Sau 8 năm, Airbus vượt Boeing trở thành nhà sản xuất máy bay lớn nhất hành tinh

16 Thg 07

Boeing và Airbus là hai hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới qua hàng chục năm trời, 2 hãng này luôn cạnh tranh nhau vị trí dẫn đầu. Sau 8 năm, thông tin về Airbus đã vượt nhà sản xuất đến từ Hoa Kỳ Boeing đã gây náo động thị trường. Đây là động thái mà Airbus thành công trong việc phá bỏ vị trí dẫn đầu của Boeing qua gần 1 thập kỷ, đây thực sự là một tin tức khá bất ngờ. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu xem, những lý do gì dẫn đến sự đổi ngôi vừa rồi trên thị trường ngành sản xuất máy bay dân dụng!

Airbus vươn lên đứng đầu làm vua máy bay sau 8 năm "hít khói"

Kể từ năm 2011, Airbus luôn là hãng sản xuất máy bay đứng sau Boeing về mặt sản phẩm giao cho các hãng hàng không. Nếu chưa biết thì Airbus là thương hiệu sản xuất máy bay được 4 nước thành lập ra bao gồm: Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh. Còn Boeing là thương hiệu nổi tiếng của Hoa Kỳ, hai thương hiệu luôn đấu nhau trong ngành sản xuất máy bay suốt hàng chục năm qua! Boeing luôn dẫn đầu thị trường bởi chất lượng, cũng như sự tiên tiến về công nghệ, Airbus luôn chịu số phận đứng sau hãng sản xuất của Hoa Kỳ, đến năm 2019 này thì Airbus mới có thể vươn lên chiếm lại vị trí số 1 sau 8 năm.

Airbus và Boeing liên tục bám đuổi nhau hàng thập kỷ qua (Nguồn: Quora)

Số liệu được cho ra cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, Airbus đã bàn giao 389 máy bay – nhiều hơn Boeing 150 chiếc, theo số liệu nhà sản xuất châu Âu vừa công bố. Nguyên nhân được đưa ra rằng: "Nhà sản xuất máy bay đến từ Mỹ không giao được chiếc 737 Max nào sau khi dòng máy bay bán chạy nhất này phải dừng cất cánh từ tháng 3. 737 Max hiện vẫn chưa rõ thời gian có thể hoạt động trở lại".

Trước đó, xét về số lượng, mặc dù Boeing luôn chiến thắng qua từng năm, nhưng chênh lệch giữa 2 thương hiệu là không đáng kể, chỉ có năm 2015 là năm duy nhất mà Boeing hơn Airbus tới hơn 100 chiếc bàn giao. Năm 29018, số lượng chênh lệch cực kỳ thấp, khi mà Boeing giao tới tay khách hàng 806 chiếc, còn Airbus là 800 chiếc.

Các nhà đầu tư coi việc giao hàng là một tiêu chí đánh giá thành công quan trọng hơn đơn đặt hàng. Bởi hầu hết hãng hàng không chỉ thanh toán hết tiền khi nhận bàn giao máy bay. Sau đó, các nhà sản xuất mới có thể ghi nhận doanh thu, lợi nhuận. Việc 2 thương hiệu luôn tạo ra được sự cạnh tranh nhiều thập kỷ qua, đã làm thị trường sản xuất máy bay trở nên quá quen thuộc với 2 cái tên Boeing và Airbus. Hai hãng sẽ phải gấp rút sản xuất để bàn giao hàng nghìn máy bay tới các hãng hàng không đã đặt hàng. Đồng thời, họ cũng phải đẩy mạnh phát triển các dòng máy bay tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Airbus và Boeing luôn đầu tư vào yếu tố thương hiệu, khi hai hãng tự xây dựng cho mình hình ảnh cực tốt trên truyền thông. Giống như Apple, cả 2 hãng đều tỉ mỉ đến từng chi tiết, và định vị mình là thương hiệu cực kỳ "chảnh" trong mắt khách hàng, khiến họ phải Ồ! lên mỗi khi mention tới thương hiệu của mình.

(Nguồn: Airbus)

Giới chuyên gia dự báo, cuối năm nay, Boeing sẽ hoàn thành khoảng 400 máy bay 737 Max nhưng chưa thể giao cho khách hàng. Nguồn cung khổng lồ này có thể giúp Boeing lấy lại vị trí dẫn đầu từ Airbus vào năm 2020, nếu 737 Max được phép cất cánh trở lại.

Xem thêm: “Kém miếng khó chịu”: Vingroup gia nhập ngành hàng không với Vinpearl Air

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Theo CNN

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.