Nếu không muốn bị sếp mắng thì đừng bao giờ mắc 5 sai lầm khi lập kế hoạch truyền thông sau đây

07 Thg 08

Sau khi có những thông tin cốt lõi về một Chiến dịch (Campaign) mình đảm nhiệm, các Marketers bắt đầu thực hiện lập kế hoạch truyền thông. Rồi từ việc lập kế hoạch truyền thông thì mới có thể triển...

Sau khi có những thông tin cốt lõi về một Chiến dịch (Campaign) mình đảm nhiệm, các Marketers bắt đầu thực hiện lập kế hoạch truyền thông. Rồi từ việc lập kế hoạch truyền thông thì mới có thể triển khai ra Vận hành (Execution). Khâu lên kế hoạch này là vô cùng quan trọng. Một kế hoạch hợp lý và chính xác sẽ giúp chiến dịch thành công và lan tỏa hơn. Nếu làm không tốt, mọi cố gắng trong quá trình thực thi chiến dịch đều là vô nghĩa. Thậm chí, có thể khiến bạn mất điểm trước các sếp của bạn về chuyện này! Đuổi việc như chơi đó. Cùng MarketingAI phân tích 5 sai lầm các Marketers thường gặp phải khi lập kế hoạch truyền thông nhé!

Sai lầm 1: Nhầm lẫn giữa mục tiêu dài hạn và ngắn hạn

Sai lầm đầu tiên của các Marketers thường mắc phải là họ lẫn lộn giữa mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp với mục tiêu ngắn hạn của chiến dịch truyền thông. Mục tiêu dài hạn của nhãn hàng, công ty bạn thì là một mục tiêu lớn, đôi khi phải mất đến 5 năm để hoàn thành nó, thậm chí là đến hơn 10 năm thì một doanh nghiệp mới đạt được mục tiêu ấy. Còn với mục tiêu ngắn hạn, khoảng thời gian rút ngắn lại. Thời gian hoàn thành mục tiêu là từ 6 tháng - 3 năm. Hoặc có thể là ngắn hơn 6 tháng tùy vào độ dài của Campaign.

lap-ke-hoach-truyen-thong-01

Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn là hai điều khác nhau. (Nguồn: Internet)

Để đi đến mục tiêu chung, mục tiêu lớn nhất là dài hạn, trước hết chúng ta phải hoàn thành 1 loạt các mục tiêu ngắn hạn và các mục tiêu dài hạn bổ sung. Ví dụ như một doanh nghiệp bán trà sữa muốn phát triển thương hiệu và sản phẩm của mình trong vòng 5 năm nữa sẽ lan tỏa toàn cầu. Vậy thì một số mục tiêu ngắn hạn được đặt ra trước là mỗi năm, doanh nghiệp phải đưa sản phẩm đến một châu lục. Sau 5 năm, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu dài hạn đã đề ra trước đó.

Nếu bạn lẫn lộn giữa 2 mục tiêu này khi lập kế hoạch truyền thông, mọi bước sau của kế hoạch sẽ chệch hướng và đem lại hiệu quả không cao. Ví dụ như một công ty sách ngoại ngữ muốn thực hiện một chiến dịch đẩy mạnh bán sản phẩm combo dành cho du học sinh. Tất nhiên ai cũng biết công ty đó có mục tiêu dài hạn là bán được càng nhiều sách càng tốt cho thật nhiều đối tượng. Nhưng với chiến dịch này, chúng ta phải xác định đối tượng chính nhắm đến là du học sinh. Như vậy, trong quá trình chạy quảng cáo, làm Content Plan... mới không bị hao hụt nhiều chi phí. Marketer khôn ngoan sẽ biết tách bạch hai mục tiêu này ra để lên một kế hoạch truyền thông chuẩn xác.

Sai lầm 2: Đưa ra mục tiêu Marketing và Communication quá chung chung, mơ hồ

Có thể dễ dàng bắt gặp những bản kế hoạch truyền thông của những Marketers "chân ướt chân ráo" mà ghi mục tiêu chiến dịch cực kỳ chung chung. Đại loại như "Tăng nhận diện thương hiệu", "Bán được hàng cho khách hàng", "Bài đăng thu hút người đọc", "Phấn đấu kinh doanh đạt hiệu quả cao", "Tăng doanh số so với năm trước"... Tuy nhiên nếu bạn đưa những mục tiêu này vào trong bản kế hoạch của mình, sếp sẽ chẳng thèm duyệt cho bạn đâu. Bởi sếp của bạn không thấy minh bạch, rõ ràng và chi tiết. Rồi đến khi cấp dưới của bạn triển khai Execution mà không đạt mức bạn muốn, thì bạn cũng khó mà có thể cãi lý với họ.

>> Đọc thêm: Communication là gì

lap-ke-hoach-truyen-thong-02

Nguồn: Behance

Ít nhất, mục tiêu MarCom phải có những con số, đơn vị đo lường cụ thể. Khái niệm SMART sẽ đem đến cho bạn những yếu tố mà mục tiêu MarCom của bạn cần có. Cụ thể là:

  • Specific: Mục tiêu phải thật rõ ràng. Bán hàng thu được bao nhiêu lợi nhuận? Doanh thu sẽ tăng bao nhiêu phần trăm cho với chu kỳ trước? Nhãn hàng của bạn sẽ vượt trội hơn đối thủ bao nhiêu bậc trên thị trường?...
  • Measurable: Các thông số trong lập kế hoạch truyền thông nhất định phải đếm được. Ví dụ như %, USD/Đồng, giờ, ngày, tháng, kg, tấn...
  • Achievable: Mục tiêu nên đủ cao để tranh thủ khai thác hết tiềm năng thị trường và tận dụng hết tài nguyên doanh nghiệp, nhưng cũng phải thực tế ở mức có thể đạt được.
  • Realistic: Mục tiêu đặt ra phải sát với năng lực và phải thực tế, phải xem xét với tiềm năng của doanh nghiệp mình. Một việc nữa giúp cho kế hoạch thực tế chính là việc chúng ta nghiên cứu đối thủ.
  • Timed: Cần bao nhiêu thời gian trong chiến dịch để bạn hoàn thành từng mục tiêu, chính là yếu tố Timed.

Sai lầm 3: Không đề xuất kế hoạch đo lường KPIs trước khi chạy chiến dịch

KPIs là viết tắt của từ Key Performance indicators – Chỉ số đánh giá thực hiện công việc. KPI sẽ giúp chúng ta hiểu rõ một công ty, một đơn vị kinh doanh hay một cá nhân đang thực hiện công việc tốt đến đâu so với các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Thông thường mọi người sẽ có lối suy nghĩ là mình hãy cứ làm cho xong tất tần tật công việc đi đã, rồi sau đó hẵng đo lường KPIs sau. Tuy nhiên điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả. Nó khiến chi phí chạy chiến dịch trở nên đắt đỏ hơn. Các Marketers, đặc biệt là người chạy quảng cáo hoàn toàn có thể vừa chạy chiến dịch vừa tối ưu ngân sách.

lap-ke-hoach-truyen-thong-03

KPIs cụ thể rõ ràng số liệu là cần thiết trong việc lập kế hoạch truyền thông. (Nguồn: Internet)

Trong tiến trình của chiến dịch, các công tác đo lường KPIs cần phải được sắp xếp, xen kẽ hợp lý. Khi có một sự đột phá, lập tức mình phải đo KPIs ở thời điểm đó để đưa ra những cách đầu tư vào Marketing sao cho tiết kiệm mà vẫn hiệu quả. Còn nếu như chạy 1 chiến dịch đang ở giai đoạn khó khăn, mình tìm ra lỗi cũng như cách giải quyết. Từ đó phải chú trọng hơn đầu tư cho mặt khác chứ không nên "cố đấm ăn xôi". Việc đề xuất kế hoạch đo lường KPIs trước khi chạy chiến dịch quan trọng là vì thế.

>> Xem thêm: Chỉ số KPI và những tiêu chí phải có của giải pháp Digital Marketing

Sai lầm 4: Không tối ưu hóa các hoạt động trong quá trình chạy

Sai lầm này là sai lầm lớn nhất của các Marketers khi lập kế hoạch truyền thông chi tiết. Do quá tập trung vào Execution sẽ khiến cho Marketers quên đi việc liên tục phân tích, tối ưu các hoạt động ngay trong quá trình triển khai chiến dịch. Ví dụ như giai đoạn 1 của chiến dịch là thu hút người đọc nhằm tăng nhận diện, dữ liệu khách hàng... Khi ấy, có 1 bài đăng mạng xã hội của bạn bỗng "viral". Thì bạn cần phải đổ thêm tiền quảng cáo vào bài đăng đó để vừa lan tỏa mà cực kỳ tiết kiệm chi phí. Chứ chúng ta không thể đợi khi chiến dịch kết thúc mới bắt đầu đi tối ưu được. Thậm chí, khi tối ưu các hoạt động trong quá trình, bạn có thể thêm, bớt những phần Execution mà bạn muốn. Miễn là kế hoạch của bạn vẫn hướng đến mục tiêu nhất định và phải trơn tru, hợp lý.

lap-ke-hoach-truyen-thong-04

Cần phải tối ưu hóa các hoạt động trong quá trình chạy chiến dịch. (Nguồn: Eraweb)

Sai lầm 5: Không nắm bắt điểm mạnh, yếu của các kênh truyền thông

Nếu Marketers tự tin là doanh nghiệp của mình có thật nhiều nền tảng kênh truyền thông mà chỉ đưa chúng vào chung chung trong kế hoạch truyền thông thì thật sai lầm. Mỗi kênh có một ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Chúng được xây dựng bởi những "ông lớn" khác nhau, đối tượng sử dụng khác nhau và đặc biệt là thuật toán cũng khác nhau. Nếu như bạn không nắm rõ nhiệm vụ của từng kênh truyền thông, bạn chắc chắn xác định sai ngân sách cũng như KPIs cho các kênh này. Facebook, Instagram, Website, Youtube... và rất nhiều kênh khác là những bài toán bạn phải giải quyết. Đổ tiền vào đâu thì hợp lý? Chạy mạnh Content trên nền tảng nào thì sẽ thu hút? Có nên viết bài chuẩn SEO Website không? Tất cả những điều này thì các Marketers cần phải tìm tòi và đưa ra giải pháp cụ thể.

lap-ke-hoach-truyen-thong-05

Mỗi nền tảng MXH sẽ có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. (Nguồn: ThegioiMarketing)

Ngoài ra, hiểu điểm mạnh và điểm yếu của từng kênh, bạn sẽ không tối ưu được các Asset cũng như Content mà mình có trên từng kênh cụ thể. Ví dụ như Facebook thì nên có nội dung dài khoảng bao nhiêu là đủ? Hay như hình ảnh có kích cỡ như thế nào. Hay như Instagram thích hợp cho ảnh định dạng vuông, video dưới 30 giây... Điều này đòi hỏi mỗi Marketers phải nghiên cứu xu hướng của người dùng thông quá các nền tảng mạng xã hội. Chạy quảng cáo ở các kênh này cũng không giống nhau. Các mức chi phí, CPM, CPO... cũng không hề giống nhau một chút nào. Vì vậy đừng dại gì mà "đánh đồng" tất cả các kênh truyền thông của mình nhé!

Kết

Với một bản lập kế hoạch truyền thông, sếp của bạn vừa nhìn thấy được năng lực của bạn đến đâu, đồng thời họ sẽ biết mức độ khả thi của những điều bạn đề xuất. Đừng vì 5 sai lầm trên mà mất điểm trong mắt những "cấp trên" nhé! Ngoài ra, nghiên cứu không ngừng để đưa ra một bản kế hoạch truyền thông bởi vì MarCom là một lĩnh vực thay đổi theo ngày. Bạn sẽ không thể áp dụng mãi một công thức chung cho các chiến dịch của mình. Lập kế hoạch truyền thông chuẩn xác, thì khâu Execution chắc chắn sẽ không còn là trở ngại quá lớn nữa đâu.

Quang Minh - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.