thương hiệu bạn đang xây dựng (đặc biệt cho các trang chủ).

(Nguồn: Express Writers)

Chỉ với một câu nói mô tả ngắn gọn thôi cùng với đó là tên thương hiệu được gắn vào một cách khéo léo sẽ giúp cho đoạn mô tả của bạn "hấp dẫn" hơn bao giờ hết. Hãy cùng lấy ví dụ với Vinamilk, họ làm rất tốt điều này khi dễ dàng tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng khi nhấn mạnh thương hiệu của mình trong thẻ mô tả. Chính vì vậy hãy hiểu Meta Description là gì trước khi đánh những lời về bài viết của mình.

Kết luận

Có thể thấy được thẻ Meta Description có quyền năng lớn trong việc tối ưu hóa thanh công cụ tìm kiếm. Hiểu được Meta Description là gì sẽ là một lợi thế lớn để bạn tạo ra được một đoạn mô tả "chất lượng" đủ để gây ấn tượng với bạn đọc. Những tips trên đây sẽ là rất hữu dụng giúp bạn tạo ra được một Meta Description cực "chất" dễ đi vào lòng của độc giả.

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Tổng hợp

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.