Phim “Mai” & việc bành trướng suất chiếu: Chiêu thức kinh doanh tất yếu trên thị trường cạnh tranh

27 Thg 02

Trong những ngày gần đây, phim “Mai” của đạo diễn Trấn Thành đang trở thành chủ đề nóng trên khắp các trang mạng xã hội. Bên cạnh sức hấp dẫn của bộ phim, cũng có nhiều tranh cãi cho rằng Phim “Mai” đã “bành trướng” quá mức khi thâu tóm quá nhiều suất chiếu trong thời gian qua, khiến các bộ phim khác chẳng thể cạnh tranh.

“Mai” & Sự bành trướng suất chiếu trong mùa Phim Tết

Dù có rất nhiều bộ phim được công chiếu, nhưng có lẽ mùa phim Tết 2024 người ta chỉ nhớ đến Trấn Thành và bộ phim “Mai”. Bên cạnh những đánh giá tích cực về chất lượng nội dung, phim “Mai” cũng gây nên nhiều tranh cãi khi độc chiếm hết các suất chiếu trong suốt một tháng qua.

Từ những đối thủ phim Tết Việt Nam như “Gặp lại chị Bầu”, cho tới các bộ phim quốc tế đình đám như “Spy x Family”, “Madame Web”,... dường như đều phải dừng chân trước sự “bành trướng” quá lớn của “Mai”. Tiêu biểu như ngày 11/2, riêng “Mai” đã phủ kín các phòng vé với hơn 4150 suất chiếu, gấp 2,86 so với đối thủ lớn nhất là “Gặp Lại Chị Bầu”, 6,6 so với phim hoạt hình “Gia Đình x Điệp Viên Mã: Trắng”, và 16,6 lần so với phim “Trà” (theo Box Office). Trung bình cứ nửa tiếng hoặc một tiếng, phim “Mai” lại có suất chiếu mới. Thậm chí một số phim như “Sáng đèn” đã phải dời lịch chiếu muộn hơn vì sức ảnh hưởng quá lớn của “Mai”.

Việc chiếm hết các suất chiếu như vậy, khiến người xem gần như không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải xem “Mai” khi đến rạp. Một số khán giả khác cũng bày tỏ sự bức xúc khi hàng loạt thể loại phim hoạt hình, tình cảm, dành cho gia đình, trẻ nhỏ, người già,... đã bị đẩy vào những khung giờ chiếu muộn để nhường lại các khung giờ vàng cho “Mai”.

Phim “Mai” & việc bành trướng suất chiếu: Chiêu thức kinh doanh tất yếu trên thị trường cạnh tranh- Ảnh 1.

Góc nhìn từ người làm truyền thông

1. Câu chuyện Cá lớn nuốt Cá bé không còn xa lạ trong kinh doanh

Sau thành công liên tiếp của nhiều bộ phim điện ảnh như “Bố Già” hay “Nhà bà Nữ”, ... cái tên Trấn Thành dường như đã trở thành một lời bảo chứng cho sự viral, thành công của các phim chiếu rạp. Cũng vì thế, những bộ phim của nhà sản xuất này được xem là “gà đẻ trứng vàng”, với khả năng mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng cho các phòng vé.

Tiêu biểu như Bố Già với doanh thu 347 tỷ đồng, tiếp đó là “Nhà bà Nữ” với 475 tỷ đồng,... Hay gần đây nhất chính là “Mai” với 400 tỷ đồng chỉ sau 11 ngày ra mắt - phá vỡ kỷ lục phim Việt và được dự đoán sẽ dễ dàng cán mốc 500 tỷ đồng trong thời gian tới.

Phim “Mai” & việc bành trướng suất chiếu: Chiêu thức kinh doanh tất yếu trên thị trường cạnh tranh- Ảnh 2.

Đứng trước những con số hấp dẫn như vậy, việc “Mai” cũng như các bộ phim khác của Trấn Thành được các Rạp chiếu phim ưu ái hơn cũng là điều dễ hiểu. Bởi doanh thu mà các cụm rạp nhận được từ việc công chiếu phim sẽ được ăn chia theo một tỷ lệ nhất định với nhà sản xuất. Ví dụ như CGV với tỷ lệ ăn chia trung bình vào khoảng 55/45, trong đó nhà sản xuất nhận được 55% doanh thu và CGV nhận được 45% doanh thu bán vé.

Với những thương hiệu phim đã có sức hút nhất định như Trấn Thành, dĩ nhiên tiềm năng tạo ra doanh thu cho các cụm rạp sẽ lớn hơn những đối thủ khác. Vì vậy, việc các cụm rạp tăng suất chiếu cho Mai không hẳn là chiến lược riêng của phía Trấn Thành, mà cũng là cách để tăng doanh thu của họ.

2. Chiến lược “Đại Dương Đỏ” - Công thức tất yếu khi thị trường đầy rẫy đối thủ cạnh tranh

Với nhu cầu giải trí tăng cao, Tết luôn là một thời điểm rất hấp dẫn nhưng cũng đầy cạnh tranh cho thị trường phim chiếu rạp. Riêng trong mùa Tết 2024 vừa qua, đã có tới 6 bộ phim Việt Nam được công chiếu, cùng với 2 tác phẩm nổi tiếng của nước ngoài ra mắt. Hơn hết, câu chuyện về gia đình, tình yêu, cuộc sống như phim “Mai” của Trấn Thành lại là một trong những chủ đề khá phổ biến của Phim Tết. Khi đó, các nhà sản xuất buộc phải lựa chọn việc cạnh tranh, đối đầu trực diện và cần có những chiến lược mạnh mẽ để có thể lấn át đối thủ của mình.

Bởi vậy, Trấn Thành đã mạnh tay truyền thông rất mạnh cho “Mai”, phủ sóng từ các kênh online tới điểm bán với các kênh như Báo chí, KOLS, Seeding, Booking PR,... Từ trước thời điểm ra mắt, có thể thấy mức độ nhận diện của “Mai” hoàn toàn vượt trội, khiến cho những đối thủ khác là “Gặp lại mẹ bầu” hay “Sáng đèn” gần như biến mất khỏi các kênh online. Cho tới những điểm bán - rạp chiếu phim, “Mai” cũng lấn át hoàn toàn những đối thủ khác, bằng cách chiếm sóng các suất chiếu giờ vàng.

Cách làm của ekip phim “Mai” khá tương đồng với chiến lược “Đại Dương Đỏ” trong kinh doanh - Một chiến lược được sử dụng phổ biến trong những thị trường có mức độ cạnh tranh cao, cấu trúc ngành đã được thiết lập. Với những thị trường này, doanh nghiệp rất khó để tìm được một khoảng thị trường mới, nhu cầu mới, và gần như không thể trốn tránh việc cạnh tranh như chiến lược đại dương xanh. Vì vậy, chiến lược “Đại dương đỏ” sẽ được sử dụng nhằm giúp doanh nghiệp đối đầu trực diện, lấn át đối thủ. Và trong trường hợp này đội ngũ phim “Mai” chính là “ngư dân” chiến thắng trong một bể cá có quá nhiều người câu.

Phim “Mai” & việc bành trướng suất chiếu: Chiêu thức kinh doanh tất yếu trên thị trường cạnh tranh- Ảnh 3.

Dù lùm xùm về vấn đề suất chiếu, nhưng không thể phủ nhận những “cái được” của “Mai”

Dưới góc độ của marketing, có thể nói 4P mà Trấn Thành xây dựng cho phim “Mai” thực sự rất khéo léo. Không bàn về yếu tố giá cả bởi nó khá tương đồng giữa các phim chiếu rạp khác, nhưng 3 yếu tố Product, Promotion và Place của “Mai” đều có những điểm rất đáng học hỏi:

1. Product:

Dù có khá nhiều tranh cãi xoay quanh thương hiệu phim Trấn Thành, như cố tình tạo drama để làm nổi phim hay seeding quá đà,... nhưng không thể phủ nhận “Mai” cũng như một số bộ phim điện ảnh khác của nhà sản xuất này đều được đầu tư khá chỉn chu. Từ hình ảnh, diễn viên, cho tới kịch bản,... mọi thứ đều khá ổn so với mặt bằng chung của phim Việt hiện nay.

Dù khai thác chủ đề không quá mới lạ, nhưng “Mai” lại bám rất sát những vấn đề, yếu tố trong đời sống, đặc biệt là của giới trẻ. Có thể thấy trong “Mai” được lồng ghép rất nhiều câu nói sâu sắc, triết lý và đặc biệt là gần gũi với đời sống của con người. Đây là điều quan trọng để khán giả có thể thấy được sự gần gũi và đồng cảm từ “Mai”.

Phim “Mai” & việc bành trướng suất chiếu: Chiêu thức kinh doanh tất yếu trên thị trường cạnh tranh- Ảnh 4.

2. Promotion

Sự nổi tiếng của Trấn Thành và những bộ phim tiền nhiệm là một bệ đỡ khá tốt cho danh tiếng của phim “Mai”. Tuy nhiên, chiến lược truyền thông của bộ phim này cũng có khá nhiều điểm sáng:

Seeding & Booking PR: Phải nói rằng ekip phim “Mai” đã có một chiến lược seeding và Booking PR quá đỗi khéo léo. Từ những màn review rầm rộ, các bài đăng Hotpage, Cộng đồng Facebook, TikTok,... đều được thực hiện rất tự nhiên, kết hợp khéo léo giữa việc khen và chê để không mang lại cảm giác seeding quá lố cho người xem.

Tạo platform content phù hợp với giới trẻ: Các câu nói ý nghĩa trong “Mai” là một phần quan trọng giúp bộ phim trở nên Viral. Tiêu biểu như “Em muốn yêu. Em gần 40 tuổi rồi”, “Nếu yêu lần nữa thất bại, anh sẽ là quá khứ mới của em. Còn nếu thành công, chúng ta sẽ là tương lai của nhau.”, “Thấy không? Đâu có ai sống thiếu ai mà chết đâu?”,... Những lời thoại ấn tượng này đã trở thành những platform thú vị để giới trẻ có thể sáng tạo những câu quotes, meme viral khắp mạng xã hội.

Phim “Mai” & việc bành trướng suất chiếu: Chiêu thức kinh doanh tất yếu trên thị trường cạnh tranh- Ảnh 5.
Phim “Mai” & việc bành trướng suất chiếu: Chiêu thức kinh doanh tất yếu trên thị trường cạnh tranh- Ảnh 6.
Phim “Mai” & việc bành trướng suất chiếu: Chiêu thức kinh doanh tất yếu trên thị trường cạnh tranh- Ảnh 7.
Phim “Mai” & việc bành trướng suất chiếu: Chiêu thức kinh doanh tất yếu trên thị trường cạnh tranh- Ảnh 8.

Sử dụng drama trigger: Có thể thấy Trấn Thành đã giảm thiểu việc sử dụng chiêu bài drama quá lố, gây tò mò như một số phim điện ảnh trước đây. Thay vào đó, nhà sản xuất này bắt đầu dịch chuyển sang các kênh truyền thông mang tính chất chuyên nghiệp, sâu sắc hơn như báo chí, giúp “Mai” thoát khỏi mác drama quá đà như một số phim trước đó của Trấn Thành. Thời điểm trước công chiếu, chỉ có một sự việc gây chú ý là nhiều đó là em gái Trấn Thành - Uyển Ân bị mắng bởi một Photographer trong sự kiện họp báo phim Mai. Có nhiều ý kiến cho rằng, đây là một trong những chiến lược để dần làm nóng tên tuổi bộ phim trước thềm công chiếu.

Ngoài ra, việc lựa chọn diễn viên của “Mai” đã là một nước đi khá thông minh của Trấn Thành, giúp cho “Mai” được chú ý từ những ngày đầu. Bên cạnh những diễn viên nổi tiếng, “Mai” khiến khán giả tò mò khi có sự xuất hiện của những nhân vật mới lạ như Ngọc Nguyễn - Một gương mặt nổi tiếng với tính cách thẳng thắn, hài hước trong mảng livestream bán hàng.

Bên cạnh đó, “Mai” cũng phủ sóng với hàng loạt bài báo phỏng vấn lớn nhỏ, cùng loạt video hậu được kỳ công được tung ra trên các trang mạng xã hội. Kết hợp với một bản nhạc phim cực viral đến từ Phan Mạnh Quỳnh, đã khiến “Mai” phủ sóng trên TikTok.

3. Place

Từ 8h sáng cho tới 24h đêm, cứ nửa tiếng - 1 tiếng sẽ có một suất chiếu “Mai” ở khắp các cụm rạp trên cả nước. Có thể nói, khán giả gần như có thể xem “Mai” bất cứ lúc nào khi tới rạp phim mà không cần phải chờ đợi quá lâu. Như vậy, kênh phân phối của “Mai” đã rất hiệu quả trong việc đưa sản phẩm đến với khách hàng một cách tiện lợi nhất. Ngoài ra, chiến lược phân phối dày đặc này không chỉ làm tăng doanh thu mà còn giúp “Mai” có thể giữ được độ nhận diện và khán giả không bị phân tán bởi những đối thủ khác.

>>> Xem thêm: Phía sau hot trend TikTok Shop gây bão của Thái Công: Bài học về Personal Branding và nghệ thuật bán hàng bằng hiệu ứng mỏ neo khéo léo

Lời kết:

Sau hơn 1 tháng làm mưa làm gió, “Mai” phần nào đã hạ nhiệt, một phần là do bộ phim mới đang gây sốt là “Đào, Phở và Piano”. Tuy nhiên, đây vẫn là một bộ phim rất thành công của Trấn Thành cũng như điện ảnh Việt, với sự đầu tư chỉn chu từ sản phẩm tới các kênh truyền thông, điểm bán,....

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.