[Phần 2] Hướng dẫn cơ bản về cấu trúc URL thân thiện với SEO

26 Thg 02

Trong phần 1 của bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu những vấn đề cơ bản về các thành phần và ảnh hưởng của cấu trúc URL với SEO. Tiếp theo, hãy cùng khám phá những phương pháp tối ưu hóa cấu trúc URL thân thiện trong SEO để đem lại hiệu quả nhất.

Các phương pháp tối ưu hóa cấu trúc URL

Chuẩn hóa URL bằng chữ thường

Hầu hết các máy chủ không gặp sự cố với URL viết hoa hỗn hợp. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên chuẩn hóa URL của mình.

Các URL nên được viết bằng chữ thường “like-this-dot-com” thay vì viết hoa hỗn hợp kiểu “Like-That-Dot-Net” hoặc viết hoa toàn bộ “LIKE-THIS-DOT-BIZ”.

Bạn chỉ nên làm điều này nếu đó là những gì người dùng mong đợi và dễ đọc hơn tất cả các chữ viết thường.

Giữ các URL của bạn được chuẩn hóa sẽ giúp ngăn ngừa các lỗi liên kết từ bên trong và bên ngoài trang web.

Sử dụng dấu gạch ngang, không sử dụng dấu gạch dưới

Luôn sử dụng dấu gạch ngang (-) và không được dùng dấu gạch dưới (_) vì dấu gạch dưới không hiển thị khi URL được xuất bản dưới dạng liên kết trần.

Ví dụ về việc sử dụng gạch dưới trong các liên kết là một lựa chọn không tốt

 

Dấu gạch dưới sẽ bị ẩn khi được sử dụng trong liên kết. Điều này làm cho người dùng không thể nhìn thấy chính xác URL.

Sử dụng Từ khoá chính xác trong cấu trúc URL danh mục

Sử dụng từ khóa ít liên quan làm tên danh mục là một sai lầm phổ biến, điều này xuất phát từ động cơ mong muốn chọn từ khóa có nhiều lưu lượng truy cập nhất.

Đôi khi từ khóa có lưu lượng truy cập cao nhất không nhất thiết phải là nội dung của các trang trong danh mục.

Chọn tên danh mục mô tả thực sự nội dung của các trang chứa trong nó mới là điều quan trọng nhất.

Tip: Hãy chọn những từ có liên quan nhất đến nội dung tìm kiếm của người dùng về nội dung hoặc sản phẩm có trong các danh mục đó.

Tránh sử dụng các từ thừa trong cấu trúc URL

Đôi khi bạn có thể bắt gặp CMS có sử dụng từ /category (danh mục)/ trong cấu trúc URL.

Tuy nhiên, đây là một cấu trúc URL không được khuyến khích sử dụng.

Một cấu trúc URL có dạng /category/widget là không cần thiết. Bạn chỉ cần thiết lập nó đơn giản là /widget/.

Từ ngữ hướng dẫn người dùng đến nội dung họ đang tìm kiếm. Vì vậy, hãy sử dụng chúng một cách hợp lý.

Hạn chế sử dụng con số trong cấu trúc URL

Nếu bạn có ý định tạo loại bài đăng “Top xxx cho năm 20xx”, tốt nhất là nên sử dụng cùng một URL năm này qua năm khác.

Vì vậy, thay vì đặt:

example.com/widgets/top-widgets-2020

Hãy xóa năm và chỉ cần tạo:

example.com/widgets/top-widgets

Lợi ích của việc cập nhật nội dung và tiêu đề năm này qua năm khác nhưng vẫn giữ nguyên URL đó là tất cả các liên kết từ những năm trước của nội dung vẫn còn.

Bất kỳ ai theo dõi các liên kết cũ đều sẽ tìm thấy nội dung được cập nhật hoặc bạn cũng có thể tạo một kho lưu trữ của những năm trước đó.

Nên sử dụng Trailing Slash

Trailing Slash là dấu gạch chéo được đặt ở cuối URL.

Nếu một URL kết thúc bằng dấu gạch chéo http://example.com/widget/ thì nó đang chỉ đến một thư mục. Ngược lại, nếu cuối URL không có dấu gạch chéo http://example.com/widget thông thường là một tệp. Tuy nhiên, đây chỉ là những hướng dẫn chứ không phải yêu cầu bắt buộc. Trailing slash đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, đặc biệt là trong vấn đề về trùng lặp nội dung.

Worldwide Web Consortium (W3C) - nhóm chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn web - khuyến nghị nên sử dụng trailing slash để biểu thị các mối quan hệ cha/con (tức là một danh mục có thể chứa nhiều webpages)

Danh mục là trang chính và các trang web chứa trong đó là các tài liệu con được chứa trong danh mục.

Trong HTML, trailing slash biểu thị cho sự hiện diện của một thư mục hoặc một phần danh mục.

Vào năm 2017, John Mueller - Search Advocate tại Google đã tweet rằng, URL có và URL không có trailing slash là các trang web khác nhau.

Ví dụ:

https://www.example.com/widgets

có thể là một trang khác với:

https://www.example.com/widgets/

/widgets biểu thị một tập tin trong khi /widgets/ đại diện cho một phần thư mục hoặc danh mục.

Tweet này của Mueller vào năm 2017 đã tái khẳng định một bài đăng trên blog chính thức của Google từ năm 2010 (To Slash or Not to Slash) khi cũng đưa ra những tuyên bố tương tự.

Tuy nhiên, ngay cả trong bài đăng trên blog năm 2010 đó, Google vẫn để các publishers tự mình quyết định cách sử dụng dấu gạch chéo.

Google linh hoạt trong các phương pháp về Trailing Slash

Dưới đây là một ví dụ về cách Google mã hóa URL.

  • URL này có .html ở cuối chứng tỏ đây là một trang web:

https://webmasters.googleblog.com/2020/11/timing-for-page-experience.html

  • URL kết thúc bằng trailing slash là một trang danh mục:

https://webmasters.googleblog.com/2020/11/

  • Và đây là URL chứa tháng năm:

https://webmasters.googleblog.com/2020/

Các ví dụ trên phù hợp với khuyến nghị tiêu chuẩn sử dụng trailing slash cho thư mục danh mục và không sử dụng trailing slash URL khi đó là một trang web.

Đối với việc sử dụng trailing slash, Google khuyên rằng “…Bạn có thể tự do chọn bất kỳ cái nào mình thích.”

Có lẽ điểm quan trọng nhất về việc sử dụng trailing slash trong URL là bạn nên thống nhất chọn một cách thực hiện và tuân theo cách đó để tránh nhầm lẫn và trùng lặp.

Điều này cũng giúp bạn dễ dàng chuyển hướng các URL từ non-trailing slash sang trailing slash...

Tổng thể các URL của Google thiếu Trailing slash

Tuy nhiên, các phần khác do Google xuất bản lại không tuân theo những tiêu chuẩn đó.

Ví dụ, các danh mục và trang web dưới đây của Google không sử dụng trailing slash:

  • Đây là URL cho một phần danh mục:

https://developers.google.com/analytics

  • Đây là một trang web:

https://developers.google.com/analytics/devguides/integrate

  • Và đây là một trang web khác:

https://developers.google.com/analytics/devguides/collection/firebase/android

Tất cả các trang web và trang danh mục đó trông giống nhau vì chúng không sử dụng dấu gạch chéo.

Vai trò của cấu trúc URL với SEO

Chủ đề về các URL thân thiện với SEO ngày càng nhận được sự quan tâm từ các SEOer.

Trong khi Google ngày càng hạn chế hiển thị URL trong SERPs, các công cụ tìm kiếm phổ biến khác như Bing và DuckDuckGo vẫn hiển thị chúng.

  • URL giúp khách truy cập trang web tiềm năng nắm được nội dung tổng quan của trang
  • Việc sử dụng URL thích hợp có thể giúp cải thiện tỷ lệ nhấp chuột ở bất cứ nơi nào các liên kết đó được chia sẻ.
  • Và việc giữ cho URL ngắn gọn nhưng đủ thông tin khiến chúng trở nên thân thiện với người dùng và dễ dàng được chia sẻ hơn.
  • Các trang dễ dàng chia sẻ đối với người dùng sẽ trở nên phổ biến hơn.
  • Đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự phổ biến đối với mục đích xếp hạng bởi vì nhiệm vụ của công cụ tìm kiếm là giúp cho người dùng nhìn thấy những gì mà họ mong đợi.
Kết

Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về cấu trúc URL thân thiện với SEO. Mặc dù, URL chỉ là một phần khá nhỏ và thường bị bỏ qua trong chiến lược SEO của doanh nghiệp, nhưng nó có thể đóng góp rất nhiều vào việc gia tăng thứ hạng của các trang web. Để kết thúc nội dung bài viết này, MarketingAI xin tóm tắt lại nội dung một cấu trúc URL chuẩn SEO phải luôn ngắn gọn, chứa từ khóa, có ý nghĩa, dễ nhớ, dễ copy, không chứa các từ ngữ dư thừa,... Chúc bạn thành công.

Lương Hạnh - MarketingAI

Theo searchenginejournal

>> Có thể bạn quan tâm: 9 cách viết CTA “thôi miên” khách hàng trên mạng xã hội

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.