Thứ Ba, Tháng Ba 9, 2021
Hotline: 0914.418.789
Email: marketingai@admicro.vn
  • PR
  • Cho nhà quản lý
  • Case Study
  • Chuyển đổi số
  • Góc nhìn Admicro
Marketing Admicro
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Marketing news
  • Digital marketing
    • Social Media
    • SEO/SEM
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Video Marketing
    • Mobile Marketing
    • Display ads
  • Brands
  • Tài liệu – Báo cáo
    • Báo cáo thị trường
    • Tài liệu Marketing
    • Phần mềm
  • Infographic
  • Sản Phẩm Admicro
    • Book bài PR
    • Webuy
    • Corporate Branding
  • Trang chủ
  • Marketing news
  • Digital marketing
    • Social Media
    • SEO/SEM
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Video Marketing
    • Mobile Marketing
    • Display ads
  • Brands
  • Tài liệu – Báo cáo
    • Báo cáo thị trường
    • Tài liệu Marketing
    • Phần mềm
  • Infographic
  • Sản Phẩm Admicro
    • Book bài PR
    • Webuy
    • Corporate Branding
No Result
View All Result
Marketing Admicro
No Result
View All Result
Home Digital marketing Display ads

Những Khái Niệm Cơ Bản: CPA, CPC, CPM, CPS, CPI và CPO là gì?

Bởi Giang
Th8 6, 2020
trong Display ads
2
Share on FacebookTwitterLinkedinEmailTelegram

Quảng cáo hiển thị hiện đang trở thành một trong những kênh marketing không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch marketing nào. Thế nhưng, liệu bạn đã hiểu rõ về các phương thức tính phí quảng cáo hay chưa? Trong bài viết hôm nay, MarketingAI xin giới thiệu các khái niệm cơ bản về 5 loại hình tính phí quảng cáo thông dụng nhất tại Việt Nam, đó là CPA, CPC, CPM, CPS, và CPI. Cùng tìm hiểu khái niệm CPA là gì cũng như khái niệm khác trong bài viết sau.

Mục Lục:

  • 1 Tổng quan về CPA là gì?
    • 1.1 Khái niệm CPA?
    • 1.2 Điểm thuận lợi, bất lợi của CPA
    • 1.3 Khi nào nên sử dụng CPA?
  • 2 Tổng quan về CPS là gì?
    • 2.1 Khái niệm về CPS:
    • 2.2 Điểm thuận lợi và bất lợi của CPS
    • 2.3 Khi nào nên sử dụng CPS?
  • 3 Tổng quan về CPM là gì?
    • 3.1 Khái niệm về CPM:
    • 3.2 Điểm thuận lợi, bất lợi của CPM
    • 3.3 Khi nào nên sử dụng CPM?
  • 4 Tổng quan về CPC là gì?
    • 4.1 Khái niệm CPC:
    • 4.2 Điểm thuận lợi, bất lợi của CPC
    • 4.3 Khi nào nên sử dụng CPC?
  • 5 Tổng quan về CPI là gì?
    • 5.1 Khái niệm về CPI:
    • 5.2 Điểm thuận lợi, bất lợi của CPI
    • 5.3 Khi nào nên dùng CPI?
  • 6 CPO là gì?
    • 6.1 Ưu điểm của CPO?
      • 6.1.1 CPO được cung cấp sẵn Landing Page và Pre-Landing Page
  • 7 CPE là gì
      • 7.0.1 Cách tính CPE

Tổng quan về CPA là gì?

Khái niệm CPA?

CPA (Cost Per Action) là phương thức quảng cáo mà ở đó người thuê quảng cáo trả tiền cho mỗi hành động hoặc sự chuyển đổi đủ điều kiện, như hoàn thành mẩu đăng ký, tham gia sự kiện, tải phần mềm ứng dụng… sau khi click một banner được đặt tại trang liên kết.

cpa là gì

Khái niệm tổng quan về CPA là gì?

Điểm thuận lợi, bất lợi của CPA

  • Thuận lợi: Chính vì dựa trên việc trả phí theo hành động (mua hàng, đăng ký nhận bản tin, hoặc để lại thông tin liên hệ,…), số tiền quảng cáo chi ra theo hình thức CPA sẽ mang tính đo đếm hiệu quả chặt chẽ hơn so với CPC và CPM.
  • Bất lợi: chính vì đo đếm hiệu quả dựa trên hành động cuối cùng, nên chi phí cho một click ra hiệu quả là không nhỏ. Nếu bạn có một tệp khách hàng tiềm năng và mục tiêu là ra đơn hàng, CPA là lựa chọn hợp lý. Nhưng nếu chỉ để chuyển đổi một tệp lead ra số người dùng thử sản phẩm miễn phí, thì hiệu quả có thể không thỏa đáng. Hơn nữa, nếu không lên cơ chế quản lý hiệu quả marketing cho CPA một cách rõ ràng, minh bạch, bạn sẽ khó có thể biết liệu chiến dịch của mình có đang hiệu quả hay chỉ đang tốn chi phí thôi

Khi nào nên sử dụng CPA?

CPA sẽ mang lại hiệu quả nếu tệp dữ liệu khách hàng của bạn có khả năng chuyển đổi cao, hoặc mục tiêu chiến dịch marketing của bạn có thể đo đếm rõ ràng, chẳng hạn như chuyển đổi 1,000 lead thành 100 đơn hàng thành công.

Tổng quan về CPS là gì?

Khái niệm về CPS:

CPS (Cost Per Sale) là phương thức quảng cáo mà ở đó chi phí quảng cáo được thanh toán dựa trên doanh thu bán hàng. Khi khách hàng thực hiện mua sắm trên trang của nhà bán lẻ sau khi được chuyển tới thông qua link quảng cáo hoặc banner được đặt tại các trang liên kết, thì các nhà bán lẻ này sẽ trích một phần doanh thu của mình để chi trả cho các trang web liên kết.

cps là gì

Khái niệm tổng quan CPS là gì?

Chiến dịch CPS tại Accesstrade

Với chiến dịch trên thì cứ một người tải game Vua Hải Tặc ở trên về thì bạn vẫn chưa được tiền đâu nhưng nếu người đó chơi game và nạp tiền vào trong đó thì bạn sẽ được 21% số tiền đó trong suốt vòng đời của Game. Những kiểu cách như thế gọi là là CPS (trả tiền trên danh thu).

Điểm thuận lợi và bất lợi của CPS

  • Thuận lợi: CPS là hình thức có rủi ro thấp và lợi nhuận cao. Bạn sẽ chỉ phải trả chi phí quảng cáo một khi thu được đơn hàng thành công. Khác với CPS, đối với CPA, bạn sẽ phải chi ngay chi phí quảng cáo khi người dùng click vào link quảng cáo của bạn (nhưng chưa chắc đã mua hàng hay để lại thông tin đăng ký).
  • Bất lợi: nếu sử dụng một hệ thống đo lường kém chính xác, bạn sẽ đánh giá sai về hiệu quả CPS và dễ dẫn đến sai phạm trong việc thưởng hay phạt các publisher.

Khi nào nên sử dụng CPS?

Bạn nên sử dụng CPS nếu bạn chỉ có một khoản chi phí rất nhỏ cho chiến dịch marketing, nhưng muốn đo đếm và tận dụng hiệu quả của từng đồng quảng cáo.

Tổng quan về CPM là gì?

Khái niệm về CPM:

CPM là gì?

Khái niệm tổng quan về CPM là gì?

CPM (Cost Per Mile) là loại hình quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị. Website của bạn càng có nhiều người xem và số trang mà họ xem càng nhiều thì bạn càng được trả nhiều tiền. Công việc của bạn chỉ là đặt quảng cáo trên website, phát triển sao cho thật nhiều người biết đến website của bạn.

Điểm thuận lợi, bất lợi của CPM

  • Thuận lợi: Không quá khó khăn hay mất quá nhiều thời gian để có thể setup và khởi chạy một chiến dịch CPM. Hơn nữa, cũng khá dễ dàng để ước tính chi phí cần để chạy CPM
  • Bất lợi: đối với các chiến dịch marketing hướng tới hiệu quả doanh thu (số đơn hàng, số người để lại thông tin liên hệ, số người đăng ký tham gia sự kiện,…) thì CPM không phải là hình thức quảng cáo tiết kiệm và hiệu quả. Hơn nữa, nếu mục tiêu chiến dịch của bạn là số người click vào trang landing page để thực hiện hành động, thì bạn sẽ rất khó đo đếm hiệu quả chiến dịch nếu sử dụng CPM. Đó là vì một lần tính phí quảng cáo CPM xảy ra ngay cả khi người dùng không click vào mà chỉ nhìn quảng cáo của bạn xuất hiện trên trang web mà họ đang xem.

Khi nào nên sử dụng CPM?

Quảng cáo CPM phù hợp nhất cho các chiến dịch nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu, quảng bá cho một sản phẩm hay dịch vụ mới.

Tổng quan về CPC là gì?

CPC là gì?

Khái niệm tổng quan về CPC là gì?

Khái niệm CPC:

CPC (Cost Per Click) Giá mỗi lần nhấp chuột (CPC) là số tiền bạn kiếm được mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. CPC cho bất kỳ quảng cáo nào đều do nhà quảng cáo xác định; một số nhà quảng cáo có thể sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho mỗi lần nhấp chuột so với các nhà quảng cáo khác, tùy vào thứ mà họ đang quảng cáo.

Điểm thuận lợi, bất lợi của CPC

  • Thuận lợi: điểm đặc biệt của hình thức quảng cáo CPC đó là bạn có thể chọn quảng cáo hiển thị dựa trên một số từ khóa nhất định. Chẳng hạn, bạn muốn hiện quảng cáo bán điện thoại OPPO cho các khách hàng đang tìm kiếm từ khóa liên quan đến chụp ảnh như “smartphone chụp ảnh đẹp”, “smartphone chụp ảnh selfie”, “smartphone selfie đẹp”, bạn có thể nhắm quảng cáo tới các từ khóa đó để tối đa hiệu quả quảng cáo CPC.
  • Bất lợi: chính vì CPC là hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên thị trường, nên hầu hết các marketer đều đổ xô chạy CPC. Đối với các từ khóa “hot” hay từ khóa ra doanh thu dễ dàng, bạn sẽ phải trả mức giá thầu quảng cáo cực kỳ cao vì cạnh tranh với nhiều đối thủ. Chưa kể, bạn sẽ phải đối mặt với các click tặc – những kẻ lợi dụng việc chạy quảng cáo để tạo ra các click ảo nhằm tốn chi phí quảng cáo của bạn

Khi nào nên sử dụng CPC?

CPC là hình thức quảng cáo khá phổ biến và có khả năng đo đếm hiệu quả khá cho các chiến dịch kiếm đơn hàng hoặc kiếm lead. Bạn nên sử dụng CPC nếu chỉ có một chi phí giới hạn khá nhỏ cho việc chạy quảng cáo. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn cần phải xác định rõ đối tượng mục tiêu, và sử dụng các chiêu thức ngăn chặn click tặc, click ảo để tránh thất thoát chi phí.

Tổng quan về CPI là gì?

Khái niệm về CPI:

CPI (Cost Per Install) Thanh toán theo lượt cài đặt: Là hình thức hợp tác kinh doanh, trong đó Nhà cung cấp sẽ trả tiền khi có khách hàng thực hiện hành động tải và cài đặt ứng dụng,phần mềm hoặc các loại nội dung số khác thông qua link quảng bá của hệ thống.

cpi là gì

Khái niệm tổng quan về CPI là gì?

Hình thức này có thể nói trước đây rất rất phổ biến luôn và chiếm phần lớn danh thu mmo là của nó cả.Với hình thức này thì có rất nhiều cách để phát triển nội dụng – niche site để chiến nó.Nếu bạn am hiểu về MMO thì chắc từng nghe qua Offer rồi chứ nhỉ, trước đây một số anh chị kiếm tiền qua việc cài đặt app với CPI rất cao và tiền thu lại con số rất khủng, đương nhiên là họ dùng thủ thuật chủ yếu.

Hẳn bạn cũng từng tải game cho điện thoại rồi đúng không nào? Mỗi lượt tải như vậy thì người chủ nội dung sẽ có khoản thu nhập nào đó theo CPI của game đó. Trước đây thu nhập này chủ yêu từ cái Wap game rất nhiều nhưng hiện nay nó không còn mạnh nữa thay vào đó là các làm khác nhau chỉ dân Offer trong nghề là biết.

Điểm thuận lợi, bất lợi của CPI

  • Thuận lợi: điểm thuận lợi của CPI đó là nó có khả năng thu hút và đo đếm lượng người tải ứng dụng một cách nhanh nhất so với các hình thức quảng cáo còn lại.
  • Bất lợi: Chí phi cho một CPI là không hề rẻ, vì sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo ứng dụng di động đang ngày càng trở nên gắt gao. Hơn nữa, khi chạy CPI, bạn còn có thể đối mặt với một lượng chỉ tải ứng dụng về nhưng không thực sự sử dụng – tức là chưa được gọi là “user”. Hơn nữa, khi lượng tải thực thấp, rất có khả năng thứ hạng ứng dụng của bạn trên chợ ứng dụng sẽ bị ảnh hưởng xấu, hay thậm chí là bị khóa vĩnh viễn. Tình trạng này khá phổ biến với các trường hợp đối thủ chơi xấu bạn.

Khi nào nên dùng CPI?

CPI là lựa chọn phù hợp nhất khi bạn chạy quảng cáo cho một ứng dụng di động, phần mềm hoặc các loại nội dung số khác.

CPO là gì?

CPO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh – Cost Per Order. Chi phí cho mỗi đơn hàng (CPO), là số tiền được chi cho quảng cáo hoặc tiếp thị để kết thúc bằng việc bán hàng. Chi phí cho mỗi đơn hàng là một phần quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào bán hàng online, đặc biệt là những doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu hoặc có ngân sách rất nghiêm ngặt. Chi phí của một chiến dịch quảng cáo dựa trên doanh số bán hàng được thực hiện trong một cửa hàng trực tuyến, được thực hiện thông qua quảng cáo. Nói một cách đơn giản hơn, CPO cho biết nhà quảng cáo đã trả bao nhiêu để bán được sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Ngoài ra, CPO còn là một mô hình hoa hồng trong tiếp thị trực tuyến đặc biệt phù hợp với các hệ thống thương mại điện tử. CPO là cách làm tiếp thị liên kết mà nhà quảng cáo kiếm được tiền trên mỗi đơn vị sản phẩm. CPO được sử dụng để đánh giá hiệu quả của một loại tiếp thị nhất định, cũng như xem loại tiếp thị nào hoạt động tốt với mục tiêu nhân khẩu học.

Mặc dù chi phí cho mỗi đơn hàng là một phần rất quan trọng của các doanh nghiệp Internet, có những chuyên gia đề nghị không nên quá coi trọng những số liệu này. Các con số có thể gây hiểu nhầm bởi chúng không tính đến các yếu tố như thời gian ra quyết định từ phía người tiêu dùng.

Ưu điểm của CPO?

CPO được cung cấp sẵn Landing Page và Pre-Landing Page

Hình thức CPO, tức là chuyển đổi được tính dựa theo đơn đặt hàng. Do đó, các doanh nghiệp, nhà cung cấp sản phẩm đều có sẵn Landing Page cho chúng ta. Nội dung bao gồm Text và hình ảnh kèm mẫu đặt hàng đã được code web tối ưu tốt. Vì thế bạn không cần tạo thêm riêng 1 Landing Page nào khác. Nếu như Landing Page là bước cuối cùng để khách hàng tiến hành đặt sản phẩm, thì Pre-Landing Page được lập ra để thu hút khách hàng và điều hướng về Landing Page. Những thông tin hữu ích nếu được triển khai tại Pre-Landing Page thì sẽ rất thu hút khách hàng và khiến họ có lòng tin vào nhãn hàng của bạn hơn.

Ví dụ, khi mua những sản phẩm về làm đẹp, người dùng sẽ rất khó để quyết định nhanh chóng và lập tức mua hàng. Bởi các chị em phụ nữ thường dành nhiều thời gian để tìm hiểu thêm những thông tin xung quanh sản phẩm như là xuất xứ, công dụng, cách dùng, tác dụng phụ… Hay như những lời review từ KOLs hoặc Influencers. Pre-Landing Page được các Publisher tạo ra như là cầu nối để mang những giá trị tốt đến người dùng. Từ đây, Pre-Landing Page cũng điều hướng về Landing Page để thực hiện việc đặt hàng, mua hàng. Với Pre-Landing Page, bạn có thể sử dụng tài nguyên của doanh nghiệp hoặc thậm chí tự làm theo ý riêng của mình, tùy vào độ sáng tạo và hiệu quả mà bạn mong muốn.

CPE là gì

CPE là từ viết tắt của cụm từ Cost Per Engagement, có nghĩa là chi phí mỗi lần tương tác. Với cách đặt giá thầu CPE thì nhà quảng cáo chỉ phải trả tiền khi người dùng tương tác tích cực vào quảng cáo. CPE thường được sử dụng để đo lường và tính phí trên các quảng cáo hiển thị kích thích tương tác như ảnh, video. Chúng ta có thể gặp cách tính phí này trên Facebook Ads hoặc Google Ads.

Cách tính CPE

CPE = (số người tương tác × số lượng tương tác) ÷ số người thấy quảng cáo × 100%

Ngoài ra, thuật ngữ CPE còn là cách gọi không chính thức của hình thức quảng cáo CPL lấy email, tính giá tiền cho mỗi email đăng ký (Cost per Email).

Kết luận

Hy vọng với những hình thức quảng cáo thông dụng trên đây, bạn đã có thêm nhiều thông tin tham khảo để lựa chọn cho chiến dịch marketing của mình. Cho dù dùng hình thức quảng cáo nào đi chăng nữa, bạn cần chú ý đo đếm hiệu quả một cách chặt chẽ, để tránh thất thoát chi phí không cần thiết, và biết được liệu chiến dịch và loại hình quảng cáo mình đang chạy có thực sự có hiệu quả, từ đó đưa ra các phương án tối ưu hiệu quả quảng cáo phù hợp. Chúc bạn thành công!

MarketingAI tổng hợp

4.7 / 5 ( 12 bình chọn )
Bài trước

Viral Video – Sức Mạnh Của Sự Chia Sẻ

Bài tiếp theo

Góc Nhìn Khoa Học Về Tốc Độ Lan Truyền Kinh Khủng Khiếp Của Những Trào Lưu Như PPAP “Bút Dứa – Táo Bút”

Tin liên quan

3 chiến lược PPC hàng đầu giúp các bán lẻ nâng cao hiệu quả doanh thu vào năm 2021

3 chiến lược PPC hàng đầu giúp các bán lẻ nâng cao hiệu quả doanh thu vào năm 2021

Th12 18, 2020
Chi tiêu quảng cáo toàn cầu phục hồi nhanh hơn nhờ sự bùng nổ của TMĐT và video

Chi tiêu quảng cáo toàn cầu phục hồi nhanh hơn nhờ sự bùng nổ của TMĐT và video

Th12 18, 2020
Quảng cáo tùy chỉnh và cá nhân hóa: Lựa chọn nào mới là phù hợp?

Quảng cáo tùy chỉnh và cá nhân hóa: Lựa chọn nào mới là phù hợp?

Th12 9, 2020
Chia sẻ của Facebook về 5 mẹo xây dựng thương hiệu nhằm tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo

Chia sẻ của Facebook về 5 mẹo xây dựng thương hiệu nhằm tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo

Th11 26, 2020
Google Ads bước sang tuổi 20: Những xu hướng và thay đổi quan trọng nhất trong 5 năm qua

Google Ads bước sang tuổi 20: Những xu hướng và thay đổi quan trọng nhất trong 5 năm qua

Th11 6, 2020
Affiliate marketing sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai dưới sức ép của công nghệ?

Affiliate marketing sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai dưới sức ép của công nghệ?

Th10 7, 2020

Bình luận 2

  1. Lê Hanh says:
    1 năm ago

    Thank bạn! Bài viết tốt, tôi sẽ nghiên cứu sâu thêm.

    Trả lời
  2. Nguyễn quốc thảo says:
    1 năm ago

    Tư vấn kỹ hơn cho tôi các kênh maketinh hiệu quả

    Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

branding solution
PR Solution

Bài viết mới nhất

MAPIC F&B Report: Ba bước phục hồi ngành F&B hậu Covid-19

HR là gì? Những điều bạn cần biết về vị trí HR trong doanh nghiệp

Học hỏi các thương hiệu luxury brand làm marketing sau Tết Nguyên Đán 2021

Hiệu ứng Gruen: Cách IKEA kích thích khả năng mua sắm của khách hàng bằng thiết kế đặc biệt

Các thương hiệu nổi tiếng đã thể hiện tiếng nói thành công trước các vấn đề xã hội ra sao?

Hướng dẫn toàn diện về cách sử dụng Google Trends để nghiên cứu từ khóa

hiển thị quảng cáo tự nhiền với admicro native ads

Đọc nhiều trong tuần

mẫu bài viết quảng cáo hay

TOP 10 mẫu bài viết quảng cáo hay tuyệt chiêu làm content ads

Th10 13, 2020
marketing là gì

Marketing là gì? 9 đặc điểm cơ bản về marketing bạn nên biết

Th5 22, 2020
ngành marketing học trường nào

Theo ngành Marketing học trường nào cho khỏi nỗi lo “thất nghiệp”?

Th8 3, 2020
những câu slogan hay về kinh doanh

Những câu slogan hay về kinh doanh “Chạm” tới cảm xúc khách hàng

Th8 7, 2020
Ngành truyền thông đa phương tiện học trường nào

Theo ngành Truyền thông đa phương tiện học trường nào tốt nhất?

Th11 6, 2020
Ngành tài chính ngân hàng học trường nào

Ngành tài chính ngân hàng học trường nào tốt nhất 2020?

Th8 6, 2020

    Đăng ký nhận bản tin
    1. Sinh viênNhân viênTrưởng phòngGiám đốc

    * Thông tin bắt buộc

    logo-marketingai-trang
    MarketingAI là chuyên trang tổng hợp và cung cấp nội dung, kiến thức về lĩnh vực Digital marketing và truyền thông. MarketingAI mong muốn cung cấp cho bạn đọc những thông tin cập nhật nhất, những kiến thức bổ ích nhất để giúp bạn đọc tìm ra giải pháp, chiến lược truyền thông phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

    Thông tin liên hệ

    – Địa chỉ: Toà nhà Center Building – Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

    – Hotline: 091 441 87 89

    – Email: marketingai@admicro.vn

    DMCA.com Protection Status

    Chính sách chung:

    • Giới thiệu
    • Thông tin liên hệ
    • Chính sách bảo mật
    • Điều khoản sử dụng
    • Sitemap

    Theo dõi chúng tôi:

    • Facebook
    • Twitter
    • Youtube
    • Linkedin
    • Pinterest
    • Flickr
    • Trang chủ
    • Marketing news
    • Digital marketing
    • Brands
    • Tài liệu – Báo cáo
    • Infographic
    • Sản Phẩm Admicro

    Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Marketing news
    • Digital marketing
      • Social Media
      • SEO/SEM
      • Content Marketing
      • Email Marketing
      • Video Marketing
      • Mobile Marketing
      • Display ads
    • Brands
    • Tài liệu – Báo cáo
      • Báo cáo thị trường
      • Tài liệu Marketing
      • Phần mềm
    • Infographic
    • Sản Phẩm Admicro
      • Book bài PR
      • Webuy
      • Corporate Branding

    Copyright © 2016 Admicro, VCCorp Corporation. All rights reserved.

    Số điện thoại
    0914.418.789