[Nghiên cứu] 87% các nhà bán lẻ ủng hộ thương hiệu lên tiếng về những vấn đề xã hội

13 Thg 02

Nếu thương hiệu đưa ra tiếng nói hợp lý trước những vấn đề xã hội, khách hàng sẽ dành ngày cành nhiều thiện cảm cho nhãn hàng. Tuy nhiên, những vấn đề xã hội cũng có thể là con dao hai mặt đối với thương hiệu, bởi chỉ cần sai một ly sẽ đi một dặm. Theo nghiên cứu, 87% các nhà bán lẻ ủng hộ thương hiệu lên tiếng về những vấn đề xã hội nổi cộm trong cộng đồng. 

Lập trường của thương hiệu đối với các vấn đề xã hội

87% các nhà bán lẻ nói rằng việc đứng lên trong các vấn đề xã hội là việc làm đáng để mạo hiểm và 83% tin rằng việc không có lập trường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập, lợi nhuận công ty họ. Ngoài ra, 61% người tiêu dùng sẽ đề xuất các thương hiệu nên đi theo sự đồng nhất và phù hợp với các giá trị xã hội, khảo sát theo Playbook của RetailMeNot, 2019, dựa trên khảo sát từ 200 nhà tiếp thị bán lẻ cao cấp và 5.000 người tiêu dùng.

Hầu hết các nhà bán lẻ (96%), đang đầu tư vào công nghệ giọng nói vào năm 2019 để giúp người tiêu dùng mua sắm dễ dàng hơn từ loa thông minh tại nhà. Di động là một lĩnh vực quan trọng khác cho các nhà bán lẻ, với 88% kế hoạch tăng đầu tư tiếp thị di động. Chiến thuật ưu tiên mà các nhà tiếp thị dự định thực hiện trong năm 2019 là cung cấp ưu đãi và giảm giá dành riêng cho người dùng di động để tăng doanh số.

Nếu thương hiệu đưa ra tiếng nói hợp lý trước những vấn đề xã hội, khách hàng sẽ dành ngày cành nhiều thiện cảm cho nhãn hàng (Ảnh: News Viral Zone)
>>> Xem thêm:  Định dạng Stories chiếm tỉ trọng 1/3 bài quảng cáo trên Instagram vào năm 2018

Báo cáo RetailMeNot là tín hiệu mới nhất cho thấy các thương hiệu quan tâm đến việc ủng hộ các giá trị và các vấn đề văn hóa quan trọng để thể hiện vị thế trong tâm trí khách hàng. Mặc dù việc theo đuổi lập trường có thể là một động thái rủi ro, với tiềm năng tạo ra phản ứng ngược nếu thông điệp của một thương hiệu được xem là thiếu tính xác thực, các nhà bán lẻ cho rằng những rủi ro này đáng để đánh đổi.

Một báo cáo riêng từ Forrester tương tự cho thấy, trong môi trường chính trị và xã hội gây chia rẽ hiện nay, các nhà tiếp thị có thể khai thác điểm yếu và các vấn đề chưa được giải quyết để tạo ra giá trị cho thương hiệu.

Các nhà tiếp thị có xu hướng đầu tư vào tiếng nói công nghệ trên thiết bị di động

Khoảng một nửa số nhà tiếp thị được khảo sát cho biết họ đang lập ngân sách cho các chương trình dùng thử trước khi mua, khuyến khích 35% người tiêu dùng dùng thử sản phẩm mới.

Tập trung vào việc cung cấp giảm giá và giao dịch độc quyền trên thiết bị di động sẽ giúp các nhà tiếp thị thúc đẩy doanh số bán hàng, một chiến lược quan trọng cho các nhà bán lẻ. Điện thoại thông minh là phân khúc tìm kiếm được trả tiền có mức độ tăng trưởng nhanh nhất, với 75% số lần hiển thị mua sắm xảy ra trên điện thoại di động, theo báo cáo gần đây của Kenshoo. Cho đến nay, hầu hết các nhà tiếp thị đã sử dụng công nghệ để trả lời các câu hỏi và cung cấp dịch vụ khách hàng.

Báo cáo mới cũng nhấn mạnh cách các nhà tiếp thị tiếp tục thu hút người tiêu dùng Millennials và tỏ ra ít quan tâm đến Gen Zers, với 60% các nhà bán lẻ nói rằng họ sẽ tập trung tiếp thị thế hệ này và 5% tập trung vào Gen Z. Hầu hết người mua sắm Gen Z, với 80%, cho biết họ mong muốn mua sắm tại các cửa hàng khi họ có thời gian, nhưng 75% cho rằng mua sắm online không thuận tiện, theo nghiên cứu của Criteo. 65% Gen Z thích được tận mắt sử dụng sản phẩm trước khi mua và 67% thích sử dụng điện thoại của họ trong các cửa hàng để nghiên cứu các mặt hàng họ dự định mua.

Kết

Trong môi trường chính trị và xã hội gây chia rẽ hiện nay, các nhà tiếp thị có thể khai thác điểm yếu và các vấn đề chưa được giải quyết để tạo ra giá trị cho thương hiệu. Tuy nhiên, việc đưa ra lập trường riêng cần có tính xác thực và lòng quyết tâm để tạo ra giá trị đích thực.

Nguồn: Mobile Marketer

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.