Những lưu ý khi thiết kế Logo cho doanh nghiệp (Phần II)

08 Thg 07

Sau khi cần đặt câu hỏi tại sao cần logo và lên kế hoạch ở phần I, từ đây chính là các bước đưa ý tưởng thành hiện thực. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu 3 bước tiếp theo cần lưu ý khi cần thiết kế logo cho doanh nghiệp.

Bước 3: Cách thiết kế logo

Bây giờ bạn đã có một ý tưởng rõ ràng về thương hiệu và đã được truyền cảm hứng. Vậy bây giờ chính là lúc bắt đầu biến nó thành bản thiết kế. Có rất nhiều yếu tố khác nhau, từ màu sắc, hình dạng, đồ họa, typography. Cô lập từng thành phần sẽ giúp bạn thực hiện mọi thứ theo từng bước, thay vì bị choáng ngợp với toàn bộ thiết kế trong cùng một lúc.

Chọn kiểu thiết kế của bạn

  1. Cổ điển

Logo hợp xu hướng có thể vui vẻ và thú vị, nhưng chúng có thể nhanh chóng bị lỗi thời. Một phong cách cổ điển mang lại cho bạn khả năng trụ vững trong thị trường và có thể giúp bạn tiếp cận nhiều đối tượng hơn. Phong cách này thường đơn giản và không mạo hiểm với các bảng màu, đồ họa hoặc phông chữ kỳ quặc. Một phong cách cổ điển thể hiện rằng sự đáng tin cậy và thực tế.

lưu ý khi thiết kế Logo
  1. Retro/Vintage

Có một lý do tại sao thiết kế Retro và Vintage vẫn là xu hướng trong một thời gian khá dài. Những phong cách này nhắc nhở bạn về quá khứ và gợi lên cảm giác lãng mạn và luyến tiếc. Với phong cách này, logo theo kiểu cũ, bị bạc màu, hoặc vẽ bằng tay theo tông màu nâu và be sẽ là phù hợp nhất.

  1. Hiện đại và tối giản

Nhiều thương hiệu chọn một phong cách sạch sẽ và tối giản để truyền đạt sự tươi mới và hiện đại. Phong cách này sử dụng rất nhiều khoảng trắng, chi tiết tối giản thường dẫn đến các biểu tượng kiểu dáng đẹp, các chi tiết dùng lặp lại. Một phong cách tối giản và hiện đại cho thấy khách hàng của bạn rằng thương hiệu của bạn là hiện đại, mới mẻ.

  1. Vui vẻ, dễ thương

Đây là lựa chọn phổ biến cho các thương hiệu có khách hàng mục tiêu trẻ. Phong cách vui nhộn, dễ thương có xu hướng có xu hướng sử dụng nhiều màu sắc, nhiều biểu tượng và hình minh họa để tạo ra cảm giác tích cực và thân thiện. Thương hiệu có thể sử dụng linh vật hoặc hình minh họa vui nhộn.

  1. Thủ công

Phong cách thủ công truyền tải một thông điệp rõ ràng: thương hiệu mang tính cá nhân và là loại sản phẩm thủ công. Thẩm mỹ này nên kết hợp với phong cách Vintage để thực sự thúc đẩy thông điệp. Nhưng nó có thể được kết hợp với phong cách tối giản hoặc vui vẻ, dễ thương để đem lại một cái nhìn đơn giản, tinh tế hoặc tươi sáng và trẻ trung.

Tìm đúng loại logo

Có 7 loại logo chính mà bạn có thể lựa chọn cho phù hợp với tên công ty của bạn hoặc tổng thể thẩm mỹ của bạn, hoặc kết hợp chúng để tạo ra một sản phẩm độc đáo.

  1. Lettermarks (thiết kế logo ký tự viết tắt)

Biểu tượng Lettermark có thể tuyệt vời để hợp lý hóa logo của công ty, đặc biệt nếu tên rất dài hoặc khó nhớ. Rất nhiều doanh nghiệp chọn để đi bằng cách viết tắt của họ, ví dụ như HP, CNN hoặc H&M. Những chữ viết này có thể phù hợp cho các logo nhỏ gọn, tuy nhiên chúng không tốt trong việc thể hiện cá tính thương hiệu.

  1. Wordmarks

Wordmarks là một cách rất đơn giản của việc sử dụng tên công ty của bạn chính là một logo. Để mang lại cho chúng giá trị nhân cách và sự công nhận, hãy sử dụng typography. Nếu bạn có một tên tuyệt vời cho thương hiệu của mình, đây có thể là cách hoàn hảo để đặt nó trên logo.

  1. Pictorial Marks (Dấu hiệu hình ảnh)

Sử dụng những hình ảnh mang tính biểu tượng dễ nhận biết và thể hiện thương hiệu của bạn. Bạn có thể chọn hình ảnh đơn giản hoặc phức tạp nhưng hãy chắc chắn chúng tạo ra một kết nối duy nhất cho thương hiệu. Nếu không phải thương hiệu lớn, thì các doanh nghiệp ghép loại logo này với một Wordmark.

  1. Abstract logo marks (Logo trừu tượng)

Thay vì một biểu tượng dễ nhận biết ngay lập tức, Logo trừu tượng là các dạng hình học không thiết lập kết nối ngay lập tức với hình ảnh hiện có, nhưng chúng tạo ra một cảm xúc hoàn toàn mới cho thương hiệu của bạn. Một nhãn hiệu logo trừu tượng sẽ cô đọng doanh nghiệp của bạn thành một biểu tượng thực sự độc đáo. Nếu bạn muốn logo trừu tượng của bạn tạo ra một tâm trạng hoặc cảm giác nào đó, hãy tìm hiểu ý nghĩa của các hình dạng hình học khác nhau.

  1. Mascots (Linh vật)

Linh vật là một cách thú vị để mang đến cho doanh nghiệp của bạn một cá tính thương hiệu rõ ràng. Chúng thường là những nhân vật hoạt hình đầy màu sắc đại diện cho doanh nghiệp của bạn theo cách thân thiện và dễ tiếp cận.

Logo kết hợp

Loại logo này nó kết hợp một biểu tượng với một Wordmark để tạo ra một logo dễ nhận biết. Tên thương hiệu hoặc được đặt bên cạnh biểu tượng, hoặc được tích hợp trong đồ họa. Người dùng sẽ liên kết cả hai yếu tố với thương hiệu của bạn, cho phép bạn sử dụng chúng riêng biệt hoặc cùng nhau.

Logo phù hiệu

Tương tự như Logo kết hợp, logo phù hiệu cũng thường là sự kết hợp của các yếu tố từ và hình ảnh. Chúng thường bao gồm các văn bản được tích hợp trong một biểu tượng, icon, phù hiệu, con dấu, huy chương.

Chú ý đến màu sắc

Màu sắc có thể có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Tâm lý màu sắc khá phức tạp, màu sắc có những cảm xúc và ý nghĩa nhất định gắn liền với chúng. Ví dụ:

  • Đỏ: Sự phấn khích, niềm đam mê và giận dữ. Đó là một lựa chọn tuyệt vời nếu thương hiệu của bạn năng động, trẻ trung và muốn nổi bật.
  • Màu cam: Màu cam ít được sử dụng hơn màu đỏ nhưng cũng ám chỉ năng lượng. Đây là một màu sắc sống động, tiếp thêm sinh lực và thể hiện sự vui tươi.
  • Màu vàng: Dễ tiếp cận và thân thiện. Nó cung cấpnăng lượng vui vẻ, cảm giác về giá cả phải chăng và sự trẻ trung.
  • Xanh lá cây: Linh hoạt và có thể phù hợp với bất kỳ thương hiệu nào. Nó đặc biệt hoàn hảo cho bất cứ ai muốn thiết lập một kết nối với thiên nhiên.
  • Xanh nước biển: Cổ điển và phổ biến. Nó yên tĩnh, mát mẻ và tượng trưng cho sự tin cậy và trưởng thành.
  • Màu tím: Gợi sự sang trọng, bí ẩn, chiết trung hoặc nữ tính.
  • Màu hồng: Nếu bạn muốn gợi sự nữ tính cho thương hiệu, không có gì hoạt động tốt hơn màu hồng. Nó cũng có thể làm cho logo trở nên chín chắn, nhưng vẫn trông trẻ trung và nữ tính.
  • Nâu: Phù hợp cho các logo cổ điển, khỏe mạnh và nam tính. Nó có thể cung cấp cho thương hiệu một cái nhìn thủ công, độc đáo và già dặn.
  • Đen: Hiện đại và sang trọng. Một logo màu đen và trắng tối giản là con đường để đi tới sự đơn giản.
  • Trắng: Sạch sẽ, hiện đại và tối giản. Là một màu trung tính, nó có thể kết hợp với tất cả các màu khác, đồng thời gợi cảm giác sạch sẽ, trẻ trung và kinh tế.
  • Xám: Trưởng thành, cổ điển và nghiêm túc. Các tông xám đậm,tối trông huyền bí hơn, trong khi các sắc sáng hơn thì dễ tiếp cận hơn.

Kết hợp màu sắc

Tất nhiên bạn không cần phải gắn bó với một logo đơn sắc chỉ sử dụng một màu, bạn có thể kết hợp nhiều màu sắc để kể một câu chuyện màu hoàn chỉnh. Để chọn màu sắc hoạt động tốt với nhau, hãy nhìn vào bánh xe màu.

  • Complementary colors (Màu bổ sung): nằm đối diện với nhau trên bánh xe màu. Chúng rất phù hợp với nhau và khi kết hợp sẽ tạo ra một cái nhìn năng động.
  • Analogous colors (Màu tương tự) nằm gần nhau trên bánh xe màu. Nếu bạn muốn màu sắc logo của bạn được hài hòa, những màu này sẽ kết hợp tốt với nhau.
  • Triadic colors (Bộ ba màu): được chọn từ 3 góc trên bánh xe màu. Kết hợp với nhau sẽ cho một hiệu ứng kích thích và táo bạo.

Chọn đúng kiểu chữ

Nếu bạn muốn chọn một phông chữ bổ sung và hoàn thiện cho logo của bạn, có 4 loại phông chữ cơ bản mang đến cho logo một giao diện độc đáo:

Phông chữ Serif

Phông chữ Serif có thể làm cho logo của bạn trông cổ điển và cao cấp. Serif có dấu gạch nhỏ ở chân mỗi chữ cái, khiến chúng trông “già dặn” hơn. Phông chữ này rất linh hoạt và trông tuyệt vời với bất kỳ loại thiết kế nào, nhưng hoạt động tốt nhất với thiết kế vintage, thanh lịch hoặc cổ điển.

Phông chữ Sans Serif

Phông chữ Sans-serif hoàn hảo cho giao diện hiện đại và rõ ràng. Phông chữ này không có gạch chân ở cuối chữ cái như Serif nên chúng trông đơn giản và mượt mà hơn. Điều này phù hợp với các thương hiệu hiện đại.

Phông chữ Script

Phông chữ Script gợi nhớ đến chữ viết tay. Từ các phông chữ thư pháp trang nhã cho đến phông chữ thư giãn và thực tế, có rất nhiều loại khác nhau. Sử dụng chúng để làm cho logo của bạn trông cá nhân hơn, giống như logo Moon Rabbit này.

Phông chữ Display

Display là phông chữ trang trí được cách điệu cao và thực sự bắt mắt. Hãy nhìn logo Perfect You mang đến một sự tinh tế và vui vẻ từ thập niên 70.

Kết hợp các yếu tố thiết kế của bạn lại với nhau

Bây giờ bạn có ý tưởng về tất cả các yếu tố khác nhau mà logo của bạn cần, hãy đảm bảo rằng chúng hoạt động tốt với nhau. Ghép nối chúng thật hài hòa để tạo ra sự rung cảm mà bạn đang tìm kiếm.

Logo của nhãn hiệu chăm sóc da Voany là một thương hiệu cao cấp, tự nhiên, thanh lịch, sử dụng một kết hợp hình ảnh tự nhiên, phông chữ serif cổ điển và bảng màu nâu và be.

Bước 4: Điều hướng quá trình thiết kế logo

Bây giờ bạn đã xem xét tất cả các điểm cần thiết, và sẵn sàng để bắt đầu thiết kế! Có rất nhiều cách để có được một logo, nên xem xét một trong những phương án phù hợp với bạn nhất. Thuê Agency, trổ chức cuộc thi thiết kế logo, dự án 1-1 hoặc  biểu tượng, làm theo dự án 1 - 1? Chi phí khác nhau đi kèm với chất lượng khác nhau. Tất cả các tùy chọn đều có ưu và khuyết điểm riêng.

Giao tiếp với nhà thiết kế của bạn

Để đảm bảo thiết kế của bạn xuất hiện hoàn hảo, quy tắc đầu tiên khi làm việc với nhà thiết kế là giao tiếp rõ ràng. Viết Brief rõ ràng là cơ hội để cho nhà thiết kế hiểu bạn là ai và bạn cần gì. Hãy đảm bảo cung cấp cho họ càng nhiều thông tin về công ty và phong cách của bạn càng tốt. Từ đó để họ có thể tạo ra một sản phẩm thực sự độc đáo cho bạn.

Đánh giá các tùy chọn

Bước này có thể là khó khăn nhất, vì vậy hãy nhận phản hồi từ bạn bè, khách hàng tiềm năng và đồng nghiệp để giúp bạn đưa ra quyết định. Dưới đây là một số câu hỏi chung khi đánh giá các tùy chọn Logo của bạn:

  • Bạn có thể nói chúng là gì trong vòng 2 giây không? Mọi người sẽ ngay lập tức biết doanh nghiệp của bạn đang làm gì không?
  • Nó có đơn giản và đáng nhớ? Khách hàng của bạn có thể nhớ nó không?
  • Nó có linh hoạt không? Nó có thể được áp dụng cho tất cả các nhu cầu của thương hiệu của bạn?
  • Là nó bền với thời gian hay bạn sẽ phải thiết kế lại trong một vài năm tới?
  • Nó có độc đáo không? Liệu nó có giúp bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh không?
  • Nó có hấp dẫn đối tượng mục tiêu của bạn không?

Rõ ràng nhu cầu và kỳ vọng của các thương hiệu đối với logo sẽ khác nhau rất nhiều. Nếu bạn bán quần áo trẻ em và cần một logo đơn giản, có thể được khâu lên vải sẽ rất khác với việc bạn bán rượu cao cấp với nhãn hàng phức tạp. Vì vậy, không chỉ về sở thích cá nhân, logo phải đem lại hiệu quả tốt nhất cho thương hiệu của bạn.

Không nên làm gì khi thiết kế logo

Có một số lỗi phổ biến khi thiết kế logo:

  • Đừng sử dụng những yếu tố rập khuôn trong ngành. Bạn là nha sĩ nên logo của bạn cần có hình chiếc răng? Câu trả lời là không, bạn cần tránh các logo có tính chất chung chung, kém nổi bật.
  • Đừng làm cho nó quá phức tạp. Đơn giản là chìa khóa cho một logo đáng nhớ (và có thể in ra được).
  • Đừng cố gắng quá hợp xu hướng. Đi theo xu hướng là điều tuyệt vời, nhưng hãy đảm bảo rằng logo của bạn lâu bền với thời gian.
  • Đừng lựa chọn làm việc với người nghiệp dư. Nhờ bạn bè/thực tập sinh/gia đình biết sử dụng Photoshop thiết kế logo và tiết kiệm một khoản tiền. Câu trả lời là không nên.

Khi đã có logo, bạn đã tạo cơ sở lý tưởng cho tất cả các tài liệu xây dựng thương hiệu mà doanh nghiệp cần: danh thiếp, bao bì, website… Bằng cách đặt tông màu, bảng màu, phông chữ và giao diện tổng thể, logo là điểm khởi đầu cho tài sản thương hiệu. Nhà thiết kế của bạn sẽ tạo ra một giao diện liền mạch cho thương hiệu.

Trang Ami – MarketingAI

Theo 99Designs

Tham khảo thêm: Top 6 mẫu logo đẹp từ các công ty nổi tiếng trên thế giới và ý nghĩa sâu xa
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.