Marketing tích hợp là gì ? Những điều cần biết về marketing tích hợp

20 Thg 03

Hiện nay, thuật ngữ marketing tích hợp đã không còn xa lạ với các marketer. Đây là phương thức cạnh tranh trong kinh doanh, với mục tiêu gia tăng giá trị sản phẩm, thông tin, xây dựng nhận thức về sản phẩm, nâng cao uy tín nhãn hiệu, duy trì niềm tin, thái độ tốt đẹp của công chúng về công ty,.. Vậy marketing tích hợp là gì, và tại sao lại luôn chiếm phần quan trọng trong mọi chiến lược marketing. Hãy cùng Marketing AI tìm hiểu một cách tổng thể về marketing tích hợp là gì và các công cụ marketing tích hợp.

Marketing tích hợp là gì
(Ảnh: Pinterest)

Marketing tích hợp là gì?

Marketing tích hợp hay Marketing tổng hợp (IMC - Integrated Marketing Communications) là sự phối hợp những hoạt động truyền thông mang gắn bó chặt chẽ với nhau, nhằm chuyển giao một thông điệp rõ ràng, nhất quán và thuyết phục về một tổ chức và những sản phẩm của tổ chức đó tới khách hàng. Marketing tích hợp là công cụ thực hiện chức năng truyền thông của Promotion (xúc tiến hỗn hợp), là thành tố quan trọng trong mô hình Marketing 4P, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

"Ông tổ" ngành marketing Philips Kotler đã viết trong cuốn “Quản trị Marketing” (2014) như sau: "marketing hiện đại không những phải tìm cách phát triển một sản phẩm tốt hơn, giá cả hấp dẫn hơn, mà còn phải truyền thông hiệu quả nhất đến khách hàng mục tiêu. Công ty phải biết cách tích hợp các công cụ truyền thông lại để giới thiệu với khách hàng hiện tại và tiềm năng, bởi vì việc truyền thông riêng rẽ lâu nay chưa chắc dẫn đến thành công."

marketing tích hợp
(Ảnh: Pinterest)

IMC là gì? Chiến lược IMC xây dựng thương hiệu của Adidas

Vai trò của Marketing tích hợp

Sau khi đã hiểu được Marketing tích hợp là gì, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn vai trò của IMC như sau:

  • IMC giúp doanh nghiệp xác định và truyền tải thông điệp một cách nhất quán, dễ hiểu và gây ấn tượng đối với khách hàng mục tiêu.
  • IMC giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tốt hơn, nhanh hơn thông qua các công cụ khác nhau.
  • IMC giúp doanh nghiệp tập trung vào kết quả truyền thông. Thay vì sử dụng rời rác cộng cụ, doanh nghiệp có thể đặt ra mục tiêu ban đầu và tập trung vào nó với IMC
  • Thực hiện IMC còn giúp doanh nghiệp nâng cao cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

Các công cụ IMC - Truyền thông tích hợp

Trong marketing tích hợp, có 6 công cụ điển hình và quan trọng nhất bao gồm: Quảng cáo, marketing trực tiếp, khuyến mãi, PR và bán hàng cá nhân.

Quảng cáo

Quảng cáo là công cụ đầu tiên trong truyền thông marketing tích hợp. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền đạt tin tức về chất lượng hay ưu điểm của sản phẩm đến khách hàng. Để thực hiện được việc này, các doanh nghiệp phải chi ra một khoảng tiền nhất định.

Quảng cáo là cách truyền đạt thông tin công khai về sản phẩm một cách chuẩn hóa và hợp pháp. Do có nhiều người tiếp nhận quảng cáo nên người bán biết rằng nhờ nó người mua có thể đã hiểu biết và chấp nhận sản phẩm. Quảng cáo giúp người bán lặp lại thông điệp nhiều lần giúp người mua nhận và so sánh thông điệp của các hãng khác nhau để lựa chọn. Qui mô quảng cáo lơn thể hiện 1 cách tích cực , danh tiếng và sự thành công của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hình thức này chỉ mang tính một chiều không mang lại sự tương tác, không phải là đối thoại với khách hàng.

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể quảng cáo trên rất nhiều phương tiện. Những phương tiện này có thể phân chia thành các nhóm sau:

  • Nhóm phương tiện in ấn như  báo chí, tạp chí, ấn phẩm thương mại…Đây là những phương tiện đã có khá lâu và đươc sử  dụng phổ biến từ trước đến nay.
  • Nhóm phương tiện điện tử như truyền thanh, truyền hình, phim, internet…Những  phương tiện này bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ 20 và nhanh chóng trở thành những phương tiện quảng cáo hiệu quả.
  • Nhóm phương tiện ngoài trời, ngoài đường như pa_nô, áp_phích, bảng hiệu…Phương tiện này có nguồn gốc từ thời cổ đại và vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay.
  • Nhóm phương tiện quảng cáo trực tiếp như thư trực tiếp, điện thoại…
  • Nhóm các phương tiện khác như quảng cáo tại điểm bán, hội chợ, quảng cáo trên các vật phẩm…
>>> Đọc thêm: Marketing 4.0 là gì?

Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp (Direct Marketing) là việc sử dụng điện thoại, thư điện tử và những công cụ tiếp xúc khác (không phải là người) để giao tiếp và dẫn dụ một đáp ứng từ  những khách hàng riêng biệt hoặc tiềm năng.

Marketing trực tiếp
(Ảnh: mytarget.fr)

Marketing trực tiếp mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu thụ. Những người đặt hàng qua kênh thư điện tử cho rằng mua hàng qua thư điện tử thì vui, tiện lợi, và không bị quấy rối (phiền nhiễu). Cách thức này tiết kiệm thời gian. Họ có thể lựa chọn tại nhà qua những catalog giới thiệu về hàng hóa và những cách sống mới. Họ có thể nhận quà mà không cần rời nhà

Một số hình thức của Marketing trực tiếp (Direct Marketing):

  • Marketing qua catalog (Catalog marketing): nhiều công ty dùng hình thức bán hàng qua thư điện tử  sau khi họ phát hành ra catalog. Nội dung của Catalog có thể bổ sung thông tin chi tiết về đặc trưng của Catalog, về sản phẩm, bộ sưu tập hàng mẫu, số hotline để giải đáp thắc mắc, quà tặng, giảm giá…
  • Marketing qua thư trực tiếp (Direct-Mail Marketing): trong đó có thư, mẫu quảng cáo nhỏ, phim, số điện thoại miễn phí…
  • Marketing từ xa qua điện thoại (TeleMarketing): là một công cụ quan trọng trong Marketing trực tiếp (direct marketing) và đang được sử dụng ngày càng nhiều. Khách hàng dùng điện thoại và gọi số điên thoại miễn phí để đặt mua hàng.

Khuyến mãi

Khuyến mãi trong marketing tích hợp là hoạt động nhằm cung cấp giá trị hoặc khích lệ tăng thêm cho lực lượng bán hàng, nhà phân phối và người tiêu dùng nhằm gia tăng doanh số ngay lập tức.

khuyến mãi trong marketing tích hợp
(Ảnh: dryenyoon.com)

Khuyến mãi chia thành hai hoạt động chính: khuyến mãi cho người tiêu dùng và khuyến mãi thương mại.

Khuyến mãi hướng vào người tiêu dùng: mục tiêu nhắm đến là người tiêu dùng cuối cùng, sử dụng như các hình thức như phiếu giảm giá, tặng mẫu sản phẩm, tiền thưởng giảm giá, thi xổ số, trưng bày tại các điểm bán. Các hình thức này khuyền khích người tiêu dùng mua ngay, mua nhiều, mua thường xuyên sản phẩm giúp tăng doanh số trong đoản kỳ.

Khuyến mãi hướng vào thương mại ngược lại, nhắm vào các trung gian marketing như bán sĩ, phân phối, bán lẻ. Được thực hiện dưới hình thức như: chước giảm giá, tổ chức hội thu cho lực lượng bán hàng, trưng bày triển lãm để khuyến khích nhà phân phối trữ hàng, phân phối và cổ động cho sản phẩm của công ty.

Doanh nghiệp sử dụng khuyến mãi là công cụ để tạo ra phản ứng mua nhanh hơn và mạnh hơn. Khuyến mãi có thể được sử dụng để sản phẩm được chú ý và nâng cao mức bán đang sút giảm.

Tuy nhiên, hoạt động này chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn, tuy nhiên không hiệu quả khi xây dựng sự ưa thích nhãn hiệu lâu dài.

Quan hệ công chúng (Public Relations)

Quan hệ công chúng (hay PR) được định nghĩa là chức năng quản lý để đánh giá thái độ của công chúng, liên kết chính sách của các tổ chức với lợi ích xã hội, thực hiện chương trình hoạt động để đạt được sự hiểu biết và sự chấp nhận của công chúng.

PR mang mục tiêu nhằm thiết lập và duy trì ấn tượng tích cực của các nhóm công chúng về công ty. Hình thức thường sử dụng họp báo, tổ chức sự kiện, cung cấp thông tin để báo chí đưa tin về sản phẩm hoặc công ty, tham gia vào các hoạt động cộng đồng như: trợ cấp, đóng góp quỹ xã hội, tài trợ cho sự kiện đặt biệt v.v…để tăng cường hình ảnh công ty.

Một trong những hình thức của PR hiện nay được sử dụng nhiều nhất đó chính là có mặt tại các trang báo mạng lớn, được nhiều người đọc và tin tưởng. Tại Việt Nam, các trang như Dân trí, Kênh 14, Afamily, CafeF, VNEconomy,... đang là các trang có tầm ảnh hưởng lớn, dẫn đầu xu hướng với lượng traffic cao.

Quan hệ công chúng

Đây là những trang báo được độc quyền quảng cáo bởi Admicro với gói giải pháp PR hiệu quả hướng tới doanh nghiệp. Trong bối cảnh thông tin bị nhiễu loạn, mạng lưới trang thông tin uy tín của Admicro là sự lựa chọn hàng đầu với độc giả Việt. Trên các trang báo, hoạt động PR tới khách hàng bằng các hoạt động như Giao lưu trực tuyến, Q&A, Photographic, E-magazine, MiniMagazine Comparing, Quiz, Slide to view,… Doanh nghiệp có thể lựa chọn các định dạng sao cho phù hợp với nội dung bài viết, sản phẩm cũng như đối tượng khách hàng của mình nhất.

Nhiều người thường nhìn nhận mọi việc qua quảng cáo. Nhưng so với quảng cáo đơn thuân, một sản phẩm được đề cập trong các bản tin hay trong các bài báo chính thống lại khiến công chúng mục tiêu tán thành và tín nhiệm hơn nhiều.

Bản tin hàng ngày có tác dụng kích thích hành động của người mua hơn là quảng cáo truyền thống. Một chiến lược social media tốt là cách khiến giới truyền thông để ý đến bạn.

>>> Đọc thêm: 3 tố chất cần có của một digital marketer

Bán hàng cá nhân

Bán hàng cá nhân là sự giao tiếp mặt đối mặt của nhân viên bán hàng với khách hàng tiềm năng để trình bày, giới thiệu và bán sản phẩm.

Ưu điểm của công cụ này là tạo sự chú ý của mỗi khách hàng và chuyển tải nhiều thông tin.Giữa người bán và người mua có một sự tương tác linh hoạt ,thích ứng cho những yêu cầu riêng biệt của khách hàng và có thể dẫn đến hành vi mua hàng. Đây là những việc mà quảng cáo không thể làm được.Nhân viên bán hàng cũng có thể thuyết phục và giải quyết thắc mắc của khách hàng .Ngoài ra, bán hàng cá nhân có thể thiết lập và phát triển những mối quan hệ bán hàng.

Bán hàng cá nhân
(Ảnh: modernmarketingtoday.com)

Tuy nhiên ,trong thực tế,đối với người tiêu dùng cuối cùng, bán hàng cá nhân có một hình ảnh xấu. Hoạt động này trong marketing tích hơp bị cho là thiếu trung thực và dùng nhiều kỹ thuật thúc ép khánh hàng. Hơn nữa, bán hàng cá nhân đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, cách ứng xử tình hướng chuyên nghiệp và chi phí bỏ ra vô cùng tốn kém.

Quy trình lên IMC plan là gì?

Các bước lên IMC plan mà một maketer cần quan tâm như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu đạt được của truyền thông tích hợp IMC

Xác định mục tiêu rõ ràng trước mỗi chiến dịch truyền thông marketing IMC giúp doanh nghiệp định hướng tốt các bước cần đi sau đó. Mục tiêu cụ thể cũng giúp việc đánh giá được mực độ thành công của chiến dịch nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Mô hình SMART cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp của bạn để đặt mục tiêu rõ ràng, xuyên suốt và cụ thể.

Bước 2: Xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu cho chiến dịch IMC

Sau khi đã xác định được mục tiêu IMC là gì, doanh nghiệp tiến hành xác định chân dụng nhóm khách hàng mục tiêu.

Một số yếu tố thường có trong bản chân dung khách hàng là: nhân khẩu học, sở thích, thói quen, hành vi tiêu dùng,...

Khi xác định được khách hàng mục tiêu, có 2 nguyên tác mà người nghiên cứu cần chú ý:

  • Nguyên cứu dựa trên lý thuyết: Lý thuyết thông qua số liệu thu thập sẽ được thống kê và nghiên cứu để đưa ra các chỉ số chung. Từ đây, doanh nghiệp có thể nghiên cứu các đối tương cạnh tranh và tìm ra được nhóm khách hàng mục tiêu cho chiến dịch của mình.
  • Nghiên cứu dưa trên thực tế: Các thông tin có được nhờ vào việc đi thị trường và tìm hiểu sâu hơn nhu cầu, thói quen hay hành vi của khách hàng hiện tại.

Bước 3: Xác định Insight của khách hàng mục tiêu( customer insight)

Tìm kiếm insight khách hàng là tìm kiếm những gì tồn tại trong tiềm thức của họ mà có thể đến chính bản thân khách hàng cũng không nhận ra.

Insight đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai hoạt động truyền thông. Do vậy, để đưa ra những thông điệp gần gũi, có tính truyền tải cao, doanh nghiệp cần dựa vào insight mới lạ của khách hàng.

Bước 4: Đưa ra được ý tưởng cốt lõi( big idea)

Một big idea chính sẽ giúp doanh nghiệp hình dung dễ dàng hơn các hoạt động khác  trong IMC.

Big idea đưa ra insight phù hợp của khách hàng hay khả thi trong nguồn lực của doanh nghiệp

Bước 5: Triển khai kế hoạch Marekting truyền thông tích hợp

Sau khi đã xác định rõ mục tiêu, chân dung khách hàng hay big idea của IMC, doanh nghiệp tiến hành triển khai kế hoạch truyền thông marketing.

Bản kế hoạch truyền thông tích hợp IMC cần chi tiết có thể, bao gồm các thông tin minh bạch như : thời gian thực hiện, công việc, ngân sách, nhân sự thực hiện,...

Bước 6: Đánh giá, tổng kết lại kết quả

Việc đánh giá và tổng kết lại những gì đã đạt được và chưa đạt được điêu bắt buộc phải làn sau mỗi chiến dịch.

Đánh giá chiến dịch giúp doanh nghiệp xác định những điều đã đạt được và chưa đạt được, ưu nhược điểm. Từ đó, doanh nghiệp có thể rút ra những bài học cho nhữnh chiến dịch sau này

Kết luận

Tóm lại, marketing tích hợp là quá trình quản trị gắn liền với chiến lược phát triển, chuyển giao và đối thoại một cách nhất quán và tích hợp hài hòa các thông điệp để khách hàng và cổ đông nhận thức được cũng như để nâng cao giá trị tài sản nhãn hiệu. Đối với các marketer, truyền thông marketing tích hợp mang tầm quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Với 6 công cụ bao gồm quảng cáo, marketing trực tiếp, khuyến mãi, PR và bán hàng cá nhân thì doanh nghiệp cần phải có một chiến lược cụ thể để sử dụng các công cụ một cách hiệu quả nhất.

Ngọc Mai - MarketingAI

Marketer học việc là chuyên mục dành riêng cho các marketer mới vào nghề, hay các bạn sinh viên có mong muốn theo đuổi ngành marketing. Chuyên mục này bao gồm các bài viết về kiến thức marketing cơ bản, định hướng nghề nghiệp trong ngành marketing.
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.