Những logo tái thiết kế khiến người hâm mộ thất vọng cực độ

27 Thg 12

Logo là trái tim của nhận diện thương hiệu. Theo thời gian, người tiêu dùng bắt đầu coi các thương hiệu là các thực thể xã hội với một hệ thống lịch sử, tính cách và giá trị, còn logo giống như bộ mặt của hệ thống đó. Tuy nhiên, để chọn được logo ưng ý, rất nhiều thương hiệu đã phải tái thiết kế rất nhiều lần qua rất nhiều năm. Cùng MarketingAI tìm hiểu những logo tái thiết kế khiến người hâm mộ thất vọng cực độ.

Những logo tái thiết kế khiến người hâm mộ thất vọng cực độ

Pepsi

Vào năm 2009, Pepsi đã trả 1 triệu đô la để logo của hãng được quay một góc 45 độ. Tập đoàn Arnell, người chịu trách nhiệm cho sự thay đổi này, đã tuyên bố: "Logo của Pepsi truyền đạt thương hiệu một cách vượt thời gian và với một biểu hiện rõ ràng. Việc đổi mới thực sự luôn bắt đầu bằng cách nghiên cứu lại theo con đường lịch sử. Trở về gốc rễ giúp thương hiệu tiến lên khi nó thay đổi quỹ đạo của tương lai". Tuy nhiên, Pepsi hoàn toàn thất bại trong việc xây dựng lại thương hiệu.

Các nhà phê bình cho rằng thiết kế mới mang một sự tương đồng nổi bật với một người đàn ông béo bụng không hơn.

(Ảnh: Adweek)

>>> Xem thêm:  8 xu hướng thiết kế đồ họa có sức ảnh hưởng nhất năm 2019

Life is Good

Nhà bán lẻ có trụ sở tại New England Life is Good được thành lập bởi hai anh em và được biết đến với những sự đóng góp tích cực, đã triển khai kế hoạch thiết kế lại logo đáng tiếc này vào năm 2015.

Blog Brand New cho rằng việc thay đổi logo từ kiểu chữ kỳ quặc đáng nhớ của thương hiệu sang một thứ bình thường hơn có vẻ như là một động thái rất rủi ro vì điều này làm cho thương hiệu trở nên mờ nhạt hơn nhiều. Tác giả có lẽ đã suy đoán rằng những người trưởng thành bây giờ lớn lên với Life is Good không còn muốn theo thiết kế đồ họa trẻ con ban đầu nữa.

Với logo đầu tiên, có vẻ như thương hiệu đại diện cho một cái nhìn vui vẻ, vô tư về cuộc sống. Nay việc thiết kế lại khiến logo giống như một sự tuyệt vọng xấu xí của việc trưởng thành, khiến mọi người phải thốt lên: "Life is good, but this logo is not", với suy nghĩ thà một chút trẻ con còn hơn là nhạt nhẽo.

(Ảnh: Adweek)

Gap

Gap được khách hàng biết đến với những thiết kế cơ bản, đáng tin cậy, chứ không phải là những tuyên bố thời trang đột phá. Có lẽ ai đó nên chuyển tiếp sự thật này đến nhà thiết kế được giao nhiệm vụ thiết kế lại logo thương hiệu vào năm 2010 của Gap. Khách hàng tìm tới Gap vì họ biết những gì họ sẽ nhận được, đó có lẽ là lý do tại sao thiết kế này lại nhận được nhiều sự phẫn nộ đến như vậy.

Theo BBC, phản ứng dữ dội trực tuyến nghiêm trọng đến mức chỉ sau chưa đầy một tuần, logo đã bị từ chối, và vô tình gây khó chịu trong lịch sử thay đổi nhận diện thương hiệu. Đây cũng chính là lời cảnh tỉnh đối với các thương hiệu khác.

(Ảnh: Adweek)

Seattle’s Best Coffee

Một logo quảng cáo thực phẩm hoặc đồ uống nên có kiểu dáng gợi lên sự ngon miệng. Logo được thiết kế lại của Seattle Seattle từ năm 2010 khiến người ta liên tưởng tới "một cái bát đầy máu" chứ không phải vẻ ấm cúng như logo ban đầu.

Thiết kế mới quá chung chung để tạo ra sự ghi nhớ và những kỷ niệm như logo cũ. Và thiết kế này khiến người tiêu dùng cảm thấy thật xa cách và không gợi đến cảm giác ngon miệng.

(Ảnh: Adweek)

London Olympics

Logo do Wolff Olins thiết kế cho Thế vận hội London 2012 đã gặp phải một số tranh cãi. Cơ quan này đã có một lời giải thích về mặt kỹ thuật rất sâu sắc cho cảm hứng để làm nên logo. Thật không may, logo khiến người xem cực kì phẫn nộ. Một số nhà phê bình có vấn đề với việc logo không phản ánh bất kỳ địa danh nổi tiếng nào của thành phố, trong khi những người khác nói rằng nó trông giống như một hình chữ vạn.

(Ảnh: Adweek)

Kết

Một logo đối với từng thương hiệu và nhãn hàng sẽ có những đặc trưng thiết kế khác nhau. Khi thiết kế lại nhận diện thương hiệu, nhãn hàng nên cân nhắc việc thay đổi logo vì rất có thể logo mới sẽ phản tác dụng kinh doanh so với logo ban đầu.

Nguồn: Adweek

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.