Người tiêu dùng vẫn chưa muốn chi tiêu mạnh sau khi nới lỏng cách ly

01 Thg 06

Dù hiện nay, diễn biến của đại dịch Covid-19 đã có dấu hiệu thuyên giảm, nhiều quốc gia đã nới lỏng lệnh phong tỏa và cách ly xã hội. Mọi người đang hy vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế, tuy nhiên nó không đồng nghĩa với niềm tin của người tiêu dùng được khôi phục. Hiện nay chỉ số tự tin của người tiêu dùng vẫn còn rất thấp, gây ra hậu quả là họ vẫn chưa sẵn lòng chi tiêu như trước. 

Mới đây, Gfk vừa đưa ra một báo cáo về chỉ số tự tin người tiêu dùng hàng tháng. Cụ thể, chỉ số này khi đo vào tháng 5/2020 là mức -34 điểm, bằng với số điểm khi đo trong tháng 4/2020 và thấp hơn 24 điểm so với tháng 5 năm ngoái. 

Dù vậy, ở khía cạnh nhận thức mọi người về tình hình tài chính cá nhân trong 12 tháng tới đã có sự cải thiện, từ mức -14 điểm trong tháng 4/2020 lên -9 điểm vào tháng 5/2020. Đồng thời, nhận thức của người dân về tình hình kinh tế chung trong 12 tháng tới cũng có sự cải thiện nhẹ, từ -56 điểm lên -54 điểm. Tuy nhiên, những sự cải thiện này lại không được chuyển hóa thành kế hoạch chi tiêu, chỉ số đo lường mức độ mua hàng của người dân đang ở con số thấp kỷ lục là -47 điểm, tương đương mức giảm 48 điểm so với cùng kỳ năm ngoái (5/2019)

Dù không có kế hoạch chi tiêu, người tiêu dùng cũng không có nhiều kế hoạch về việc tiết kiệm. Chỉ số ghi nhận trong tháng 5/2020 là 14 điểm, dù đây là mức tăng so với tháng 4/2020, tuy nhiên nó vẫn thấp hơn mức 16 điểm của tháng 5 năm ngoái. Dù hiện này, đã có nhiều quốc gia dần nới lỏng lệnh cách ly và phỏng tỏa. Cuộc sống hậu đại dịch đang dần mở ra với người dân, họ đang dần thích nghi với một cuộc sống mới, tuy nhiên người tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng cho mọi thứ. Chính vì vậy mà mọi thứ chưa có gì tiến triển, họ vẫn chưa đủ tự tin để quay lại chi tiêu như trước. Người tiêu dùng cũng trở nên bi quan hơn trong 12 tháng qua, với điểm số cho tình hình tài chính cá nhân bị dừng ở mức -4. Cảm nhận về tình hình kinh tế chung trong 12 tháng qua đã giảm 11 điểm so với tháng trước, còn -55.

>> Xem thêm: Hậu Covid19: Những thói quen mới định hình hành vi người tiêu dùng

Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này? Nhiều chuyên gia đã chia sẻ rằng xã hội cần bây giờ là một “bước đột phá” để làm xoay chuyển hoàn toàn tình thế. Cụ thể, việc chế tạo thành công vắc-xin dĩ nhiên là giải pháp tốt nhất, cũng như tiến bộ lớn về phương pháp điều trị hiệu quả và một bước tiến lớn trong việc theo dõi và thử nghiệm tiếp xúc sẽ giúp ích. Tuy nhiên, đó mới là chỉ mong ước, hiện thực của người tiêu dùng là minh chứng cho thấy vẫn còn một con đường rất dài trước khi điều đó diễn ra.

Tuấn Anh - MarketingAI

Theo Marketingweek

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.