Nghe nhạc trực tuyến: Thủ phạm ô nhiễm môi trường thầm lặng với hàng tỷ tấn carbon hằng năm

10 Thg 08

Có thể bạn chưa biết, Spotify, Apple Music, Soundcloud... cùng hàng loạt ứng dụng nghe nhạc trực tuyến khác đang là những “thủ phạm” thầm lặng gây nên ô nhiễm môi trường. Trong những năm qua, bảo vệ môi trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của người dân trên toàn thế giới. Những làn sóng sống xanh, thực phẩm xanh hay thời trang xanh,... đang dần trở nên phổ biến hơn và được đông đảo cộng đồng hưởng ứng. Tuy nhiên, chúng ta phần lớn đã bỏ quên đi một thói quen đang âm thầm khiến cho mỗi trường bị ảnh hưởng mỗi ngày - Đó chính là nghe nhạc trực tuyến.

Vì sao nghe nhạc trực tuyến có thể gây ô nhiễm môi trường?

Quay ngược thời gian về những năm 2000, nghe nhạc trực tuyến từng được xem là một trong số các giải pháp bảo vệ môi trường tuyệt vời khi thay thế cho dạng đĩa vật lý được sản xuất bằng nhựa. Sự xuất hiện của các nền tảng nghe nhạc trực tuyến đã làm thay đổi đáng kể xu hướng âm nhạc trên thị trường, khiến cho số lượng tiêu thụ và sản xuất đĩa CD, băng cassette,... giảm mạnh trong những năm đầu của thế kỷ 21

Vì sao nghe nhạc trực tuyến có thể gây ô nhiễm môi trường?

Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, số lượng nhựa được sử dụng để sản xuất đĩa vật lý đã giảm mạnh từ 61 triệu kg trong năm 2000, xuống chỉ còn 8 triệu kg vào năm 2016. Đồng nghĩa với việc số lượng rác thải nhựa cho việc nghe nhạc đã giảm thiểu tới gần 90% từ khi có sự xuất hiện của ứng dụng nghe nhạc trực tuyến. Xét về khía cạnh sản xuất, âm nhạc trực tuyến đã thực sự mang lại những bước tiến đột phá trong việc giảm thiểu rác thải nhựa - một trong những vấn nạn nhức nhối nhất trong bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nhựa không phải tất cả vấn đề của ô nhiễm môi trường.

Trên thực tế, việc nghe nhạc trực tuyến đòi hỏi một lượng điện năng rất lớn cho việc duy trì hoạt động của các máy chủ. Hàng loạt máy chủ tại khắp nơi trên thế giới luôn hoạt động 24/7 để lưu trữ kho dữ liệu khổng lồ như tin nhắn, âm thanh, hình ảnh, nội dung,... của các nền tảng âm nhạc trực tuyến. Để duy trì hoạt động này, nền công nghiệp âm nhạc đã thải ra tới hơn 350.000 tấn khí nhà kính mỗi năm.

Việc duy trì hoạt động máy chủ của các nền tảng âm nhạc trực tuyến đã tạo ra 350.000 tấn khí nhà kính mỗi năm.

Bên cạnh việc duy trì hoạt động của hệ thống máy chủ, quy trình nghe nhạc online mỗi ngày của chúng ta cũng đang tạo nên những tổn thương không nhỏ cho hệ sinh thái tự nhiên. Từ việc lưu trữ dữ liệu ở các bộ nhớ đệm, cho đến việc sử dụng các kết nối wifi, thiết bị nghe nhạc,...

Như vậy, mặc dù khắc phục hiệu quả những vấn đề về rác thải nhựa, nhưng việc nghe nhạc trực tuyến lại đang khiến cho lượng khí nhà kính GHG âm thầm tăng trưởng mạnh trong nhiều năm qua. Điển hình như năm 2016, khi số lượng nhựa sản xuất đĩa nhạc giảm còn 8 triệu kg thì lượng khí thải GHG cũng đã tăng vọt lên mức 200-350 triệu Kg.

Hàng tỷ tấn CO2 phía sau những giây phút thưởng thức âm nhạc trực tuyến

Theo báo cáo từ Spotify - Một trong những nền tảng nghe nhạc trực tuyến lớn nhất toàn cầu, chỉ riêng trong năm 2020, toàn bộ hoạt động của Spotify tạo ra 169.000 tấn khí CO2 (trong đó 42% - tương đương 71.000 tấn đến từ hoạt động của người dùng). Đến năm 2021, con số này tiếp tục tăng trưởng chóng mặt lên tới tới 353.054 tấn.

Hàng tỷ tấn CO2 phía sau những giây phút thưởng thức âm nhạc trực tuyến

Chia sẻ với The New Statesman, giáo sư Sharon George - Đại học Keele cũng đã chỉ ra rằng, nếu xét về lượng carbon được sử dụng trong quá trình phát nhạc thì việc phát một album nhạc trực tuyến trong 5 giờ tương đương với lượng nhựa của một đĩa CD vật lý. Như vậy, nghe nhạc trực tuyến không giúp chúng ta bảo vệ môi trường hơn mà trên thực tế còn gia tăng tốc độ hiệu ứng nhà kính.

Vì vậy, mỗi giờ nghe nhạc thư giãn tưởng chừng vô hại của chúng ta lại đang âm thầm bào mòn môi trường với hàng triệu tấn khí CO2. Theo báo cáo của Zero Carbon vào năm 2020, trung bình một cá nhân phát nhạc trực tuyến khoảng 5 giờ một ngày, gián tiếp dẫn tới việc giải phong tới hơn 1,57 triệu tấn khí thải CO2/ngày. Như vậy, mỗi chúng ta đang vô tình tạo nên 0,57 tỷ tấn CO2 hằng năm.

Và hãy tưởng tượng với số lượng khoảng 600 triệu người đăng ký trả phí tại các nền tảng nhạc trực tuyến (chưa tính số lượng người nghe không trả phí) sẽ tạo nên một lượng khí thải CO2 khổng lồ lên tới khoảng 342 Tỷ tấn/năm.

Mặt khác theo thống kê từ Uswitch, các bài hát nổi tiếng cũng vô tình tạo nên hàng nghìn tấn CO2 trong những năm qua. Điển hình như Good 4 U của Olivia Rodrigo thải ra một lượng khí CO2 tương đương với khoảng 119.000 cây xanh để bù đắp ảnh hưởng hay ca khúc đình đám Kiss Me More từ Doja Cat cũng cần khoảng 113000 cây xanh để bù lại hàng tấn CO2 mà nó đã gián tiếp tạo nên.

Trung bình mỗi cá nhân gián tiếp thải ra môi trường 0,57 tỷ tấn CO2 hằng năm từ hoạt động nghe nhạc trực tuyến.

Nỗ lực "Xanh" hóa âm nhạc trực tuyến từ các nền tảng âm nhạc

Mức độ ô nhiễm môi trường từ hoạt động nghe nhạc trực tuyến đang dần được nhìn nhận một cách đúng đắn hơn.

Xu hướng sử dụng Cloud "Xanh": Từ phía các nền tảng phát nhạc trực tuyến, hầu hết lượng khí thải cho hoạt động này đến từ các Cloud storage (Lưu trữ đám mây) đã tiêu tốn rất nhiều điện năng trong quá trình vận hành. Vì vậy, nhiều nền tảng phát nhạc trực tuyến như Spotify đã giảm thiểu lượng khí thải trong quy trình này bằng cách sử dụng Carbon-neutral cloud Storage - Google Cloud.

Ưu tiên các nguồn điện bằng năng lượng tái tạo: Nguồn năng lượng điện tái tạo trở thành giải pháp hữu ích cho việc vận hành các nền tảng âm nhạc trực tuyến. Amazon Web Services, ngôi nhà chung nhiều nền tảng phát trực tuyến hàng đầu như Apple Music đã bắt đầu chuyển dịch 65% hoạt động bằng điện từ nguồn năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, nền công nghiệp âm nhạc cũng đang chứng kiến sự trở lại của xu hướng sử dụng đĩa vật lý. Các đơn vị sản xuất đĩa vậy lý hiện nay đã ứng dụng nhiều công nghệ sản xuất xanh như: Hạn chế màng bọc nilon, sử dụng mực in bảo vệ môi trường,...

Nỗ lực "Xanh" hóa âm nhạc trực tuyến từ các nền tảng âm nhạc

Giải pháp nghe nhạc "Xanh" cho một nền âm nhạc trực tuyến bền vững

Ấm nhạc trực tuyến đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, chỉ một thay đổi nhỏ trong thói quen nghe nhạc trực tuyến của bạn cũng có thể làm giảm đi hàng triệu tấn CO2 đang thải ra môi trường mỗi ngày.

Theo khuyến các chuyên gia, hiệu ứng nhà kính có thể được giảm tải đáng kể khi thói quen nghe nhạc được cải thiện bởi những yếu tố sau:

Ưu tiên các thiết bị tiêu tốn ít năng lượng: Không ít gia đình có thói quen bật nhạc trên TV bằng các ứng dụng video như Youtube. Tuy nhiên TV là một thiếu bị tiêu tốn rất nhiều năng lượng khi sử dụng cả dữ liệu hình ảnh và âm thanh. Vì vậy, hãy chuyển thói quen nghe nhạc bằng những thiết bị tiết kiệm năng lượng hơn như điện thoại, máy tính xách tay,...

Sử dụng âm nhạc ngoại tuyến: Nhiều nền tảng âm nhạc cho phép người dùng tải bài hát xuống thiết bị để thưởng thức ngay cả khi không có mạng internet. Việc nghe nhạc ngoại tuyến sẽ giúp tiết kiệm đáng kể năng lượng so với nghe nhạc trực tuyến.

Sử dụng đĩa CD cho những bản nhạc quen thuộc: Theo những thống kê trên, nếu như bạn nghe một album trên 27 lần (hoặc tổng thời lượng nghe album nhiều hơn 5 tiếng đồng hồ) thì hãy cân nhắc đến việc sử dụng các loại đĩa phát nhạc vật lý khác như đĩa CD.

>>> Xem thêm: Chiến dịch "Find Your Slice of Life" của IKEA: Đưa Gen Z đắm chìm trong thế giới anime và chill cùng nhạc lofi

Lời kết:

Từ bài học về những ứng dụng trực tuyến cũng có thể thấy, vấn đề ô nhiễm môi trường không chỉ bắt nguồn từ những yếu tố thường thấy như rác thải nhựa hay khí đốt,... mà những hoạt động đời thường cũng đang vô tình tạo nên rất nhiều tổn thương tới môi trường. Phía sau những giờ nghe nhạc trực tuyến tưởng chừng vô hại vẫn đang tiêu tốn hàng triệu tấn năng lượng mỗi ngày và gián tiếp tạo nên một lượng khí nhà kính khổng lồ thải ra môi trường. Mặc dù vậy, âm nhạc trực tuyến đã trở thành một nhu cầu sống khó thể thay thế trong đời sống con người. Tuy nhiên chúng ta có thể góp phần giảm thiểu đáng kể lượng khí nhà kính thông qua những xu hướng nghe nhạc trực tuyến "xanh" và tiết kiệm nhiên liệu hơn.

CHUYÊN ĐỀ "PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG"

Chuyên đề "Phát triển bền vững" được Marketing AI thực hiện với mong muốn nâng cao hiểu biết và ý thức của cộng đồng về phát triển bền vững từ những điều nhỏ bé nhất. Đồng thời cung cấp cho marketers và doanh nghiệp kiến thức hữu ích, xu hướng mới nhất về phát triển bền vững cùng những bài học của các thương hiệu tiêu biểu hiện nay.
https://marketingai.vn/chu-de/phat...
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.