Nhìn lại những điểm nhấn nổi bật trong Marketing, Truyền thông và Quảng cáo năm 2020

28 Thg 12

2020 - một năm KHÔNG THỂ QUÊN đối với tất cả chúng ta, đang sắp sửa trôi qua. Vào thời điểm này năm ngoái, không một ai biết sự xuất hiện của COVID-19 sẽ khiến tình hình thế giới trở nên tồi tệ như thế nào. Tờ The Economist thậm chí còn đưa ra một bài viết nhận định có tên “How bad it will get?” để dự đoán về những tác động của đại dịch này, nhưng có lẽ tờ báo này cũng không ngờ rằng, dù đã một năm trôi qua, COVID-19 không những không hạ nhiệt mà còn tiếp tục lan rộng và ngày càng nguy hiểm. 

Đối với riêng lĩnh vực Marketing, Quảng cáo và Truyền thông, các xu hướng chính nổi lên trong 9 tháng vừa qua không thực sự mới. Các chuyên gia cho rằng, sự xuất hiện của COVID-19 chỉ giống như một chất xúc tác, khiến cho các xu hướng ấy bùng nổ mạnh mẽ hơn mà thôi. Liệu quan điểm này có chính xác hay không, hãy cùng MarketingAI phân tích trong bài viết dưới đây và cùng nhìn lại một năm 2020 đầy biến động trong ngành Marketing, Truyền thông và Quảng cáo nhé!

Đại dịch là que diêm hay chất xúc tác?

Mặc dù COVID-19 là đại dịch chưa từng có tiền lệ trong lịch sử cả về quy mô lẫn mức độ ảnh hưởng. Tuy nhiên, xét trên một số khía cạnh, nó không phải là que diêm thắp lên những ngọn lửa mới, mà chỉ là chất xúc tác đổ thêm vào những đốm lửa nhỏ đang cháy liu riu, làm nó bùng lên thành những ngọn lửa lớn đầy mạnh mẽ, dữ dội và lan ra khắp nơi.

Có thể coi những xu hướng chính là những đám cháy nhỏ. Nó vốn dĩ đã tồn tại từ lâu trên thị trường, và sự xuất hiện của đại dịch giống như một chất xúc tác, khiến cho những xu hướng ấy biến thành những xu hướng chủ đạo của năm 2020.

Tại sao lại nói như vậy?

Nếu như bạn để ý thì trước khi những ngọn lửa nhỏ bùng lên thành những đám cháy lớn vào năm 2020, nền kinh tế trên toàn cầu, bao gồm cả thị trường Ấn Độ đều đã và đang gặp phải những sóng gió nguy hiểm ngay từ năm 2019.

Sự việc đầu tiên cần phải kể đến chính là Brexit - lá cờ đầu mở ra những thay đổi trong quan hệ giữa Anh và Liên minh EU trong các vấn đề như an ninh, thương mại và di dân; đồng thời đánh dấu bước ngoặt đầu tiên của quá trình phi toàn cầu hóa diễn ra trên toàn cầu. Tiếp theo chính là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung với những ảnh hưởng to lớn lên nền kinh tế toàn cầu cũng như khơi mào cho sự cạnh tranh gay gắt giữa những gã khổng lồ công nghệ đến từ 2 nước.

Trong khi đó, công nghệ là thứ đã tồn tại từ lâu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó giúp cho việc làm việc từ xa, tham gia các sự kiện, cuộc họp online trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, thay vì phải đáp những chuyến bay thật xa để tham dự như trước kia.

Chỉ có điều, tại thời điểm trước khi dịch xuất hiện, chúng ta đã không sử dụng những công nghệ này quá nhiều vì nhu cầu gặp gỡ nhau trực tiếp vẫn còn cao. Và trên thực tế thì, ứng dụng Zoom - cái tên “gây sốt” suốt nửa đầu năm 2020 cũng đã có sẵn trên thị trường trước khi dịch xuất hiện.

Điều thú vị là vào tháng 12/2019, lượng người sử dụng Zoom là khoảng 10 triệu người/ngày. Và đến tháng 4/2020, con số này đã tăng lên 300 triệu, chỉ trong vòng 4 tháng. Rõ ràng, đại dịch đã giúp cho Zoom đạt được tốc độ tăng trưởng trong vòng 2 năm chỉ với 2 tuần. Vì vậy, nó chính là chất xúc tác chứ không phải que diêm.

Nhìn lại những điểm nhấn nổi bật trong Marketing, Truyền thông và Quảng cáo năm 2020Zoom đạt tăng trưởng kỷ lục trong mùa dịch, minh chứng cho thấy đại dịch chính là chất xúc tác giúp cho công nghệ phát triển vượt bậc bất chấp khó khăn (Ảnh: MSPoweruser)

Thậm chí, ngay bản thân đại dịch này cũng không thực sự là một điều gì đó mới. Đối với một số quốc gia đã có kinh nghiệm xử lý các dịch bệnh lớn như SARS, họ đã sớm đưa ra những cảnh báo đầy đủ về những biến động mà virus có thể gây ra. Điều khác biệt duy nhất và có lẽ lớn nhất trong sự bùng phát của COVID-19 lần này có lẽ chính là quy mô và diễn biến khó lường của nó. Sự lây lan nhanh chóng và khả năng tử vong cao của COVID-19 đã biến nó trở thành một đại dịch toàn cầu thay vì chỉ là một đại dịch ở một quốc gia hay khu vực.

“Tuy nhiên, ngay cả trước khi đại dịch xuất hiện, đã có một động thái cho thấy xu hướng hợp nhất xuất hiện, đó là khi các thương hiệu bắt đầu nhận ra các vấn đề xung quanh nảy sinh trong lúc làm việc với nhiều đối tác cùng lúc. Với việc đặt trọng tâm vào ROI cũng như nhu cầu trải dài ngân sách tiếp thị, xu hướng hợp nhất đã đạt được động lực tăng trưởng trong thời gian này.”

Như vậy, có thể thấy xu hướng Marketing, Quảng cáo và Truyền thông trong 9 tháng qua không thực sự mới. Nó chỉ bùng lên mạnh mẽ hơn và thu hút sự chú ý của nhiều người khi đại dịch xuất hiện và hoạt động như một chất xúc tác, tác động mạnh lên mọi khía cạnh.

Những điểm nhấn nổi bật trong năm 2020

Sự ảnh hưởng của digital marketing lên ngân sách dành cho marketing truyền thống

Trên thực tế, xu hướng chuyển đổi số và tránh xa các phương tiện truyền thống đã bắt đầu từ vài năm trước. Điều này rõ ràng đã được đẩy mạnh hơn trong những tháng tồi tệ nhất của năm 2020 khi đại dịch khiến cho cả thế giới phải đóng cửa và không có cơ hội đi ra ngoài. Báo cáo cho thấy, trong suốt quãng thời gian đó, chi phí dành cho các hoạt động digital marketing vẫn được duy trì trong khi chi tiêu cho truyền thông truyền thống giảm mạnh.

Điều tồi tệ nhất vẫn đang chờ đợi chúng ta ở phía trước. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta đã học được những bài học vô giá từ năm 2020.

Mặc dù trên phạm vi toàn cầu, xu hướng chuyển đổi số đang cho thấy sức thống trị mạnh mẽ và có phần áp đảo các phương pháp tiếp cận truyền thống, nhưng riêng tại Ấn Độ, mọi chuyện lại diễn ra không như thế. Tỷ trọng của các phương tiện truyền thống có thể giảm đi nhưng tầm quan trọng của nó sẽ vẫn được duy trì. Thị trường hơn 1 tỷ dân này đang sở hữu những thói quen và cách sử dụng phương tiện truyền thông vô cùng đa dạng chứ không hề một màu như một số quốc gia khác. Chính vì thế, cho dù chi tiêu dành cho các phương tiện kỹ thuật số, di động và OTT có tăng lên bao nhiêu, thì báo chí và truyền hình vẫn sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng tại thị trường Ấn Độ trong tương lai gần.

Hợp nhất nhu cầu và ngân sách marketing

Có thể thấy hầu hết các thương hiệu hiện nay đều đã và đang bắt tay ngay vào hành trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Việc đại dịch xuất hiện và gây ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống đã nhắc nhở các thương hiệu phải liên tục theo dõi và bắt kịp nhanh với các xu hướng biến đổi của thị trường. Điều đáng ngạc nhiên là trước khi đại dịch xuất hiện, doanh thu từ thương mại điện tử của một số thương hiệu đã chỉ đạt ít hơn 5%. Tuy nhiên, sau khi lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội được áp đặt khiến cho hàng loạt điểm các bán hàng và tập trung đông người phải ngưng hoạt động, thương mại điện tử đã ngay lập tức thu hút sự quan tâm của nhiều người và mở ra cơ hội phát triển lớn cho ngành công nghiệp này.

“Xu hướng chuyển đổi số và tránh xa các phương tiện truyền thông truyền thống đã bắt đầu từ vài năm trước. Điều này rõ ràng đã được đẩy mạnh hơn trong những tháng tồi tệ nhất của năm 2020 khi đại dịch khiến cho cả thế giới phải đóng cửa và người dân không có nhiều cơ hội để đi ra ngoài.”

Bên cạnh đó, thị trường cũng đón nhận nhiều hơn những xu hướng tập trung vào dữ liệu, công nghệ và marketing automation. Tuy nhiên, ngay cả trước khi đại dịch xuất hiện, đã có một động thái cho thấy xu hướng hợp nhất xuất hiện, đó là khi các thương hiệu bắt đầu nhận ra những vấn đề xung quanh nảy sinh trong lúc làm việc với nhiều đối tác cùng lúc. Với việc đặt trọng tâm vào ROI cũng như nhu cầu trải dài ngân sách tiếp thị, xu hướng hợp nhất đã đạt được động lực tăng trưởng trong thời gian này.

''Sáng tạo trong thời kỳ đại dịch''

Có thể nói, sự sáng tạo chính là chìa khóa và “kim chỉ nam” dẫn lối chúng ta trong việc nên hoạt động như thế nào trong thời kỳ này. Nó ám chỉ việc chúng ta cần phải nhanh chóng tìm ra những cách làm việc mới và những giải pháp sáng tạo cho khách hàng của mình.

WFH

Làm việc tại nhà đòi hỏi một tư duy mới. Nhưng có thể nói, tốc độ, khả năng thích ứng, sự đổi mới và tháo vát tuyệt đối đến từ đội ngũ nhân viên và lao động trên toàn cầu là điều đáng kinh ngạc.

Nhìn lại những điểm nhấn nổi bật trong Marketing, Truyền thông và Quảng cáo năm 2020Người dân thích ứng nhanh với môi trường làm việc work-from-home đến mức đáng kinh ngạc (Ảnh: Internet)

Nhiều công ty đã khuyến khích nhân viên của họ làm việc dù đang ở bất cứ đâu và không để tài năng của họ bị giới hạn bởi vị trí địa lý hay các lệnh giãn cách xã hội. Vấn đề khoảng cách giờ đây đã không còn quá quan trọng khi mà chúng ta hoàn toàn có thể hoàn toàn làm việc và cộng tác với nhau từ xa thông qua các phần mềm trực tuyến. Mỗi người sẽ có được cho mình một công việc phù hợp với tài năng bản thân cho dù họ có ở đâu đi chăng nữa. Hiệu suất công việc được đẩy mạnh và thời gian quay vòng nhanh hơn. Cách mọi người vươn lên đầy mạnh mẽ và tạo ra nhiều hiệu suất đáng kể trong giai đoạn khó khăn như hiện nay là điều thực sự đáng tự hào.

Hướng đến năm 2021

Điều tồi tệ nhất vẫn còn đang ở phía trước. Vậy nên, chỉ có thể nói rằng, chúng ta đã học được những bài học quý giá trong năm 2020. Một số công ty đang kỳ vọng mức tăng trưởng cao hơn 15-20% vào năm 2021 và đà tăng trưởng sẽ được bắt đầu vào tháng 4 khi một số công ty sẽ chỉ khóa sổ tài chính vào những ngày cuối cùng của tháng 3.

Tô Linh - MarketingAI

Theo Brandingasia

>> Có thể bạn quan tâm: 3 chiến lược PPC hàng đầu giúp các bán lẻ nâng cao hiệu quả doanh thu vào năm 2021
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.