Những cái tên danh giá đã dành chiến thắng giải Grand Prix tại Liên hoan Cannes Lions 2019 (Phần 2)

28 Thg 06

Từ những thương hiệu tên tuổi lớn như Nike, Burger King và Ikea, đến những thương hiệu mà bạn có thể chưa từng nghe thấy trước đây - tất cả đều đã tạo nên những chiến dịch truyền thông xuất sắc nhất đem tới cho khán giả những giây phút thăng hoa. Nếu vô tình bỏ qua những chi tiết tuyệt vời về Grand Prix trong Liên hoan Quảng cáo Cannes Lions, chắc chắn bạn sẽ tiếc hùi hụi.

Những cái tên danh giá đã dành chiến thắng giải Grand Prix tại Liên hoan Cannes Lions 2019 (Phần 2)

Hạng mục Giải trí

Johnson & Johnson - “5b”

Bộ phim tài liệu của Johnson & Johnson về những y tá anh hùng trong những ngày đầu phòng chống AIDS đã giành được chiến thắng tại Cannes năm nay ở hạng mục Entertainment Lions.

Đoạn phim ngắn "5b" miêu tả về một nhóm y tá tại bệnh viện đa khoa San Francisco vào những năm 1980. Ban quản lý bệnh viện đã thành lập một ban chăm sóc cho những bệnh nhân bị AIDS. Bộ phim tái hiện lại những ngày đầu của đại dịch AIDS trước khi nó được biết đến như một căn bệnh. Từ đó, Johnson & Johnson cũng khéo léo truyền tải hình ảnh đặc thù của thương hiệu khi chăm sóc cả sức khỏe lẫn tâm lý cho những bệnh nhân đã nhiễm căn bệnh thế kỷ này.

(Video: Johnson & Johnson)

>>> Xem thêm: Những cái tên danh giá đã dành chiến thắng giải Grand Prix tại Liên hoan Cannes Lion

Hạng mục Entertainment: Sport Outdoor

Nike - “Dream Crazy”

Không còn nghi ngờ gì nữa, giải thưởng danh giá nhất cho hạng mục Entertainment: Sport Outdoor chính là dành cho Nike với những nỗ lực không ngừng nghỉ thể hiện trách nhiệm xã hội cao.

Rất ít quảng cáo đã có tác động văn hóa ngay lập tức như của Nike trong “Dream Crazy”. Chiến dịch Colin Kaepernick đã khiến Nike đối mặt với trào lưu tẩy chay trên toàn nước Mỹ. Tuy nhiên trên thực tế, chiến dịch này lại rất được lòng những người da đen và da màu. Và những con số ấn tượng đã được thống kê khi doanh thu của ông lớn Nike tăng mạnh đến 31%.

“Đừng tự hỏi rằng liệu giấc mơ của anh có điên không. Hãy hỏi xem nó có đủ điên không” là chủ đề chính của chiến dịch ‘Dream Crazy’ của Nike. Đoạn video của Nike truyền cảm hứng cho người xem về những gì gọi là khác biệt hay điên rồ. Đối với những người khác biệt, họ đang vật lộn để chứng minh bản thân. Và rồi khi người khác nhìn họ và bảo họ thật điên rồ, theo Nike “It’s not an insult, it’s an compliment” (Đó không phải là lời sỉ nhục, đó chính là lời khen).

https://youtu.be/Fq2CvmgoO7I

(Video: Nike)

Hạng mục Film Craft

The New York Times - “The Truth Is Worth It”

Thời báo New York đã tiết lộ hai quảng cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của báo cáo điều tra. Quảng cáo đầu tiên kể lại câu chuyện về những trẻ em đã bị tách khỏi gia đình sau các kế hoạch của Trump áp dụng lên đất nước tự do Mỹ. Và quảng cáo thứ hai là những phân tích về vụ việc trốn thuế của gia đình Trump qua nhiều thế hệ.

Các phóng viên thực hiện cuộc điều tra trong nhiều tháng, nghiên cứu hơn 100.000 dữ liệu tài chính, phỏng vấn các đối tác kinh doanh của cha ông Trump và xem xét tài liệu từ rất nhiều nguồn để xác minh tổng thống Donald Trump có trốn thuế hàng tỷ đô không. Các quảng cáo khác lưu ý rằng các phóng viên phải nói chuyện với các nhà điều hành nơi trú ẩn cũng như cha mẹ để xác định rằng hàng trăm trẻ em đã bị tách ly khỏi bố mẹ. Mỗi quảng cáo kết thúc với khẩu hiệu của chiến dịch “The Truth is Worth It”

(Video: The New York Times)

(Video: The New York Times)

Hạng mục Grand Prix for Good

March for Our Lives - “Generation Lockdown”

Thật không may, những vụ nổ súng vẫn xảy ra tại các trường học ở Mỹ. March For Our Lives đã phát hành một dịch vụ công cộng video để nhắc nhở mọi người rằng trẻ em cần trải qua đào tạo cơ bản để bảo vệ bản thân và các bạn cùng lớp chống lại những tay súng hàng loạt.

Với tiêu đề "Generation Lockdown", loạt video cung cấp những lời nhắc nhở rõ ràng về môi trường nguy hiểm ngày nay học sinh phải đối mặt trong các trường học trên toàn quốc. Đoạn video gây bất ngờ cho cả người xem lẫn những người chứng kiến bởi cô bé Kayleigh còn khá nhỏ tuổi đã đứng lớp hướng dẫn người lớn về cách để sống sót trong một vụ xả súng. Khi em nói cách tiếng súng vang lên, hình ảnh của những người thương tiếc các nạn nhân của vụ xả súng được hiển thị. Đoạn video kết thúc bằng cách khuyên mọi người tìm hiểu về Đạo luật mở rộng kiểm tra lý lịch S.42 với hy vọng ngăn chặn những kẻ nguy hiểm xả súng.

(Video: March For Our Lives)

Hạng mục Glass: The Lion for Change

Gazeta.pl - “The Last Ever Issue”

Trong những chỉ số bình đẳng giới gần đây, đất nước Ba Lan đã kém tới tận 10 điểm so với trung bình của EU. Thậm chí, một đại biểu quốc hội Ba Lan còn cho rằng người phụ nữ thấp hèn, yếu kém và ít thông minh hơn nam giới. Thực sự bởi giáo dục giới tính không tốt, hầu hết người đàn ông Ba Lan chỉ có thể tìm hiểu về người phụ nữ thông qua những tạp chí sex. Do đó, Gazeta.pl đã mang tới những tờ tạp chí "The last ever issue" - tờ báo giúp thay đổi những ngộ nhận và phân biệt giới tính.

(Video: VMLY&R Poland)

Hạng mục Innovation

Wavio - “See Sound” 

Agency FCB Health Network's Area 23 và client Wavio - một công ty công nghệ đã phát triển ra một thiết bị gia đình cảnh báo những người bị điếc hoặc khiếm thính những âm thanh như tiếng em bé khóc hoặc tiếng âm thanh báo cháy. Thiết bị này được cung cấp bởi mô hình học tập AI (được đào tạo từ dữ liệu âm thanh của hơn 2 triệu video YouTube) và có thể phát hiện 75 âm thanh khác nhau, theo ageny.

Điều thực sự khiến "See Sound" khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh không chỉ là "thiết kế tuyệt vời, đơn giản và đẹp mắt", mà là bản chất hợp tác của những người đứng sau phát triển sản phẩm. Chiến dịch gửi một thông điệp tới ngành công nghiệp rằng bạn phải hợp tác với những người bạn chưa từng làm việc trước đây để tạo ra thứ gì đó sự đổi mới, và không chỉ "giả vờ giúp đỡ mọi người" với mánh lới quảng cáo mà thực sự tạo ra sản phẩm để cải thiện cuộc sống.

Thiết bị này được cung cấp bởi mô hình học tập AI (được đào tạo từ dữ liệu âm thanh của hơn 2 triệu video YouTube) và có thể phát hiện 75 âm thanh khác nhau (Ảnh: Drum)

Hạng mục Media

Nike - “Air Max Graffiti Stores”

Nike một lần nữa được xướng lên ở giải Grand Prix ở hạng mục Media với chiến dịch “Air Max Graffiti Store”. Mục đích của chiến dịch này là nhằm tìm ra những cách mới để hợp nhất công nghệ với sáng tạo, đồng thời khai thác văn hóa graffiti của Brazil để tăng doanh số.

(Video: W&V)

Hạng mục Dược phẩm

GSK - “Breath of Life”

Ứng dụng “Breath of Life” của GlaxoSmithKline giúp người dùng điện thoại dễ dàng phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được triển khai trên ứng dụng nhắn tin WeChat tại Trung Quốc đã thắng giải Grand Prix hạng mục Pharma năm nay.

Được tạo ra bởi McCann Shanghai, ứng dụng cho phép người dùng biết được mình có bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD hay không. Có hơn 100 triệu người trưởng thành ở Trung Quốc bị COPD, thường cảm thấy khó thở và nhầm lẫn đây là phản ứng tự nhiên của tuổi tác, chỉ 7% trong số này được chẩn đoán đúng bệnh. Thử nghiệm này sử dụng micro trên điện thoại để ghi lại sóng âm thanh của luồng hơi thổi ra, sau đó đưa qua thuật toán để xác định thể tích phổi gần đúng của người kiểm tra. Nếu kết quả tầm 70%, người này nên đến bệnh viện để kiểm tra.

(Video: Youtube)

Hạng mục In ấn và Xuất bản

An-Nahar - “The Blank Edition” 

Chiến dịch được thực hiện bởi Impact BBDO Dubai đã sử dụng một trang trống trên tờ báo để thể hiện quan điểm chính trị ở Lebanon. Theo đó, tờ báo này đã xuất bản một phiên bản toàn giấy trắng – một phản ứng đối với tình trạng bế tắc trong chính trị của quốc gia khi không có chính phủ làm việc trong nhiều tháng. Thông điệp ẩn sau chiến dịch là nếu các chính trị gia không làm việc, tại sao mọi người phải làm việc?

(Video: Youtube)

Hạng mục Mục tiêu phát triển bền vững (SDG)

Mars - “The Lion’s Share”

Thông qua chiến dịch "The Lion's Share", thế giới giờ đây có thể đóng góp một số tiền nhỏ mỗi khi một con vật xuất hiện trong quảng cáo. Số tiền này sẽ được sử dụng để gây quỹ để bảo tồn động vật hoang dã, môi trường sống và phúc lợi động vật. Một cách đơn giản để tạo sự khác biệt mạnh mẽ.

(Video: Youtube)

Hạng mục Radio & Audio

HBO - “Westworld: The Maze”

Được đóng gói với hơn 11.000 câu thoại được viết theo kịch bản và diễn xuất bằng giọng nói, series “Westworld: The Maze” của HBO lần đầu tiên bước vào các kỹ năng kích hoạt bằng giọng nói bằng việc thúc đẩy các kỹ năng của Amazon Alexa. Trải nghiệm điều khiển bằng giọng nói đã có trên các thiết bị hỗ trợ Alexa và thu hút người tiêu dùng vào thế giới trong một trò chơi theo phong cách phiêu lưu lựa chọn của West World.

“Westworld: The Maze” của HBO lần đầu tiên bước vào các kỹ năng kích hoạt bằng giọng nói bằng việc thúc đẩy các kỹ năng của Amazon Alexa (Ảnh: Adage)

Theo Branding in Asia

Phần 1

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.