Thứ Bảy, Tháng Một 23, 2021
Hotline: 0914.418.789
Email: marketingai@admicro.vn
  • PR
  • Cho nhà quản lý
  • Case Study
  • Chuyển đổi số
  • Góc nhìn Admicro
Marketing Admicro
  • Login
  • Trang chủ
  • Marketing news
  • Digital marketing
    • Social Media
    • SEO/SEM
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Video Marketing
    • Mobile Marketing
    • Display ads
  • Brands
  • Tài liệu – Báo cáo
  • Infographic
  • Sản Phẩm Admicro
    • Book bài PR
    • Webuy
    • Corporate Branding
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Marketing news
  • Digital marketing
    • Social Media
    • SEO/SEM
    • Content Marketing
    • Email Marketing
    • Video Marketing
    • Mobile Marketing
    • Display ads
  • Brands
  • Tài liệu – Báo cáo
  • Infographic
  • Sản Phẩm Admicro
    • Book bài PR
    • Webuy
    • Corporate Branding
No Result
View All Result
Marketing Admicro
No Result
View All Result
Home Cho nhà quản lý

OKR là gì? Đâu là sự khác biệt giữa OKR và KPI

Trọng Nghĩa Bởi Trọng Nghĩa
Th10 21, 2020
trong Cho nhà quản lý
0
Share on FacebookTwitterLinkedinEmailTelegram

Hiện nay, OKR là một thuật ngữ khá quen thuộc trong kinh doanh, tuy nhiên liệu bạn đã hiểu đúng OKR là gì chưa? Trong quản trị doanh nghiệp, có rất nhiều mô hình, học thuyết hay công cụ được nghiên cứu và đưa ra để ứng dụng. Mục đích của chúng là giúp các nhà quản trị có thể xây dựng và phát triển doanh nghiệp theo đúng mục tiêu ban đầu, phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. Tùy theo quy mô và cơ cấu tổ chức của mỗi doanh nghiệp, mỗi bên sẽ áp dụng một mô hình quản trị khác nhau. Hiện nay mô hình tiêu biểu được nhiều công ty công nghệ lớn như Google, Twitter, LinkedIn áp dụng chính là OKR. Vậy mô hình OKR là gì? Những doanh nghiệp nào có thể áp dụng được mô hình OKR? Tất cả sẽ được MarketingAI giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mục Lục:

  • 1 OKR là gì?
    • 1.1 Tài liệu OKR
    • 1.2 Cấu trúc của OKR
    • 1.3 Nguyên lý hoạt động của OKR
  • 2 Sự khác biệt giữa OKR và KPI là gì
  • 3 OKR có lợi ích gì?
    • 3.1 Liên kết nội bộ doanh nghiệp chặt chẽ
    • 3.2 Tập trung vào những vấn đề thiết yếu
    • 3.3 Tăng tính minh bạch
    • 3.4 Nhân viên được trao quyền
    • 3.5 Đo lường được tiến độ hoàn thành mục tiêu
    • 3.6 Tạo ra những kết quả vượt bậc
  • 4 Cách xây dựng và triển khai, cách làm OKR, mẹo viết OKR đạt hiệu quả tốt
  • 5 Cách đánh giá OKR
  • 6 Các lỗi OKR thường gặp nhất
    • 6.1 Sử dụng OKR làm bảng danh sách công việc
    • 6.2 Đặt ra quá nhiều OKR
    • 6.3 Không điều chỉnh OKR
    • 6.4 Tạo ra OKR và không tập trung vào nó

OKR là gì?

OKR viết tắt của từ gì? OKR là viết tắt cho cụm từ tiếng anh Objectives and Key Results (tạm dịch: Mục tiêu và Kết quả then chốt). Đây là một phương pháp quản trị doanh nghiệp, và hoạt động theo đúng như tên gọi của nó. Khi ứng dụng OKRs, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc tính toán để tạo ra những kết quả then chốt (Key Results) nhằm hiện thực hóa mục tiêu (Objectives) trong thời hạn nhất định, thông thường sẽ tính theo quý. Ngoài ra, doanh nghiệp phải công khai minh bạch toàn bộ những mục tiêu và kết quả then chốt trong toàn nội bộ công ty. Phương pháp OKR của FPT sử dụng lần đầu với mục đích thúc đẩy mỗi nhân viên FPT làm việc hăng say hơn, sáng tạo hơn để mang lại nhiều đổi mới. Hiện nay có rất nhiều cuốn sách về OKR với những thông tin về OKR cũng như mẫu OKR, phầm mềm OKR được sử dụng. Ngoài ra, cũng đã có ghi nhận rằng google áp dụng OKR trong doanh nghiệp của mình, có thể thấy chiến lược okr đã được áp dụng ở toàn thế giới

okr là gì

OKR là gì? Okr, fpt là gì? What is OKR, FPT Telecom (Nguồn: Management.vn)

Tài liệu OKR

Tài Liệu hướng dẫn OKR

Tài liệu hướng dẫn OKR cá nhân, OKR cho CEO, giáo trình ỌKRs được Biên dịch bởi Phạm Thống Nhất

Cấu trúc của OKR

Cấu trúc của mô hình này gắn liền với định nghĩa OKR là gì, nó được xây dựng xoay quanh hai yếu tố: Mục tiêu (Objectives) và Kết quả then chốt (Key Result). Với mỗi yếu tố, sẽ có câu hỏi tương ứng

  • Mục tiêu: Nơi cần đến là gì?
  • Kết quả then chốt: Đi đến nơi đấy bằng cách nào?

Có thể hiểu, mục tiêu (Objective) sẽ được đặt ra cho từng phòng ban hoặc cá nhân. Còn kết quả then chốt (Key Result) sẽ là những bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra. Hệ thống này sẽ được áp dụng xuyên suốt bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp, từ ban lãnh đạo xuống các phòng ban cho đến từng cá nhân. Từ đó tạo ra một mối liên kết giữa các tầng lớp trong tổ chức, chúng sẽ tác động lên nhau giúp mọi người có chung một chí hướng.

Nguyên lý hoạt động của OKR

Hiểu được OKR là gì, vậy OKR hoạt động như nào? OKR là một mô hình để quản lý mục tiêu doanh nghiệp, tuy nhiên OKR hoạt động có phần khác hơn vì dựa trên hệ thống niềm tin. Có bốn yếu tố nằm trong hệ thống niềm tin của OKR, cụ thể là:

  • Tính tham vọng: Khi đặt ra mục tiêu, nó cần phải cao hơn so với ngưỡng năng lực
  • Tính đo lường được: Các kết quả then chốt phải định lượng và đo lường được
  • Tính minh bạch: Tất cả thành viên nằm trong cơ cấu tổ chức công ty, từ CEO cho đến thực tập sinh đều được biết và theo dõi được OKR của doanh nghiệp
  • Tính hiệu suất: OKR không dùng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

okr là gì

Có rất nhiều khóa học okrs ở Hà Nội hiện nay, nơi những CEO tìm tới học (Nguồn: Base.vn)

Sự khác biệt giữa OKR và KPI là gì

KPI là thước đo mà doanh nghiệp thường sử dụng để theo dõi hoạt động kinh doanh. KPI giúp theo dõi những thứ có thể đo lường được, tuy nhiên chúng ta cần nhấn vào chỉ số giúp dự án thành công.

OKR thì có linh hồn và định hướng mục tiêu bạn muốn thực hiện, nó là kết quả then chốt giúp hoàn thành mục tiêu. Có thể thấy, khi so sánh KPI và OKR thì đây là hai yếu tố giúp bổ sung, hỗ trợ nhau để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: KPI là gì? Quy trình xây dựng hệ thống KPI chung

OKR có lợi ích gì?

Sau khi nắm được đặc điểm của OKR là gì, chúng ta cần tìm hiểu xem OKR sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích nào?

Liên kết nội bộ doanh nghiệp chặt chẽ

OKR được áp dụng xuyên suốt bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp, từ cấp độ cá nhân cho đến các phòng ban đều sẽ có OKR. Từ đó giúp kết nối hiệu suất làm việc của tất cả với mục tiêu chung của công ty. Nhờ vậy ban lãnh đạo có thể đảm bảo được mọi người đang có chung một định hướng.

Tập trung vào những vấn đề thiết yếu

Với mỗi cấp độ trong doanh nghiệp thì OKR sẽ đưa ra từ 3 – 5 mục tiêu chính, giúp toàn bộ nhân viên nắm rõ được nhiệm vụ và kế hoạch của từng cá nhân và cả phòng ban.

Tăng tính minh bạch

Như đã đề cập ở trên, OKR đảm bảo rằng tất cả nhân viên không phân biệt vị trí, cấp bậc đều nắm rõ và theo dõi được OKR của cả doanh nghiệp. Mọi nhân viên đều nắm rõ được công việc, kế hoạch của mỗi cá nhân và cả phòng ban, từ đó xây dựng được văn hóa minh bạch cho toàn công ty.

Nhân viên được trao quyền

Khi mọi mục tiêu và kế hoạch trở nên minh bạch, giúp ban lãnh đạo nắm rõ được hoạt động trong công ty và đưa ra những quyết định chính xác. Về phía nhân viên, họ được tạo cơ hội để theo dõi kết quả công việc của cá nhân và cả phòng ban, tổ chức.

Đo lường được tiến độ hoàn thành mục tiêu

Tiêu chí đầu tiên của kết quả then chốt chính là khả năng đo lường được. Vậy nên thông qua công cụ OKRs, tiến độ hoàn thành mục tiêu của cá nhân, phòng ban hay toàn thể công ty sẽ được phản ánh chính xác, đầy đủ thông qua các chỉ số.

Tạo ra những kết quả vượt bậc

Khi ứng dụng OKRs, mục tiêu được đặt ra sẽ cao hơn so với ngưỡng năng lực. Nhờ vậy mà từng cá nhân, phòng ban có thể phát huy tối đa khả năng trong công việc, góp phần cho toàn thể công ty đạt được những kết quả vượt bậc.

>> Xem thêm: KPI mẫu cho Email marketing

Cách xây dựng và triển khai, cách làm OKR, mẹo viết OKR đạt hiệu quả tốt

Nắm rõ được OKR là gì nên khi xây dựng một mô hình OKR, doanh nghiệp sẽ xây dựng riêng cho từng yếu tố để triển khai okr đạt hiệu quả tốt.

Đối với Mục tiêu (Objective)

  • Với mỗi cấp độ trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp (toàn công ty, phòng ban, cá nhân) nên có từ 3 đến 5 mục tiêu
  • Khi thiết lập mục tiêu, nó cần có đích đến rõ ràng, tránh khái quát hay mập mờ, ảnh hưởng đến kết quả của toàn công ty. Ví dụ: Doanh nghiệp sẽ mở rộng kinh doanh ra thị trường Trung Quốc (thay vì mở rộng ra thị trường quốc tế nói chung)
  • Mục tiêu cần được thiết lập vượt ngưỡng năng lực, tạo ra những khó khăn thử thách nhất định. Từ đó tạo ra động lực thúc đẩy từng cá nhân trong doanh nghiệp phát huy tối đa khả năng. 

Đối với Kết quả then chốt (Key Result)

  • Khi thiết lập kết quả then chốt, chúng cần đo lường được bằng chỉ số cụ thể. Ví dụ: Làm việc với 3 nhà phân phối (thay vì làm việc với bên phân phối chung chung)
  • Kết quả then chốt giống như từng viên gạch còn mục tiêu là cả ngôi nhà, cần đạt được các kết quả then chốt mới có thể thực hiện được mục tiêu. Vậy nên đạt được kết quả then chốt có giá trị hơn là đạt được mục tiêu.
  • Các kết quả then chốt cần chỉ rõ được kết quả đầu ra thay vì hành động đơn thuần

okr là gì

Tìm hiểu về OKR là gì? Cách xây dựng OKR trong doanh nghiệp, sử dụng phần mềm okr cho mỗi doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. (Nguồn: Labiotech.eu)

Cách đánh giá OKR

OKR sẽ được đánh giá trên thang điểm 0,0 đến 1,0. Trong đó, 0 điểm tượng trưng cho không phần nào của mục tiêu được hoàn thành, mức 0,6 – 0,7 là đang đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu, 1 là điểm cao nhất tức là đã hoàn thành mục tiêu. Thang điểm này sẽ được dùng để đo lường cho từng kết quả then chốt (Key Result), điểm trung bình của các kết quả then chốt sẽ là điểm đánh giá tổng thể của mục tiêu (Objective). Một ví dụ về công cụ đánh giá OKR của bộ phận Marketing:

OKR là gì

Cách để đánh giá OKRs là gì (Nguồn: Base.vn)

Ngoài ra, cần lưu ý thêm những đặc điểm sau khi đánh giá chỉ số OKR

Có hai loại kết quả then chốt

Mọi kết quả then chốt đều phải được định lượng để đo lường, tuy nhiên không phải hoạt động nào cũng có thể định lượng được ví dụ như: Triển khai website mới. Với những hoạt động như này, kết quả sẽ được quy ước về thang điểm nhị phân: 1 – Hoàn thành và 0 – Không hoàn thành. Còn lại với những hoạt động đo lường được (Làm việc với 3 nhà phân phối) thì sẽ tính theo tỷ lệ % hoàn thành. Ngoài ra, có hai mốc thang điểm mà các nhà quản trị cần lưu ý ở đây

  • 0,6 – 0,7: Đây được xem là mức thành công, phản ánh rằng doanh nghiệp đang phát triển đúng hướng để hoàn thiện mục tiêu. Nếu điểm thấp hơn có nghĩa doanh nghiệp đang hoạt động chưa tốt, còn nếu điểm cao hơn có nghĩa là hoạt động hoặc mục tiêu đặt ra dễ dàng chưa đủ thử thách, chứng tỏ OKR được thiết lập chưa đủ cao. 
  • <0,4: Lưu ý rằng, nếu đạt dưới mốc này không có nghĩa là thất bại. Nguyên nhân có thể do OKR được thiết lập quá cao, hoặc nhân viên đang làm việc thiếu hiệu quả. Bất kể nguyên nhân là gì thì đây là một dữ liệu tốt, giúp cho nhà quản trị hiểu được tình hình hoạt động trong công ty. Từ đó có thể phân bậc nhân viên, thứ tự ưu tiên công việc cho phòng ban chính xác hơn, nhằm cải thiện công việc trong kỳ hạn tiếp theo.

OKR không phải là công cụ đánh giá hiệu quả công việc

OKR là gì? OKR có thể phản ánh được bức tranh công việc để đánh giá từng cá nhân hoặc cả tổ chức, tuy nhiên đây không phải phương thức tối ưu để phân tích hiệu quả công việc. Bởi lẽ mục tiêu OKR đặt ra sẽ luôn cao hơn ngưỡng năng lực, cho nên nếu đồng nhất nó với việc đánh giá hiệu quả công việc, nhân viên sẽ đặt ra những mục tiêu đơn giản để hoàn thành và coi đó là thành công. Từ đó giảm bớt động lực làm việc của nhân viên, đi ngược lại lợi ích của mô hình OKR đã đề cập ở trên.

OKR không thể giữ nguyên mãi mãi

Bắt đầu mỗi kỳ hạn mới (thường là đầu mỗi quý), toàn bộ công ty nên họp lại để thảo luận tiến độ hoàn thành OKR, phân tích những điểm OKR đạt được và đưa ra đề xuất thay đổi cho kỳ hạn tiếp theo. Khi rà soát lại toàn bộ quá trình, các nhà quản trị sẽ có được bức tranh toàn cảnh về hiệu suất làm việc của công ty, từ đó có những thay đổi phù hợp về mục tiêu hay kết quả then chốt để tối ưu hóa hiệu quả cho tương lai.

>> Có thể bạn quan tâm: Staff Turnover là gì

Các lỗi OKR thường gặp nhất

Sử dụng OKR làm bảng danh sách công việc

Mục đích của OKR được tạo ra để đo lường giá trị chứ không phải tạo ra để thực hiện những công việc nhỏ lẻ. Chính vì thế, bạn phải hiểu được sự khác biệt giữa kết quả then chốt dựa trên giá trị và hoạt động.

Đặt ra quá nhiều OKR

Đây là một lỗi phổ biến và nó thường xảy ra khi doanh nghiệp chưa hiểu rõ OKR là gì và sử dụng OKR làm danh sách công việc. Hãy chỉ để OKR liệt kê ra các ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp, qua đó biết được điều gì là quan trọng nhất. Nếu bạn đã sử dụng kết quả then chốt dựa trên giá trị thì bạn phải tập trung trọng điểm để nhân viên nhớ đến OKRs.

Không điều chỉnh OKR

OKR là một công cụ mà doanh nghiệp phài vừa sử dụng, vừa điều chỉnh. Chính vì thế các bộ phận phải tương tác với nhau để có điều chỉnh nhất định.

Tạo ra OKR và không tập trung vào nó

Rất nhiều doanh nghiệp đã tạo ra OKR nhưng lại không tập trung và theo dõi thường xuyên khiến doanh nghiệp không thể đạt được mục đích của OKR

Kết Luận

Vây là MarketingAI vừa giới thiệu đến các bạn về mô hình OKR là gì, okr có những lợi ích gì. OKR (Objectives and Key Results) hay còn gọi là mô hình Mục tiêu và kết quả then chốt. Với những lợi ích của OKR, hiểu về OKR là gì sẽ giúp các bạn thấy được đây là mô hình quản trị doanh nghiệp rất phổ biến, được rất nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay ứng dụng. Tuy vậy, mô hình OKR vẫn có thể sử dụng cho những startup còn non trẻ, bởi lẽ nó giúp họ xác định và tập trung chính xác cho mục tiêu cần thiết, loại bỏ được những uẩn khúc tồn động về tính chất công việc cho từng cá nhân.

Tuấn Anh – MarketingAI

Tổng hợp

>> Từ khoá liên quan: so sánh okr và kpi, okr vs kpi, okr examples, phương pháp okrs, okr meaning, key result là gì, cách đánh giá okrs, okr.fpt, scrum okr, okr smart, quản trị okr, hệ thống okr.

5 / 5 ( 2 bình chọn )
Tags: okr là gì
ShareTweetShareSendShare
Bài trước

Instagram đang thử nghiệm bố cục giao diện mới cho khung của Stories

Bài tiếp theo

Twitter công bố Top Tweet được chia sẻ nhiều nhất trong năm 2019

Tin liên quan

10 insights quan trọng nhất tái hiện lại một năm 2020 tại Châu Á

10 insights quan trọng nhất tái hiện lại một năm 2020 tại Châu Á

Th1 22, 2021
Xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn: Ba thay đổi định hình năm 2021 và xa hơn

Xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn: Ba thay đổi định hình năm 2021 và xa hơn

Th1 21, 2021
10 ý tưởng marketing giúp các đại lý bất động sản vừa và nhỏ “tìm chỗ đứng” trên thị trường

10 ý tưởng marketing giúp các đại lý bất động sản vừa và nhỏ “tìm chỗ đứng” trên thị trường

Th1 19, 2021
6 xu hướng mà các thương hiệu khu vực APAC nên tận dụng vào năm 2021

6 xu hướng mà các thương hiệu khu vực APAC nên tận dụng vào năm 2021

Th1 20, 2021
10 cách tận dụng chuyển đổi kỹ thuật số vào năm 2021

10 cách tận dụng chuyển đổi kỹ thuật số vào năm 2021

Th1 18, 2021
Founder của Morning Brew chia sẻ bài học thành công về email marketing

Founder của Morning Brew chia sẻ bài học thành công về email marketing

Th1 18, 2021

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

6 xu hướng hàng đầu dành cho các nhà tiếp thị kỹ thuật số vào năm 2021

Vietnam Fintech Report 2020: Nhìn lại những điểm nhấn nổi bật và tiềm năng khai thác cho năm 2021

Forrester: Xét cho cùng, quảng cáo trên Facebook có thể không quan trọng đối với các thương hiệu

Báo cáo The State of Mobile 2021 (Phần 2): Ảnh hưởng của di động lên ngành Bán lẻ, Markerting và Quảng cáo

Báo cáo The State of Mobile 2021 (Phần 1): Tổng quan thị trường di động và ảnh hưởng lên ngành Game và Tài chính

Google bắt tay Facebook lũng loạn thị trường quảng cáo toàn cầu

hiển thị quảng cáo tự nhiền với admicro native ads

Đọc nhiều trong tuần

mẫu bài viết quảng cáo hay

TOP 10 mẫu bài viết quảng cáo hay tuyệt chiêu làm content ads

Th10 13, 2020
những câu slogan hay về kinh doanh

Những câu slogan hay về kinh doanh “Chạm” tới cảm xúc khách hàng

Th8 7, 2020
zing me đóng cửa

Zing Me – Mạng xã hội chưa kịp tỏa sáng đã bị đối thủ “quật” cho không thể ngóc đầu

Th8 4, 2020
Mã bưu điện là gì? Cách tra cứu mã bưu điện cấp quận huyện thị xã

Mã bưu điện (2021): Cách tra cứu mã bưu chính cấp quận, huyện, thị xã

Th1 7, 2021
khái niệm Trend là gì

Trend là gì? TOP 15 HOT trend nổi bật năm 2020

Th1 19, 2021
marketing là gì

Marketing là gì? 9 đặc điểm cơ bản về marketing bạn nên biết

Th5 22, 2020

    Đăng ký nhận bản tin
    1. Sinh viênNhân viênTrưởng phòngGiám đốc

    * Thông tin bắt buộc

    logo-marketingai-trang
    MarketingAI là chuyên trang tổng hợp và cung cấp nội dung, kiến thức về lĩnh vực Digital marketing và truyền thông. MarketingAI mong muốn cung cấp cho bạn đọc những thông tin cập nhật nhất, những kiến thức bổ ích nhất để giúp bạn đọc tìm ra giải pháp, chiến lược truyền thông phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

    Thông tin liên hệ

    – Địa chỉ: Toà nhà Center Building – Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

    – Hotline: 091 441 87 89

    – Email: marketingai@admicro.vn

    DMCA.com Protection Status

    Chính sách chung:

    • Giới thiệu
    • Thông tin liên hệ
    • Chính sách bảo mật
    • Điều khoản sử dụng
    • Sitemap

    Theo dõi chúng tôi:

    • Facebook
    • Twitter
    • Youtube
    • Linkedin
    • Pinterest
    • Flickr
    • Trang chủ
    • Marketing news
    • Digital marketing
    • Brands
    • Tài liệu – Báo cáo
    • Infographic
    • Sản Phẩm Admicro

    © Copyright Ⓒ 2016 by Admicro, All rights reserved

    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Marketing news
    • Digital marketing
      • Social Media
      • SEO/SEM
      • Content Marketing
      • Email Marketing
      • Video Marketing
      • Mobile Marketing
      • Display ads
    • Brands
    • Tài liệu – Báo cáo
    • Infographic
    • Sản Phẩm Admicro
      • Book bài PR
      • Webuy
      • Corporate Branding

    © Copyright Ⓒ 2016 by Admicro, All rights reserved

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Create New Account!

    Fill the forms bellow to register

    All fields are required. Log In

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In
    Số điện thoại
    0914.418.789