Nostalgia Marketing: sức mạnh của việc tiếp thị bằng hoài niệm

09 Thg 10

Đã bao giờ bạn đang ngồi trong ô tô hoặc ngồi trong bàn làm việc, Spotify bỗng bật lên một bài hát nào đó khiến bạn... đứng hình trong vài giây? Giai điệu quen thuộc của bài hát đưa bạn trở về quá khứ, lục tìm lại khoảnh khắc bài hát đó lần đầu tiên vang lên trong đầu. Có thể bài hát đó đã được nghe trong bữa tiệc sinh nhật thời thơ ấu hoặc trong một buổi khiêu vũ ở trường, hoặc ngồi trên ghế sau của chiếc xe bus nào đó... Nhưng dù là ở đâu thì phản ứng tâm lý nhớ về quá khứ, hoài niệm lúc này là điều không thể phủ nhận. Và trạng thái cảm xúc này đã được ứng dụng rất nhiều trong marketing. Nó được biết đến với cái tên Nostalgia Marketing - chiến lược marketing "hoài niệm".

Tiếp thị hoài niệm 

Trong thế giới marketing, trạng thái tâm lý hoài niệm được xem là một công cụ mạnh mẽ. Từ việc tận dụng âm nhạc và hình ảnh, người nổi tiếng, có nhiều cách mà các công ty có thể tận dụng quá khứ để khơi gợi phản ứng cảm xúc của khách hàng.

Như Coca-Cola, một thương hiệu gắn liền với sự hoài niệm. Dòng chữ trên nền phông Spencerian màu đỏ rực, chai nhựa có đường viền bắt chước phong cách của những chai thủy tinh đã cũ... Rõ ràng, Coca không ngần ngại biến những gì trong quá khứ thành công cụ marketing đắc lực.

Nostalgia Marketing: sức mạnh của việc tiếp thị bằng hoài niệm - Ảnh 1.

Ảnh: tachcaphe

Hoặc như công ty giải trí nổi tiếng - BuzzFeed đã biến tấu vô số các trang phục theo chủ để thập niên 90 để lôi kéo sự chú ý của thế hệ millennials. Họ thậm chí còn cho khách hàng chiêm ngưỡng bộ sưu tập "31 món đồ chơi tuyệt vời của thập niên 90 mà bạn chưa từng có nhưng hoàn toàn có thể mua ngay hôm nay".

Hay như hãng bán lẻ điện tử RadioShack đã phát sóng mẩu quảng cáo đặc biệt Super Bowl 2014 bằng việc tái hiện lại các biểu tượng nổi tiếng trong thập niên 80. Trong suốt quảng cáo, hình ảnh những nhân vật nổi tiếng của thời đại như Hulk Hogan, Mary Lout Retton, Erik Estrada (còn gọi là Ponch từ CHiPs), California Raisins, thậm chí cả ALF cũng xuất hiện khiến khán giả vô cùng phấn khích. Sau quảng cáo này, giá cổ phiếu của RadioShack đã tăng ồ ạt.

Đây chỉ là ba trong số rất nhiều ví dụ về Nostalgia Marketing. Thế nhưng tại sao các thương hiệu lại quyết định đi theo con đường hoài niệm? Và việc gợi lên cảm giác hoài cổ cho khách hàng sẽ mang lại lợi ích to lớn như thế nào?

Brain Demons & Cowbells - lược sử về hoài niệm

Một bác sĩ người Thụy Sĩ tên là Johannes Hofer đã đặt ra thuật ngữ "hoài cổ" vào thế kỷ 17. Vào thời điểm đó, Hofer coi nỗi nhớ là một căn bệnh liên quan đến thần kinh, thường được thấy ở những người lính đánh thuê Thụy Sĩ thường xuyên phải chiến đấu xa nhà.

Hofer không tìm thấy nguyên nhân của căn bệnh này. Ông chỉ gọi nói là sự "rung động liên tục của quỷ linh hồn trong não". Các học thuyết khác vào thời đó cũng cho rằng, nỗi nhớ của các người lính Thụy Sĩ là do tổn thương não và màng nhĩ. Nguyên nhân do họ tiếp xúc quá nhiều với tiếng chuông cowbells trên dãy Alps (được sử dụng bởi những người chăn nuôi gia súc để theo dõi nơi ở của những con bò).

Thế nhưng ngày nay, chúng ta biết rằng nỗi nhớ không phải do quỷ linh hồn hay lũ bò gây ra. Trạng thái cảm xúc ấy không chỉ tồn tại ở những người lính Thụy Sĩ phải chiến đấu xa nhà. Hiện tượng này xảy ra trên khắp thế giới, thậm chí các nhà khoa học cũng tìm thấy trạng thái này ở những đứa trẻ dưới 7 tuổi. (Họ phân tích hoài niệm của chúng về những kỳ nghỉ và những bữa tiệc sinh nhật trong quá khứ).

>> Xem thêm: Tuyệt chiêu “dụ” khách hàng nhờ học cách truyền tải thông điệp hay ho như phần mềm Veed

Nguyên nhân nào gây ra nỗi nhớ?

Nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng chúng ta có xu hướng cảm thấy hoài niệm về những sự kiện trong quá khứ mà chúng có ý nghĩa đối với cá nhân chúng ta hoặc liên quan đến những người mà chúng ta gần gũi như bạn bè, thành viên gia đình và những người quan trọng khác.

Do đó, các sự kiện như lễ kỷ niệm, đám cưới, tốt nghiệp và sinh nhật là những "điểm đến" phổ biến để chúng ta dễ gợi nhớ, hoài niệm.

Nostalgia Marketing: sức mạnh của việc tiếp thị bằng hoài niệm - Ảnh 3.

Ảnh: levica

Thế nhưng, điều gì gây nên nỗi nhớ? Điều gì thực sự khiến chúng ta muốn quay về quá khứ để hồi tưởng lại kỷ niệm?

Câu trả lời là có rất nhiều thứ. Các hành động gián tiếp như ngửi một mùi hương, nghe một bài hát cụ thể cũng có thể kích hoạt nỗi nhớ. Các tương tác xã hội, như gặp gỡ bạn bè hoặc thành viên gia đình, cũng là một nguyên nhân phổ biến khác. Việc bạn liên lạc với những người bạn cũ thông qua Facebook và các trang mạng xã hội khác cũng sẽ khiến bạn nhớ về quá khứ nhiều hơn. Những món đồ như ảnh cũ và các kỷ vật gia truyền cũng có thể gây ra cảm giác nhớ nhung.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng một nguyên nhân nổi bật nhất trong số những nguyên nhân tạo ra nỗi nhớ đó là những cảm xúc tiêu cực. Hay nói cụ thể hơn, cô đơn là loại cảm xúc tiêu cực phổ biến nhất khiến chúng ta cảm thấy dễ nhớ về quá khứ hơn.

Kết

Nỗi nhớ thực sự có tác động rất tích cực đến tinh thần. Mặc dù thường bị kích hoạt bởi những cảm xúc tiêu cực, nhưng nhìn chung, những ký ức hoài cổ nói chung là những kỷ niệm hạnh phúc và trải nghiệm tươi đẹp có thể mang lại nhiều lợi ích về mặt tâm lý. Chúng ta sẽ cảm thấy tâm trạng tốt hơn, cuộc sống có ý nghĩa hơn, tăng cảm giác kết nối xã hội, giảm căng thẳng và có cái nhìn tích cực hơn về tương lai.

Từ góc độ marketing, tận dụng nỗi nhớ để khơi gợi ký ức cho khách hàng cũng mang lại rất nhiều lợi ích. Nếu nội dung của bạn có thể khiến khách hàng cảm thấy hoài niệm thì nó cũng sẽ khiến họ cảm thấy dễ mở lòng hơn. Kết hợp nỗi nhớ với định vị thương hiệu sẽ giúp mở rộng tệp khách hàng trung thành, tăng doanh thu và mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

Hải Yến - MarketingAI 

Theo blog.hubspot

>> Có thể bạn chưa biết: Nghệ thuật lôi kéo khán giả của các đài truyền hình Châu Á nhờ vào Facebook Watch

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.