Quảng cáo và mạng xã hội đối mặt với vấn đề tín nhiệm trong bối cảnh đại dịch Covid-19

19 Thg 05

Vào đầu tuần vừa rồi, một nghiên cứu của Kantar’s Dimension đã chỉ ra có một sự nghi ngờ của người tiêu dùng đối với các nhà quảng cáo và nền tảng mạng xã hội. Báo cáo này được khảo sát trên quy mô 8.000 người ở 8 thị trường khác nhau, trong đó bao gồm Anh, Mỹ và Trung Quốc, với tổng lượng chi tiêu cho quảng cáo là 400 tỷ đô. Nhưng kết quả của khảo sát đã chỉ ra rằng, quảng cáo là nguồn ít được tin cậy nhất để thu thập thông tin về một doanh nghiệp, cụ thể là chỉ 14% trong số họ tin các nhà quảng cáo trong lĩnh vực này.

Nhắc đến khía cạnh tìm kiếm tin tức và thông tin, thì mạng xã hội - nơi thu về 84 tỷ đô giá trị ngân sách quảng cáo toàn cầu đã được xếp hạng thấp nhất về độ tin cậy, chỉ có 17% ứng viên trả lời lựa chọn Facebook hoặc Twitter là nguồn tin đáng tin cậy. Ở nhiều quốc gia khác, báo chí là kênh thông tin được xếp hạng cao nhất khi có 37% người tin dùng loại hình này. TV và đài radio xếp sau với tỷ lệ lựa chọn lần lượt là 31% và 32%. 

Kantar cũng đã chỉ ra rằng, người tiêu dùng tại Anh là nhóm những người có độ hoài nghi cao nhất toàn cầu, họ không hề tin tưởng vào độ tin cậy của mạng xã hội. Cụ thể, có tới 70% người Anh nói rằng họ “không tin” vào những thứ họ thấy trên các nền tảng mạng xã hội, kể cả những bài đăng từ các thương hiệu. Có nhiều rắc rối xảy ra với các nhà xuất bản cao cấp nếu đừng từ góc độ thương hiệu; dù rằng đây là kênh thông tin được tin cậy khá cao, 39% người tiêu dùng Anh nói rằng họ cảm thấy không thể chấp nhận việc bị nhắm tới bởi các nội dung tin tức được trả tiền bởi các nhà quảng cáo. 

Đặc biệt tại thị trường Anh, vấn đề lo ngại về quyền riêng tư sau sự cố Cambridge Analytica đã dấy lên sự mất niềm tin vào quảng cáo trên diện rộng. Dù những thương hiệu lớn như Unilever hay L’Oreal đang liên tục tìm ra giải pháp để khiến các bên dữ liệu thứ nhất làm việc hiệu quả hơn sau Luật bảo mật thông tin GDPR của Châu Âu, vẫn luôn có một sự hoài nghi trên thị trường về những nội dung được chỉnh sửa từ các thương hiệu để đảm bảo quyền riêng tư khi có tới 58% người Anh coi đây là một vấn đề lo ngại. Số lượng người Anh chấp thuận các quảng cáo liên quan tới nhu cầu, sở thích của họ chỉ là 43%, thấp hơn mức toàn cầu là 54%.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, tính xác thực nhận thức xung quanh quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội là khá thấp, những con số này có thể gây rắc rối cho ngành Influencer Marketing còn non trẻ. 

Sự tăng trưởng trong phương tiện truyền thông truyền thống, tuy nhiên các thương hiệu đang bị thụt lại phía sau

Một nghiên cứu mới đây của Edelman’s Trust Barometer trên 1.200 người tại nhiều quốc gia như Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Mexico, Ả Rập, Hàn Quốc, Anh và Mỹ đều chỉ rằng người dân nơi đây lựa chọn kênh thông tin báo chí là nguồn đáng tin cậy để cập nhật các thông tin mới nhất liên quan đến đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, chỉ tính riêng tại Anh, kênh báo và tạp chí đã lâm vào tình cảnh mất tới 50 triệu bảng Anh nếu các kênh thương hiệu Digital tiếp tục đào sâu vào chủ đề “Covid-19” để khai thác lợi nhuận. Trong đó, truyền thông truyền thống đã đạt một cột mốc mới trong mức độ tín nhiệm trong 5 tháng qua từ khách hàng trên toàn cầu, đạt con số 69%. Trong đó Owned media (truyền thông sở hữu - tập hợp tất cả các công cụ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) đã đạt được mức tăng lớn nhất, với điểm tín nhiệm tăng từ 44% vào tháng 1 năm 2020 lên 52% vào tháng Năm.

Dù mức độ tín nhiệm của nguồn tin tức này là khá cao, tuy nhiên rõ ràng vẫn còn một nhu cầu cấp thiết cho những bài báo đáng tin cậy và công bằng. Lo ngại về tin giả vẫn là một vấn đề lớn hiện hữu trong công chúng, có tới 67% người phản hồi về những lo ngại trước sự lan truyền thông tin không chính xác liên quan tới sự lây lan của đại dịch.

Ngoài ra, có tới gần một nửa người tin rằng doanh nghiệp đang hoạt động vô cùng kém, thậm chí là không hề đặt yếu tố con người lên trước lợi nhuận. Chỉ có 43% đồng tình rằng các doanh nghiệp đang bảo vệ quyền lợi cho nhân viên một cách hiệu quả trước ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. 46% tin rằng doanh nghiệp không hề có động thái giúp đỡ các nhà cung cấp nhỏ hay các doanh nghiệp tư nhân vượt qua giai đoạn này.

(Nguồn: Forbes)

Bất chấp việc các nhà quảng cáo đang đầu tư vào các chiến dịch cần thiết, thể hiện sự cam kết của thương hiệu với khách hàng trong thời gian khó khăn này, chỉ có 29% người dân tin rằng các lãnh đạo doanh nghiệp đang thực hiện một công việc xuất sắc đáp ứng nhu cầu của họ về đại dịch so với các nhà khoa học (53%) và các nhà lãnh đạo thế giới (45%). Để nâng cao sự tín nhiệm, báo cáo của Edelman cũng đề xuất rằng các doanh nghiệp nên tập trung vào các giải pháp thay vì việc bán hàng. Đề xuất cũng chỉ ra rằng các thương hiệu nên chuyển hướng sản xuất sang các sản phẩm cần thiết như khẩu trang, mặt nạ phòng độc hoặc các sản phẩm thiết yếu khác đang thiếu hụt do ảnh hưởng từ đại dịch.

Tạo dựng lại lòng tin trong công chúng

Nhiều báo cáo đều chỉ ra một bức tranh “ảm đạm” cho các nhà quảng cáo - những người vừa phải thắt chặt ngân sách, vừa phải tận dụng lợi thế từ mạng xã hội để duy trì thương hiệu trong giai đoạn khó khăn này. Mark Inskip - giám đốc điều hành tại Kantar UK & Ireland đã nói rằng, ngành truyền thông quảng cáo hiện nay cần phải hợp tác với nhau và tạo dựng lại lòng tin với người tiêu dùng.

Trong bối cảnh hiện tại, đại dịch Covid-19 đã hướng mọi người tìm đến các kênh truyền thông truyền thống nhiều hơn bao giờ hết, chính vì vậy mà không chỉ mức độ tín nhiệm của nền tảng này tăng cao mà còn tăng cả khả năng tiếp cận. Tuy nhiên, điều bắt buộc ở đây chính là các nhà quảng cáo cần phải thể hiện rõ ràng về nội dung, cũng như về sự nhạy cảm trong cách hiển thị và tương tác với khách hàng trên bất kỳ nền tảng nào trong giai đoạn khó khăn này. Chính vì trong thời đại Internet phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thông tin có thể lan truyền một cách nhanh chóng khiến cho mọi người gần như bị “khủng bố” bởi tần suất quảng cáo mỗi ngày. Chưa kể, nhiều quảng cáo còn tạo ra cảm giác khó chịu cho người dùng, chủ yếu là những quảng cáo trực tuyến vì nó tạo ra sự gián đoạn, ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng. 

(Nguồn: Raka Creative)
>> Xem thêm: 5 cách cải thiện chất lượng quảng cáo mạng xã hội trong năm 2020

Ông Inskip cũng chia sẻ thêm rằng, ngành công nghiệp quảng cáo và truyền thông dựa vào nhau để tồn tại, vì vậy trong thời gian thử nghiệm, nó bắt buộc phải đảm bảo người tiêu dùng nhận được nội dung chính xác và phù hợp, trong bối cảnh phù hợp trên tất cả các nền tảng. Nếu tính xác thực, minh bạch và nhất quán được duy trì đúng cách, niềm tin của người tiêu dùng có thể được xây dựng lại. 

Tuấn Anh - MarketingAI

Theo The Drum

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.