Sự tương đồng và khác biệt: Quan hệ công chúng và truyền thông

14 Thg 07

Quan hệ công chúng và truyền thông là 2 thuật ngữ marketing đã rất quen thuộc, nhất là trong thời điểm sự bùng nổ của thời đại ngành marketing lên ngôi như hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự có được góc nhìn đúng đắn về quan hệ công chúng và truyền thông, dẫn đến sự nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Hãy cùng Marketing AI tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa 2 thuật ngữ trong bài viết dưới đây.

quan hệ công chúng và truyền thông 01
(Ảnh:Creative Agency Secrets)

Tìm hiểu về quan hệ công chúng và truyền thông

Quan hệ truyền thông là gì?

Quan hệ truyền thông là một khía cạnh của PR. Truyền thông chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và giới truyền thông, báo chí.... Bộ phận media sử dụng các phương tiện truyền thông và đưa tin khác nhau để truyền đạt câu chuyện của doanh nghiệp thay vì trực tiếp tương tác với công chúng.

Thực tế, oạt động truyền thông là một thành tố quan trọng của hỗn hợp Marketing. Tuy nhiên, chương trình truyền thông chỉ là một phần trong một chiến lược Marketing và cần kết hợp với các hoạt động Marketing khác.

Các doanh nghiệp hiện đại thường sử dụng một hệ thống truyền thông Marketing tích hợp để truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp đến khách hàng, xây dựng hình ảnh thương hiệu qua đó thuyết phục khách hàng mua. Có 5 nhóm công cụ truyền thông Marketing chủ yếu bao gồm: quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, bán hàng trực tiếp và Marketing trực tiếp.

Quan hệ công chúng là gì?

Quan hệ công chúng hay còn có tên gọi PR (Tìm hiểu thêm PR là gì? ) (viết tắt của Public Relations), được xác định như chức năng quản lý đánh giá thái độ của cộng đồng với các chính sách và quy trình của một cá nhân hoặc tổ chức và thực hiện một chương trình hành động để tạo lập sự hiểu biết của công chúng. Mục đích của quan hệ công chúng là thiết lập và duy trì hình ảnh tích cực của doanh nghiệp.

quan hệ công chúng và truyền thông 02
(Ảnh: Chandigarh metro)

Quan hệ công chúng sử dụng các hoạt động tạo dư luận trong cộng đồng và các công cụ khác - bao gồm các ấn phẩm, sự tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tăng ngân sách, tài trợ cho các sự kiện đặc biệt và các hoạt động hội chợ, triển lãm - để nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, tổ chức.

Vai trò của quan hệ truyền thông

  • Giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin đến với người dân về các chính sách kinh tế, văn hóa, luật pháp...thuyết phục công chúng thay đổi về nhận thức và hành xử đúng pháp luật. Chính phủ cũng nhờ truyền thông để thăm dò ý kiến của dư luận khi ban hành các chính sách quản lý đến với công chúng.
  • Người dân có thể cập nhật thông tin kinh tế văn hóa xã hội, pháp luật trong và ngoài nước. Truyền thông đóng vai trò trong việc tạo ra xu hướng về lối sống và thời trang.
  • Nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Truyền thông cũng tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, giúp các công ty tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, giúp kinh tế phát triển.

Điểm tương đồng và khác biệt của quan hệ công chúng và truyền thông

Theo truyền thống, tạo dư luận cộng đồng và quan hệ công chúng được xem là một công cụ marketing hỗ trợ truyền thông. Tuy nhiên, xu hướng và sự thay đổi của thời đại nên hiện nay, quan hệ công chúng đã trở thành một phần không thể thiếu của nhiều doanh nghiệp cho chiến lược truyền thông marketing, nhất là trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường. Các công ty PR đang khẳng định PR là một công cụ truyền thông có nhiều chức năng ưu thế hơn so với quảng cáo truyền thống.

quan hệ công chúng và truyền thông 03
(Ảnh: Consulus)

Như vậy, truyền thông hay quan hệ công chúng thì đều có chung mục tiêu là truyền tải thông tin, thông điệp tới khách hàng của doanh nghiệp, đó là sự tương đồng của 2 khái niệm này. Nhưng 2 quan hệ công chúng và truyền thông không đồng nghĩa với nhau. Có thể hiểu đơn giản quan hệ công chúng là một trong các nhóm công cụ của truyền thông, thực hiện chức năng truyền thông. Còn truyền thông là phạm trù Marketing rộng hơn, ngoài quan hệ công chúng là một trong các công cụ của truyền thông thì còn quảng cáo, xúc tiến bán, bán hàng trực tiếp và Marketing trực tiếp. Chúng ta cần phân biệt rõ hai khái niệm Marketing này để tránh nhầm lẫn, dẫn đến sự sai lệch trong chiến lược Marketing và phân bổ ngân sách cho phù hợp.

Kết luận

Phân đoạn thị trường ngày càng tinh vi, cùng với đó là sự phát triển của Internet và các phương tiện truyền thông số khác, xu hướng toàn cầu hóa, sự thay đổi của thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông... tất cả đang làm thay đổi cách các doanh nghiệp phát triển các chương trình truyền thông marketing của họ, điển hình là quan hệ công chúng (PR) đang đần chiếm vị thế hơn so với quảng cáo trong truyền thông.

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.