Ô nhiễm nguồn nước sông Đà, Starbucks đóng cửa 1 loạt cửa hàng ở Hà Nội

21 Thg 10

Có thể nói, sự cố ô nhiễm nguồn nước sông Đà là một trong những hiểm họa lớn cuối năm mà người dân thủ đô phải chịu đựng. Không chỉ ảnh hưởng nặng nề với các hộ dân trong khu vực sử dụng nước sông Đà mà còn liên lụy tới việc kinh doanh của nhiều ngành hàng của khu vực này. Nhiều cửa hàng “sống dở chết dở” vì tình trạng khan hiếm nước sạch này. Một trong những thương hiệu lớn trong ngành F&B phải đóng cửa nhiều cửa hàng trong hệ thống của mình phải kể đến Starbucks. Trên địa bàn thủ đô hiện tại, đã có khoảng 4 cửa hàng trong tổng số 15 cửa hàng Starbucks hiện đang không mở cửa.

Cửa hàng thuộc quận Thanh Xuân, Cầu Giấy tạm đóng cửa chưa có ngày trở lại chính thức

Thông báo được dán trên cửa hàng Starbucks

Do ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước sông Đà cùng những sự cố chưa được khắc phục về nguồn nước, hàng nghìn người sinh sống và kinh doanh thuộc khu vực này đang phải "chật vật" sinh hoạt qua ngày. Không chỉ có các hộ dân bị ảnh hưởng mà cả các cửa hàng ăn uống, dịch vụ nơi đây cũng đã bắt đầu có dấu hiệu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, trong đó có Starbucks - thương hiệu đồ uống từ Mỹ gia nhập vào thị trường Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, Starbucks đã đóng cửa 4 cửa hàng thuộc quận Thanh Xuân, Cầu Giấy và chưa có thông báo về ngày mở cửa trở lại.

Tra cứu trên ứng dụng giao đồ ăn Now, bên cạnh cửa hàng tại Nguyễn Tuân, một số cửa hàng khác cũng không phục vụ như cửa hàng tại Season Avenue (Hà Đông), IPH, Duy Tân (Cầu Giấy) cũng không hoạt động.

Nguồn: CafeF

Cùng với thông báo tạm đóng cửa hàng, Starbucks cũng chưa đưa ra thời điểm sẽ hoạt động bình thường trở lại ở khu vực Thanh Xuân và Cầu Giấy, nơi đang bị cắt nước luân phiên do ảnh hưởng từ sự cố nhiễm dầu nguồn nước sông Đà.

Bên cạnh đó, một số quán cà phê tại khu vực Nguyễn Thị Định hiện cũng đang hoạt động cầm chừng vì "không có nước nên không thể rửa cối xay", yêu cầu khách hàng tạm ngưng không gọi các món đá xay (ice blended), món đồ uống vốn là best seller của Starbucks, mặt hàng này xưa nay vốn là thế mạnh và thức uống riêng của Starbucks nên có lẽ đó là lí do các cửa hàng phải tạm đóng cửa.

Trái ngược với không khí ảm đạm của Starbucks, hệ thống cửa hàng Highland ở khu vực Lê Văn Lương, Cầu Giấy vẫn rất nập khách ra vào trong những ngày này.
>>> Xem thêm: Sau vụ việc ô nhiễm nguồn nước sông Đà, dân tình đổ xô đi mua nước đóng chai

Kinh doanh chật vật của hàng triệu hộ dân Hà Nội bị ảnh hưởng vì sự cố nhiễm dầu nguồn nước.

Có thể nói sự cố ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng vạn người dân Thủ đô. Các ngành hàng kinh doanh thuộc khu vực này cũng vì thế mà rơi vào thảm cảnh "cố tỏ ra là mình ổn nhưng sâu bên trong nước mắt là biển rộng". Nhóm ngành thực phẩm, ăn uồng, giặt là, cắt tóc... có lẽ là những ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Hà Nội trong những ngày "khát" nước sạch, tưởng rằng những chuyến xe bồn cung cấp nước có thể giải cứu cho dân nhưng không. Xe bồn cung cấp nước sạch ở khu vực Linh Đàm có mùi tanh, vẩn đục do chủ đầu tư Mường Thanh lấy xe chuyên chở téc nước tưới cây chưa thau rửa kỹ, tại khu vực Thanh Xuân, người dân phải lấy xô chậu để hứng nước bể bơi để phục vụ nhu cầu thiết yếu, siêu thị cháy hàng các sản phẩm nước tinh khiết đóng chai.

Tạm kết

Đóng cửa tạm thời và chưa có dấu hiệu về ngày chính thức mở bán trở lại, Starbucks cũng như nhiều mặt hàng đang chật vật vượt qua những ngày Hà Nội ô nhiễm nguồn nước sông Đà. Vụ án đã được đưa ra khởi tố hình sự, các cơ quan ban ngành chức năng đã vào cuộc nhưng còn các hộ kinh doanh, nhiều công ty, doanh nghiệp thuộc khu vực này đang phải tạm đóng cửa với những thiệt hại về kinh tế cùng những tổn thất nặng nề trong kinh doanh.

Phương Thảo - MarketingAI

Theo Soha
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.