Nền kinh tế chia sẻ đang "chết dần chết mòn" tại Phương Tây nhưng lại cực thịnh tại Châu Á?

01 Thg 10

"Sharing Economy" là một thuật ngữ nói về nền kinh tế chia sẻ đang thịnh hành trên thế giới 5 năm trở lại đây. Khi mà rất nhiều Startup đang sử dụng mô hình này để tối đa hóa lợi nhuận, cũng như danh tiếng cải thiện đáng kể trên thị trường. Uber, Wework hay Lyft là những brand dẫn đầu và được định giá tỷ đô trên thế giới, tuy nhiên nó lại đang dần lụi tàn tại phương tây. Nền kinh tế chia sẻ đang được phương Tây ví như "cú lừa thế kỷ, nhưng tại châu Á nó vẫn đang phát triển cực thịnh. Lý do do đâu? cùng MarketingAI đi tìm hiểu những điều trên.

Nền kinh tế chia sẻ đang bị Phương Tây ghẻ lạnh như thế nào?

Nền kinh tế chia sẻ đã từng được cho là tương lai của nhân loại ở nhiều nước phương tây, khi mà nó được kỳ vọng sẽ mang tính nhân đạo hơn chủ nghĩa tư bản ở đa phần các quốc gia hiện nay. Năm 2009, New York Times dẫn lời tác giả Rachel Botsman khẳng định: “Chia sẻ tác động tới sở hữu giống như cách iPod tác động tới máy cassette hay điện mặt trời tới các mỏ than”. Năm 2013, cũng trên New York Times, chuyên gia Thomas Friedman - tác giả cuốn Thế giới phẳng - mô tả đột phá đích thực của Airbnb không phải là nền tảng hay mô hình phân phối, mà là “niềm tin”.

Thế nhưng, sau 10 năm thì nền kinh tế chia sẻ đang có những dấu hiệu bộc lộ điểm yếu của mình, đáng tiếc hơn nó được cho là một sự dối trá với truyền thông, lời hứa hão tới từ những doanh nghiệp theo chủ nghĩa này. Trên thực tế, mô hình kinh tế chia sẻ được diễn ở nhiều doanh nghiệp trước đó, bắt nguồn từ năm 1995 cho tới 2004 khi mà CouchSurfing biến mọi căn phòng khách thành khách sạn của mình. Thế nhưng mô hình này chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ vào năm 2009 tại nhiều quốc gia. Kinh tế chia sẻ còn hứa hẹn kết nối mọi người trong thời đại kỹ thuật số. 

3 thương hiệu đi đầu về Sharing Economy tại Mỹ (Nguồn: Zing.vn)

Lyft, Uber, WeWork là những thương hiệu đi theo mô hình này đầu tiên, và tạo nên trào lưu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, trải qua 9 tháng đầu năm, các thương hiệu kể trên đều có sự sụt giảm về giá cổ phiếu cực kỳ nghiêm trọng, hay thậm chí báo cáo thua lỗ đến hơn 1 tỷ USD. Một vấn đề cơ bản của các startup đình đám là “giá trị”. Với kỳ vọng quá lớn của các nhà đầu tư, nhiều startup tự định giá quá cao so với giá trị thực tế. Uber từng được định giá tới 74 tỷ USD trước IPO, và giờ giá trị vốn hóa của nó chỉ vào khoảng 54 tỷ USD. Lyft cũng từng được định giá 15 tỷ USD và giờ giá trị vốn hóa của nó chỉ vào khoảng 12 tỷ USD. Giá trị vốn hóa của WeWork được thổi phồng lên tới 47 tỷ USD hồi tháng 1. Giờ giới đầu tư xác định nó chỉ đạt khoảng 10-15 tỷ USD.

Lyft là thương hiệu đánh giá bị lỗ nặng trong năm qua (Nguồn: Zing.vn)

Các nền tảng “chia sẻ cộng đồng” từng được chuyên gia Botsman kỳ vọng như Crowd Rent, ThingLoop, SnapGoods hay Josephine đều đã chết. CouchSurfing biến thành dịch vụ trả tiền. Theo Medium, các tập đoàn và chuyên gia không còn dùng từ “chia sẻ” nữa bởi người tiêu dùng không còn tin tưởng vào mô hình này nữa. Để kiếm ra tiền, đặc biệt là lượng tiền mà giới đầu tư công nghệ mong muốn, các startup không thể chỉ tận dụng các tài sản ít được sử dụng. Họ phải có thêm nguồn lực. Thêm vào đó, với một thị trường mà giới đầu tư đã mất niềm tin vào 2 chữ "Chia sẻ", các công ty đi theo mô hình này sẽ bị đào thải ngay tức khắc bởi sẽ chẳng có ai chịu đầu tư vào hướng đi hiện tại đâu. Và giờ khi mà nền kinh tế chia sẻ tại những quốc gia phương tây đang dần bị lỗi mốt, các nhà đầu tư dần ghẻ lạnh, các Startup sẽ chẳng ai đi theo mô hình này nữa, dần dần cái thứ mà người ta kỳ vọng 10 năm trở về trước sẽ chiếm thế thượng phong trên thị trường sẽ lụi tàn một cách bi đát hơn bao giờ hết.

>>> Xem thêm: Grab mua lại Uber Đông Nam Á: Bài học về thích ứng thị trường

Nhưng Châu Á lại đang phát triển đến lạ!

Nhắc đi cũng phải nhắc lại, nền kinh tế chia sẻ đã có mặt trong khu vực Châu Á từ khá lâu, và nó đã đi với nhiều quốc gia ngay từ những ngày đầu công nghệ phát triển. Thế nhưng, khác với các quốc gia phương Tây, nền kinh tế chia sẻ tại nhiều quốc gia ở khu vực này đang phát triển một cách cực kỳ mạnh mẽ. Không hổ danh là châu lục nổi lên như là thị trường có những nền kinh tế hùng mạnh nhất trong tương lai, nền kinh tế chia sẻ đang có quy mô 500 tỷ USD tại Trung Quốc, hay ở nhiều quốc gia như Đông Nam Á, các doanh nghiệp Startup đi theo mô hình này đang nổi lên nắm giữ những vị thế nhất định trên thị trường.

(Nguồn: caixinglobal.com)
 

Tại Trung Quốc, startup gọi xe lớn nhất của Trung Quốc, Didi Chuxing đang chiếm lĩnh thị phần lớn, và tạo ra lợi nhuận cực lớn. Năm 2016, Didi Chuxing được cả thế giới biết đến sau khi đánh bật Uber khỏi thị trường nội địa. Uber sau đó đã phải bán lại toàn bộ hoạt động của mình cho đối thủ sau một trận chiến khốc liệt và tiêu tốn hàng tỷ USD vào việc hấp dẫn khách hàng. Không dừng lại ở đó, startup Molisan tại Trung Quốc cũng đã cho ra mắt dịch vụ chia sẻ ô đi mưa với khoảng 500.000 chiếc ô đã được chia sẻ tại Quảng Châu trong năm nay. Còn tại Chiết Giang, một startup khác cũng được giới truyền thông chú ý khi ra mắt loại hình chia sẻ bóng rổ cho những người đam mê môn thể thao này nhưng ngại mang bóng. 

Từ Be có những bước phát triển nhanh chóng (Nguồn: DealStreetAsia)

Trung Quốc thậm chí thành lập một trung tâm chuyên nghiên cứu về nền kinh tế chia sẻ mang tên SERC và báo cáo của cơ quan này mới đây cho thấy có khoảng 600 triệu người Trung Quốc đã tham gia ngành kinh tế chia sẻ, tạo ra khoảng 500 tỷ USD trong năm 2016, tăng 103% so với năm 2015.

Ngay tại Việt Nam thì các doanh nghiệp như Grab, Go-Jek (Go-Viet khi vào thị trường Việt) đang có những lợi nhuận vô cùng lớn được tạo ra trong mấy năm trở lại đây. Hay liên tục những thương hiệu Việt cũng mới tham gia thị trường này, khi nhận thấy được tiềm năng rất lớn từ nó. Be là một ứng dụng tiêu biểu khi chỉ mới xuất hiện chưa đầy 1 năm, nhưng nó đã cạnh tranh với Grab thời điểm hiện nay về thị phần khi chỉ đứng sau tên tuổi lớn kia. Hay Luxstay, một ứng dụng đã thành công khi gọi được số vốn kỷ lục tại Sharktank mùa 3 đã có bước tăng trưởng chóng mặt khi danh tiếng cũng như doanh thu đạt được con số không tưởng. Trong khi Airbnb đang bị "thất sủng" chính tại quê hương của nó, sự đầu tư không còn nhiều thì tại các quốc gia Châu Á sự vươn lên mạnh mẽ từ chính các công ty nội địa đã đánh bật những tên tuổi lớn một thời như Uber, Airbnb. 

Cho tới Luxstay (Nguồn: Vietcetera)

Châu Á đang có sự phát triển mạnh của nền kinh tế chia sẻ, hơn ai hết thị trường này đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp theo mô hình đó. Thậm chí, tại nhiều thị trường mô hình này đang chiếm lĩnh quy mô trăm tỷ tạo ra nguồn thu lớn, cũng như thu hút rót vốn đến từ các nhà đầu tư. 

>>> Xem thêm: Nền kinh tế ban đêm: Liệu Việt Nam có cửa để phát triển?

Tạm kết

Có một sự đối nghịch không hề nhẹ trên thế giới khi mà nền kinh tế chia sẻ (Sharing Economy) đang phát triển tại Châu Á, nhưng ở các quốc gia phương tây nó đang bước vào giai đoạn thoái trào. Mặc dù vậy, với sự phát triển của thị trường, công nghệ luôn thay đổi để phù hợp với nền kinh tế, Blockchain sẽ là tương lai của toàn ngành trong tương lai 10 năm nữa. Mặc dù hiện nay, định nghĩa này vẫn còn khá mờ nhạt, nhưng nó sẽ phát triển như cách mà Internet đã phổ biến như thế nào đầu những năm 2000.

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.