5 Nền tảng kĩ thuật số đang trở thành xu hướng digital marketing năm 2022

21 Thg 06

Những nền tảng kĩ thuật số ra đời đang trở thành xu hướng digital marketing bởi lợi ích của nó khi giúp các doanh nghiệp dễ dàng vận hành doanh nghiệp, dễ dàng thực hiện các chiến dịch digital marketing với ngân sách thấp hơn và nhân sự cũng không quá nhiều. Doanh nghiệp của bạn liệu đã hiểu chính xác nền tảng kỹ thuật số là gì và bắt kịp xu hướng này hay chưa?

Nền tảng kỹ thuật số là gì?

Nền tảng kỹ thuật số hay có tên gọi tiếnh anh là Digital Platform, là một giải pháp phần mềm hỗ trợ người dùng cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua các doanh nghiệp trực tuyến. Trong kinh doanh, Digital Platform được xem là mô hình kinh doanh hỗ trợ công nghệ. Doanh nghiệp có thể chia sẻ thông tin, chất lượng sản phẩm đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Quá trình này có thể tạo ra một hệ sinh thái kinh doanh bền vững dựa trên sự hợp tác. Với khả năng kết nối mạnh mẽ, nền tảng kỹ thuật số sẽ tạo ra hiệu ứng thúc đẩy giá trị khi có nhiều thành viên tham gia. Hiện, nhiều nền tảng kỹ thuật số tích hợp thêm các giao diện lập trình ứng dụng của bên thứ 3. Đây được xem là các bước tiến mới giúp người dùng chia sẻ dữ liệu dễ dàng, cung cấp nhiều sản phẩm chất lượng hơn.

Ví dụ về nền tảng kỹ thuật số

Một số ví dụ về nền tảng kỹ thuật số thành công hiện nay:
  • Nền tảng truyền thông xã hội: Instagram, facebook,...
  • Nền tảng chia sẻ phương tiện: Zing MP3, Youtube...
  • Nền tảng tri thức: Quora, StackOverflow...
  • Nền tảng dịch vụ: Grap, Baemin...

05 Nền tảng kĩ thuật số xu hướng mà doanh nghiệp của bạn cần

1. Nền tảng bán hàng đa kênh (OmniChannel Retail Platform)

Khái niệm Omni Channel Retail (ORC) – Mô hình Marketing All-in-one của ngành bán lẻ đã được đề cập khá nhiều khi mà người dùng – khách hàng của chúng ta đang sống trong một “thời đại của sự xao lãng”. Họ sử dụng cùng lúc rất nhiều những nền tảng giao tiếp khác nhau: Facebook Messenger, Zalo, Viber, … Họ tìm hiểu thông tin sản phẩm ở online, nhưng lại muốn đến cửa hàng trải nghiệm và mua sắm.

Omni Channel Retail Platform là nền tảng số tạo ra giải pháp trọn bộ cho việc kinh doanh, quản lý bán hàng từ website, facebook... cho đến chuỗi cửa hàng, sẽ giúp bạn kinh doanh hiệu quả, tối ưu hóa việc bán hàng ở từng kênh bán và tăng trải nghiệm cho khách hàng.

Nền tảng bán hàng đa kênh

2. Nền tảng quản lý khách hàng trung thành (Digital Membership Management Platform)

Tìm kiếm được khách hàng mới đã khó, giữ chân được khách hàng để quay lại càng khó hơn. Ngày nay, khi khách hàng trở nên thông minh hơn nhưng đồng thời trở nên mau quên hơn khi quên béng mất mình đã từng mua sản phẩm ở đây, để quên mất thẻ thành viên ở đâu mất, chính khoảnh khắc đó, Doanh nghiệp cũng vô tình mất đi khách hàng của mình. Nền tảng thẻ thành viên số ra đời giải quyết được vấn đề “mau quên” như vậy cho khách hàng.

Đứng về phía doanh nghiệp, nền tảng này còn giúp Doanh nghiệp quản trị được khách hàng, dễ dàng kích cầu khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm dịch vụ tăng thêm giá trị, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

3. Nền tảng tự động hóa Marketing (Automation Marketing Platform)

Những năm gần đây, Automation Marketing đã trở thành một trong những xu hướng trong lĩnh vực digital marketing. Nó không chỉ là công cụ cho các tập đoàn lớn, giờ đây Automation Marketing còn giúp cho cuộc chơi của các SMEs trở nên thuận lợi hơn:

  • Tiết kiệm thời gian, tiền bạc
  • Đo lường và tối ưu hoá các khoản đầu tư tiếp thị
  • Tăng trưởng doanh thu nhanh hơn
  • Lưu trữ lịch sử chiến dịch marketing để điều chỉnh và tối ưu - hóa cho các chiến dịch mới

4. Nền tảng phân tích và tối ưu website (Website Analytic & Optimization Platform)

Tối ưu trải nghiệm website không giống tối ưu trải nghiệm tại điểm bán, Doanh nghiệp có thể phỏng trực tiếp khách hàng tại điểm bán, nhưng việc phục vụ online với lượt truy cập hàng trăm ngàn mỗi ngày thì công việc đó quá khó.

Nếu để phân tích tính hiệu quả website, các doanh nghiệp đã quen thuộc với Google Anatlytics, nhưng vẫn không hoàn toàn đủ để doanh nghiệp tối ưu website, tăng lượng bán hàng trên web. Các công cụ phân tích dữ liệu website rất đa dạng từ phân tích hành vi trỏ chuột của khách hàng trên website (heat map và scroll map), cho đến các nền tảng tương tác thân thiện với khách hàng hơn như Chat, kết nối điện thoại, ….Tất cả những nền tảng này đều giúp Doanh nghiệp tối ưu website hơn, tăng tỉ lệ chuyển đổi cho website của mình.

5. Nền tảng thiết kế hình ảnh/ảnh động (Online Graphic/Animated Design Platform)

Người dùng hờ hững với những thông tin quá nhiều chữ, mạng xã hội trở thành một phần không thể thiếu của người dùng, các doanh nghiệp muốn tiếp cận với khách hàng đòi hỏi phải có nhiều nội dung hấp dẫn về mặt hình ảnh. Nhu cầu thiết kế nhanh – đẹp – bắt xu hướng đối với Marketers trở nên cần hơn bao giờ hết. Những nền tảng thiết kế từ Graphic đến hình động của Canva, Giphy, Designbold, … trở thành “cộng sự” đắc lực của Marketers.

Nhưng không chỉ gói gọn trong thiết kế trên Internet, các nền tảng thiết kế này còn giúp Marketers nhanh chóng tạo ra những sản phẩm POSM chất lượng cao cho in ấn.

Theo Brands Vietnam

T.Linh - Marketingai.admicro.vn

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.