Nghệ thuật PR và câu chuyện làm nên thương hiệu

14 Thg 11

Thực tế, làm PR và làm thương hiệu là hai hoạt động có sự tương tác, bổ sung cho nhau. PR khai thác những thế mạnh, đặc trưng nổi bật của sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng mục tiêu để họ có lòng tin, cảm thấy hài lòng, quan tâm cũng như tin tưởng, ủng hộ sản phẩm hay dịch vụ. Thương hiệu tốt tác động mạnh đến dịch vụ PR giúp quảng cáo đáng tin cậy trong tư duy khách hàng.

Xây dựng thương hiệu là hoạt động tối quan trọng với bất kì cá nhân hay doanh nghiệp. Trong thời đại bão hòa thông tin, khách hàng mục tiêu luôn có nhiều lựa chọn, nên họ yêu cầu một lý do thuyết phục cho những câu hỏi như: "Tại sao tôi lại nghe nhạc Trịnh thay vì nhạc của A/B", "Tại sao tôi nên đi xem phim tại rạp CGV?",… Làm thương hiệu là dựa trên mối liên hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng (brand-consumers relationship). Đây là câu chuyện tựu trung hướng đến nhận diện và tạo giá trị cho thương hiệu nhằm thuyết phục khách hàng tin tưởng và trung thành với thương hiệu (brand loyalty).

Điều gì làm cho PR có sức mạnh đến vậy?

Câu trả lời là ở: Sự tín nhiệm.

Nhiều người thường nhìn nhận mọi việc qua quảng cáo. Nhưng so với quảng cáo đơn thuân, một sản phẩm được đề cập trong các bản tin hay trong các bài báo chính thống lại khiến công chúng mục tiêu tán thành và tín nhiệm hơn nhiều.

Bản tin hàng ngày có tác dụng kích thích hành động của người mua hơn là quảng cáo truyền thống. Một chiến lược social media tốt là cách khiến giới truyền thông để ý đến bạn.

Đi tìm điểm nhấn PR cho câu chuyện thương hiệu trường kỳ

Theo Philip Kotler - cha đẻ của marketing hiện đại, “Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trên thị trường.”. Bởi vậy, PR được coi là nghệ thuật yêu cầu chạm tới trái tim khách hàng. Một chiến dịch PR được coi là thành công khi những người “thợ lành nghề” hướng đến sự đồng cảm, thấu hiểu, tin tưởng lẫn nhau thay vì quảng cáo giả tạo, phóng đại hay nói giảm, nói tránh, bóp méo sai sự thật về đối tượng.

“Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trên thị trường.”

- Philip Kotler

Đã đến lúc nghệ thuật PR xây dựng thương hiệu cần phải thu hút và có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa giữa bối cảnh truyền thông đã quá bão hòa. Làm thế nào để khách hàng có niềm tin thay vì chối bỏ thương hiệu? Đó là câu chuyện cần tầm nhìn chiếc lược và đồng thời cũng là thử thách cho những “anh tài” PR lành nghề.

Trong quá trình xây dựng thương hiệu, các hoạt động PR-truyền thông giúp lan tỏa thương hiệu và ghi dấu ấn cho khách hàng những về thị giác, thính giác (xúc giác, khứu giác hay vị giác phụ thuộc từng đối tượng) từ đó khơi gợi sự đồng cảm, niềm vui thậm chí niềm tự hào,… để khách hàng lựa chọn thương hiệu.

Trong vòng tròn “PR, thương hiệu, khách hàng”, đã đến lúc ghi nhận sự hợp tác chặt chẽ giữa PR và thương hiệu để hướng đến những giá trị phục vụ con người. PR xây dựng những giá trị hữu hình và vô hình cùng hệ thống nhận diện thương hiệu đặc trưng cho sản phẩm hay dịch vụ để khách hàng tự chọn những đối tượng phù hợp, xứng đáng trong thời đại social media.

Làm thế nào để PR có hiệu quả cho bạn ?

Dưới đây là 10 qui tắc để có một kế hoạch PR hiệu quả mang lại ưu thế cạnh tranh trong thị trường của bạn:

1. Nắm vững thị trường của bạn: Việc nhận rõ được nhóm khách hàng nào mục tiêu cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ giúp bạn dễ dàng chọn ra phương tiện truyền thông phù hợp. Nhưng phải thật khéo léo trong việc lựa chọn, bởi không có sản phẩm nào có thể chiếm lĩnh được 100% thị trường . Và bạn cũng không cần phải thu hút tất cả khách hàng để thành công.

2. Nhận ra những sản phẩm hữu ích trong thị trường của bạn: Bạn cần xác định những giá trị cốt lõi mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn mang lạicho khách hàng thân thuộc. Hãy nhớ rằng, khi bạn cố gắng bán sản phẩm hay dịch vụ trên các phương tiện truyền thông thì những câu chuyện về chúng sẽ sớm được đăng tải cho mọi người biết đến. Chỉ cho họ thấy những lợi ích và những con số về thời gian và tiền của mà khách hàng tiết kiệm được bằng việc sử dụng sản phẩm của bạn.

3. Chứng tỏ sản phẩm của bạn là độc đáo: Một điều khá quan trọng là bạn có thể chứng minh sản phẩm của mình nhanh hơn, tốt hơn, sạch hơn, hoặc nhiều ích lợi hơn các đối thủ khác hoặc với tiêu chuẩn sản xuất. Chính những ưu thế đó sẽ giúp phương tiện truyền thông làm nổi bật sản phẩm của bạn lên.

4. Có nguồn gốc và giấy chứng nhận: Khi tất cả các sản phẩm đều như nhau, giấy chứng nhận là một lợi thế để nâng cao uy tín cho sản phẩm của bạn trong bất kì mẩu quảng cáo nào.

5. Chọn phương tiện truyền thông cho thị trường mục tiêu: Bạn cần tìm ra phương tiện mà những khách hàng mục tiêu thường đọc, xem và nghe. Đôi khi, bạn sẽ nhận ra những tập san đặc biệt hoặc các chương trình cho lĩnh vực bạn đang nhắm đến. Nếu điều đó mơ hồ, bạn cần làm nghiên cứu để tìm ra phương tiên được nhóm khách hàng mục tiêu sử dụng nhiều nhất. Những loại ấn phẩm như báo, tạp chí, thư tín, radio và truyền hình còn phụ thuộc vào từng vùng và từng nhóm khách hàng.

6. Viết thông cáo báo chí: Hãy mở đầu các bài viết với một tiêu đề tốt và theo phong cách AP để nhà báo có thể chọn làm tư liệu cho bài viết của họ. Phần mở đầu chỉ nên giới hạn trong 25 từ và có thể diễn đạt được tiêu đề và nội dung tóm tắt. Các phóng viên có khả năng đọc trung bình là 7 giây với hàng trăm nguồn tin nhận được mỗi ngày. Vì vậy, 25 từ đầu tiên là những từ then chốt. Và hãy nhớ nên kết thúc bài viết trong một trang giấy hoặc ít hơn.

7. Gửi đi các thông cáo báo chí: Hãy gọi cho những người có tên tuổi trong giới truyền thông. Và cho họ biết bạn có thông tin có thể rất thú vị với họ cũng như độc giả của họ. Gửi cho họ tiêu đề và phần mở đầu. Ngay sau đó họ sẽ đưa ra quyết định, có thể là thích hoặc không.Tiếp đó, hãy trình bày rõ ràng ý tưởng của bạn. Hãy lựa chọn thời gian thích hợp, có thể là vào hôm sau hoặc một dịp nào đó để gọi lại cho họ.

8. Chăm sóc: Hãy gọi cho người bạn đã gửi tin khi bạn đã nói sẽ chấp nhận dù được hay không những thông tin mà họ đã nhận và sẽ cung cấp thêm thông tin nếu cần.

9. Giữ liên lạc: Đừng nên quá tự cao. Nếu các mẩu quảng cáo của bạn có giá trị , nó sẽ được chấp nhận. Nhưng bạn nên cung cấp thêm những thông tin có ích khác nữa cho đối tác. Đây cũng là một cách tốt để các thông cáo báo chí của bạn được chú ý đến ở các lần tiếp theo.

10. Sử dụng hình ảnh: Một bức ảnh đáng giá ngàn lời nói. Những bức ảnh trên chương trình truyền hình hằng ngày làm cho người xem nhân thức rõ ràng hơn bao giờ hết, và quan trọng nhất, chúng có hiệu quả hơn hẳn so với những tập san đặc biệt hàng tháng. Trong những ấn phẩm đó, thường đọc giả chỉ chú ý đến những bức ảnh có tính giáo dục hoặc mang thông tin đến cho họ.

Kết luận

Với các chia sẻ về PR nêu trên, MarketingAI hy vọng bạn sẽ có khả năng thành công cao hơn. Bước đầu, bạn nên tạo dựng quan hệ tốt với giới truyền thông, bởi đây là điều khá cần thiết sau này. Và nhờ vậy, bạn cũng có được ưu thế cạnh tranh hơn cho sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Theo Ngọc Mai - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.