Thứ Bảy, Tháng Ba 6, 2021
Hotline: 0914.418.789
Email: marketingai@admicro.vn
  • PR
  • Cho nhà quản lý
  • Case Study
  • Chuyển đổi số
  • Góc nhìn Admicro
Marketing Admicro
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Marketing news
  • Digital marketing
    • Social Media
    • SEO/SEM
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Video Marketing
    • Mobile Marketing
    • Display ads
  • Brands
  • Tài liệu – Báo cáo
    • Báo cáo thị trường
    • Tài liệu Marketing
    • Phần mềm
  • Infographic
  • Sản Phẩm Admicro
    • Book bài PR
    • Webuy
    • Corporate Branding
  • Trang chủ
  • Marketing news
  • Digital marketing
    • Social Media
    • SEO/SEM
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Video Marketing
    • Mobile Marketing
    • Display ads
  • Brands
  • Tài liệu – Báo cáo
    • Báo cáo thị trường
    • Tài liệu Marketing
    • Phần mềm
  • Infographic
  • Sản Phẩm Admicro
    • Book bài PR
    • Webuy
    • Corporate Branding
No Result
View All Result
Marketing Admicro
No Result
View All Result
Home Tin Tức Marketing

Nhìn lại câu chuyện Flappy Bird, Sơn Tùng MTP: Tư duy của người Việt có tự tay “bóp chết” nhân tài ngay trên sân nhà?

Bởi Giang
Th8 3, 2020
trong Tin Tức Marketing
0
Share on FacebookTwitterLinkedinEmailTelegram

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển có mức tăng trưởng về kinh tế nhanh (6,8%), một con số tăng trưởng đáng kinh ngạc. Thêm vào đó, các công ty Startup đang mọc lên như nấm thì Việt Nam đang là thị trường trẻ với tiềm năng phát triển vô cùng đáng ngưỡng mộ trong khu vực và trên thế giới. Chắc chắn, mọi người còn nhớ về Flappy Bird một ứng dụng được chính tay người Việt xây dựng lên và đạt nhiều thành tích khiến thế giới không khỏi bất ngờ. Hay Sơn Tùng MTP, người đặt nền móng cho Vpop phát triển ra thị trường thế giới….

Những điểm chung của những nhân vật này, là từ khi thời gian nổi lên thì chính những người trong nước, những người cùng chung dòng máu, màu da “dìm” một cách không thương tiếc. Cùng MarketingAI đi mổ xẻ vấn đề xem rằng có phải Người Việt đang tự tay “bóp chết” chính những sản phẩm như Flappy Bird, Sơn Tùng MTP tại Việt Nam hay không?

Flappy Bird – Nguyễn Hà Đông

Ứng dụng này dựa vào nền tảng game 8-bit như Mario hay Contra thành công trước đó. Flappy Bird là một tựa game khá đơn giản được Nguyễn Hà Đông phát triển và lập trình đăng tải trên kho ứng dụng của các hệ điều hành. Trong khi trên thế giới, nhiều tựa game được đầu tư công phu, nhiều nhãn hàng game bỏ ra cả triệu USD để phát triển 1 ứng dụng game mà chưa chắc đã thành công.

(Nguồn: PCMag.com)

Vậy mà thời điểm lúc bấy giờ, chỉ với 1 chú chim cùng với đó là thao tác Game, đồ họa cực kỳ đơn giản. Flappy Bird đã tạo ra những thành tích “Vô tiền khoáng hậu” không chỉ Việt Nam mà trên phạm vi thế giới. đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng tại hơn 50 quốc gia, đạt hơn 100 triệu lượt tải trong vòng 2 tuần ở các nền tảng Android và iOS. Tính đến trước khi “chú chim cô đơn” gãy cánh, nó thu về hơn 50.000 đánh giá trên CH Play và 30.000 ngàn đánh giá trên Appstore. Đây được coi là thành tích đáng nể với một ứng dụng đến từ một nhà sản xuất vô danh, lại còn sử dụng những thứ trước đó đã làm nên tên tuổi của hàng loạt những thương hiệu huyền thoại khác. Tính “Sương sương” vào thời điểm hưng thịnh nhất, thì Nguyễn Hà Đông thu về 50.000 USD. ngày tiền quảng cáo.

Thế nhưng, tính vào tâm điểm của câu chuyện, thì Flappy Bird bị đánh sập bởi những nguyên nhân được cho hết sức “nực cười”. Chẳng ai khác, chính những người dòng máu dân tộc lại “bóp chết” tựa game gây bão này của Hà Đông. Nếu như, Việt Nam luôn đề cao tính dân tộc hàng trăm năm qua, khẩu hiệu “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt ở khắp nơi. Thế nhưng, chỉ với 1 tựa Game vừa mới chớm nở và phát triển, thì chính những người Việt lại đi Report không thương tiếc. Họ chỉ ra rằng với 50.000 USD/ngày, anh sẽ đóng thuế bao nhiêu, người ta đồn rằng anh sẽ bị bắt vì trốn thuế. Họ nói anh chỉ là một gã khù khờ ăn may. Họ nói anh ăn cắp hình ảnh của các game 8-bit như Mario hay Contra. Một số người Việt còn gửi email đến tận Konami và các hãng game danh tiếng khác yêu cầu điều tra về bản quyền hình ảnh của game.

Từ chàng trai lập dị từ Đại học Bách Khoa đến hiện tượng CNTT của thế giới (Nguồn: Tapchicongnghe)

Có lẽ, nếu không phải vì tư tưởng “Trâu buộc ghét trâu ăn” của dân ta thì có lẽ, Hà Đông giờ đã lập ra một công ty Game mang đẳng cấp quốc tế rồi cũng nên. Khi mà tư tưởng của dân ta vẫn còn quá “Bần nông”, việc một thương hiệu chớm nở đạt được thành tích “siêu to khổng lồ” như vậy, lại đến từ một người trẻ măng mới ra trường nữa, thì bảo sao các anh lớn, chị đại trong ngành bao lâu lại chẳng Cay cú. Tính “Cà khịa” lên cao, chính những con người có tính “Ghen ăn tức ở đó” đã kìm hãm sự phát triển của ngành CNTT nước nhà. Flappy Bird đã khiến Việt Nam tự hào nhưng lại không thể khiến Việt Nam nở mày nở mặt thêm nữa.

Sơn Tùng MTP

Chẳng ai có thể tin được một chàng trai xuất phát từ Thái Bình, với chất nhạc Underground từ thuở đầu tiên lại trở thành sao hạng S như hiện tại. Nếu nói về danh tiếng hiện tại của Sơn Tùng MTP, người ta sẽ nghĩ ngay đến một chàng trai cực chất, với phong thái trình diễn, tư duy âm nhạc đã đi quá xa với phần đông của thị trường âm nhạc Việt Nam. Nếu nói không ngoa thì hiện tại chỉ có Mỹ Tâm mới có đủ sức chống chọi lại với danh tiếng của Sơn Tùng tại Việt Nam, Tùng giờ không là của Việt Nam mà nó đã vang xa sang cả trời Tây mất rồi!

Một chàng trai xuất hiện trên Vietnam Idol 2012 (Nguồn: Baomoi)

Thế nhưng, để đạt được danh tiếng như hiện tại thì con đường đi lên ngôi vương của Sơn Tùng lại trải đầy… Gai! và chẳng hề dễ đi chút nào. Sơn Tùng chính thức ra mắt Vpop vào năm 2012 trên chương trình Vietnam Idol với tư cách “gà” của nhạc sĩ Huy Tuấn. Ngay từ khi ra mắt, với ngoại hình có phần hơi “phèn”, nhưng chất nhạc của anh chàng khá dễ nghe và Catchy khiến cho ca sĩ này thu về lượng lớn người hâm mộ.

Tuy nhiên, càng ra các sản phẩm âm nhạc sau đó, Sơn Tùng càng lún sâu vào những cáo buộc đạo nhạc từ những bài nổi danh trên thế giới. Tuy nhiên, xét về phương diện phong cách âm nhạc, cũng như chỉ số truyền thông thì anh chàng lại đi 1 hướng riêng biệt với nền âm nhạc nước nhà. “G-Dragon phiên bản Việt” là cái mác mà truyền thông, giới anti gán cho anh thời điểm lúc anh chàng đang phát triển sự nghiệp với “Em của ngày hôm qua”, “Không phải dạng vừa đâu”….Mỗi khi ra mắt bất cứ một sản phẩm âm nhạc nào, Sơn Tùng cũng phải chịu những con mắt dò xét bất minh và thiếu công bằng.

Đỉnh điểm là “Chúng ta không thuộc về nhau” khi bị cư dân mạng ném đá không thương tiếc khi tố cáo sản phẩm của Sơn Tùng đạo nhái “We Don’t Talk Anymore” của Charlie Puth. Thậm chí, nhiều người còn gửi Mail đến hẳn công ty chủ quản Warner Music Group để report sản phẩm của Sơn Tùng. Cho đến nay, chưa có sản phẩm nào của Tùng bị các nhà phát hành, ca sĩ khác kiện vì “đạo nhạc” hay “đạo ý tưởng” cả. Thực ra thì những cụm từ đó, chỉ được phát ngôn từ những người mà đáng lẽ ra nên ủng hộ và đứng sau cổ vũ cho cậu trai trẻ cùng chung quê hương xứ sở này.

Trải qua biết bao sóng gió để có được ngày hôm nay (Nguồn: Yeah1News)

Thế nhưng, xét vào sự thật, thì chính người Việt với thói ghen tị trước thành công của người khác đã gây khó dễ để các ngôi sao trẻ tuổi “ngụp” trong khủng hoảng. Thế nhưng, với sự kiên cường, Sơn Tùng đã vượt qua giai đoạn đó và chứng minh rằng âm nhạc của mình là có chất riêng, Tùng không phải là kẻ mộng mơ, may mắn nhất thời, mà kể từ 2018, với hàng loạt các sản phẩm “Lạc trôi”, “Nơi này có anh” hay gần đây nhất “Hãy trao cho anh”. Sơn Tùng đã chứng minh được thực lực của mình và dần dần chứng tỏ tên tuổi của minh tại Vpop, anh chàng đang dần dần hiện thực hóa câu nói khi chia sẻ với VTV1 năm nào: “Mình có một khao khát là mang nền âm nhạc Việt tiến ra thế giới”.

Liệu bao giờ người Việt mới chịu để thị trường phát triển và những nhân tài có cơ hội vươn mình ra biển lớn?

Nếu xét về những tên tuổi hiện tại nổi danh trên thế giới, Mark Zuckerberg, Bill Gate, Elon Musk, Jeff Bezos… Một điểm chung giữa họ là khởi nghiệp từ rất sớm và đánh vào những ngành mà thị trường chưa hề có mặt tại đó. Chính điểm đó đã tạo ra một nước Mỹ thịnh vượng như hiện tại, từ chính phủ cho tới người dân hay chính những đối thủ cạnh tranh, họ đầu tư và ủng hộ những dự án đi trước so với thời đại. Chính những điểm này khiến cho Mỹ trở thành nơi thu hút nhân tài và chiếm 2/3 các thương hiệu giá trị nhất hành tinh trong top 10.

Liên Xô trước khi tan rã cũng là một nơi có rất nhiều nhân tài nở rộ, và bằng chứng là nền công nghiệp vũ trụ vào những năm 50 của thế kỷ 20. Khi Liên Xô (là nước Nga hiện tại) có những bước đi trước so với Hoa Kỳ, thêm vào đó, nền quân sự của đất nước này cũng được đánh giá là cực kỳ hưng thịnh. Thế nhưng, với sự tan rã vào năm 1991, thì nước Nga sau khi được nắm toàn quyền của chế độ Liên Xô cũ đã bị “chảy máu chất xám” nghiêm trọng. Chính bởi tư tưởng không tiến bộ, phụ thuộc quá nhiều vào nhà nước đã khiến thị trường không những không phát triển, mà có thời gian trượt dài so với những quốc gia khá cùng khu vực. 

Nền Kinh tế Việt Nam đã thực sự phát triển? (Nguồn: CafeF)

Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của Liên Xô cũ, đây chính là rào cản khiến cho thị trường Việt Nam mặc dù đang phát triển, nhưng vẫn chưa được coi là nền kinh tế thị trường. Chính bởi sự kìm hãm về tư tưởng khiến cho Việt Nam nhất là các doanh nghiệp chưa có được cú bật, dù công nhận là 1 quốc gia giỏi nhưng thực sự chưa lẻn lỏi ra quốc tế. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến những cái tên như Flappy Bird hay Sơn Tùng mất quá nhiều thời gian để chống chọi lại với thị trường. Và có lẽ việc khó nhất khi làm Branding tại Việt Nam chính là làm sao để vừa lòng với đủ kiểu người, đủ tư tưởng khác nhau.

Tạm kết

Mặc dù không thể nói trước được điều gì thế nhưng Flappy Bird, Sơn Tùng MTP đang là 2 trường hợp điển hình nhất về thực trạng “Trâu buộc ghét trâu ăn”. Đây sẽ là bài học, một cái nhìn rõ nhất cho tư tưởng của dân Việt, khi mà con người luôn có thói quen đối kỵ nhau trên mọi phương diện. Rất nhiều cái tên đã chìm nghỉm vì vấn đề này, và liệu rằng đến bao giờ Việt Nam mới có thể vươn lên trở thành thị trường cạnh tranh hoàn hảo đúng nghĩa?

*Bài viết có tham khảo ý kiến của Vietnam Projects Construction

Thắng nguyễn – MarketingAI

5 / 5 ( 5 bình chọn )
Tags: flappy birdnhãn hàng việt namsơn tùng mtpthực trạng việt nam
Bài trước

Cách mà cha đẻ của Amazon – Jeff Bezos làm thay đổi thế giới

Bài tiếp theo

Không còn vẻ “nam tính độc hại”, Gillette ra mắt chiến dịch tri ân người phụ nữ sinh thành

Tin liên quan

Ý tưởng kinh doanh ngày 8/3

Top 10 ý tưởng kinh doanh ngày 8/3 sẽ giúp bạn “kiếm bộn tiền”

Th2 26, 2021
Người dùng hoạt động hàng ngày đình trệ tại Mỹ: Facebook đang dần đánh mất vị thế dẫn đầu?!

Người dùng hoạt động hàng ngày đình trệ tại Mỹ: Facebook đang dần đánh mất vị thế dẫn đầu?!

Th2 25, 2021
Facebook và Chính phủ Úc bắt tay làm hòa, khôi phục các trang tin tức

Facebook và Chính phủ Úc bắt tay làm hòa, khôi phục các trang tin tức

Th2 24, 2021
Facebook ra mắt trang web mới giúp ứng phó với những thay đổi của IDFA

Facebook ra mắt trang web mới giúp ứng phó với những thay đổi của IDFA

Th2 24, 2021
Doanh thu Google tăng ghi nhận sự phục hồi trong ngân sách quảng cáo toàn cầu

Doanh thu Google tăng ghi nhận sự phục hồi trong ngân sách quảng cáo toàn cầu

Th2 23, 2021
Google công bố giải pháp thay thế cookie sẽ được thử nghiệm vào quý 2/2020

Google công bố giải pháp thay thế cookie sẽ được thử nghiệm vào quý 2/2020

Th2 19, 2021

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

branding solution
PR Solution

Bài viết mới nhất

Engagement Campaign – Giải pháp truyền thông gia tăng tương tác khách hàng độc đáo nhất năm 2021

Logistics là gì? Học ngành Logistics ra làm gì & Học ở đâu?

Nhìn lại thuật toán Facebook sau 17 năm và cách hoạt động năm 2021

Website thu được nhiều traffic: không phải lúc nào cũng tốt

Tương lai của Gucci, Chanel và các thương hiệu cao cấp trong việc tái tạo trải nghiệm digital năm 2021

Lạm phát là gì? Nguyên nhân và cách kiểm soát lạm phát hiệu quả

hiển thị quảng cáo tự nhiền với admicro native ads

Đọc nhiều trong tuần

marketing là gì

Marketing là gì? 9 đặc điểm cơ bản về marketing bạn nên biết

Th5 22, 2020
ngành marketing học trường nào

Theo ngành Marketing học trường nào cho khỏi nỗi lo “thất nghiệp”?

Th8 3, 2020
mẫu bài viết quảng cáo hay

TOP 10 mẫu bài viết quảng cáo hay tuyệt chiêu làm content ads

Th10 13, 2020
Ngành tài chính ngân hàng học trường nào

Ngành tài chính ngân hàng học trường nào tốt nhất 2020?

Th8 6, 2020
Ngành truyền thông đa phương tiện học trường nào

Theo ngành Truyền thông đa phương tiện học trường nào tốt nhất?

Th11 6, 2020
những câu slogan hay về kinh doanh

Những câu slogan hay về kinh doanh “Chạm” tới cảm xúc khách hàng

Th8 7, 2020

    Đăng ký nhận bản tin
    1. Sinh viênNhân viênTrưởng phòngGiám đốc

    * Thông tin bắt buộc

    logo-marketingai-trang
    MarketingAI là chuyên trang tổng hợp và cung cấp nội dung, kiến thức về lĩnh vực Digital marketing và truyền thông. MarketingAI mong muốn cung cấp cho bạn đọc những thông tin cập nhật nhất, những kiến thức bổ ích nhất để giúp bạn đọc tìm ra giải pháp, chiến lược truyền thông phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

    Thông tin liên hệ

    – Địa chỉ: Toà nhà Center Building – Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

    – Hotline: 091 441 87 89

    – Email: marketingai@admicro.vn

    DMCA.com Protection Status

    Chính sách chung:

    • Giới thiệu
    • Thông tin liên hệ
    • Chính sách bảo mật
    • Điều khoản sử dụng
    • Sitemap

    Theo dõi chúng tôi:

    • Facebook
    • Twitter
    • Youtube
    • Linkedin
    • Pinterest
    • Flickr
    • Trang chủ
    • Marketing news
    • Digital marketing
    • Brands
    • Tài liệu – Báo cáo
    • Infographic
    • Sản Phẩm Admicro

    Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Marketing news
    • Digital marketing
      • Social Media
      • SEO/SEM
      • Content Marketing
      • Email Marketing
      • Video Marketing
      • Mobile Marketing
      • Display ads
    • Brands
    • Tài liệu – Báo cáo
      • Báo cáo thị trường
      • Tài liệu Marketing
      • Phần mềm
    • Infographic
    • Sản Phẩm Admicro
      • Book bài PR
      • Webuy
      • Corporate Branding

    Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

    Số điện thoại
    0914.418.789