Startup là gì? Vai trò của Marketing đối với các công ty Startup

22 Thg 03

Startup và khởi nghiệp là hai thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên có rất nhiều bạn trẻ đang bị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Vậy Startup là gì còn khởi...

Startup và khởi nghiệp là hai thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên có rất nhiều bạn trẻ đang bị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Vậy Startup là gì còn khởi nghiệp là gì? Nhìn lại năm 2017 đến nay, với nhiều điểm sáng từ cộng đồng Startup như Tiki gọi vốn đầu tư từ JD.com hoặc như SEA mua lại 82% cổ phần từ Foody với giá 64 triệu đô la Mỹ. Đây là cảm hứng cho các bạn trẻ tự Startup, kêu gọi vốn đầu tư để phát triển doanh nghiệp. Làn gió mới đến từ sân chơi Shark Tank mang lại nhiều giá trị tích cực cho các ý tưởng Startup. Tuy nhiên, nếu bạn chưa thực sự hiểu cơ bản định nghĩa Startup là gì? Vai trò của Marketing đối với các công ty Startup là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

khái niệm Startup là gìStartup nghĩa là gì? What is startup? Thế nào là Startup khởi nghiệp? (Ảnh: vLance)

Startup là gì?

Thuật ngữ Startup có nghĩa là khởi nghiệp sáng tạo. Startup được bắt đầu bởi cá nhân hoặc doanh nghiệp sáng lập để tìm kiếm một mô hình kinh doanh và khả năng mở rộng nó. Cụ thể hơn, một Startup là mở ra nhằm phát triển một mô hình kinh doanh khả thi để đáp ứng nhu cầu hoặc vấn đề của thị trường. Những doanh nghiệp Startup phải đối mặt với sự nhiều sự khó khăn và có tỷ lệ thất bại cao, nhưng thiểu số đã trở thành những công ty thành công và có ảnh hưởng lớn. Theo TechCrunch đã có 279 công ty khởi nghiệp tư nhân có giá trị trên 1 tỷ USD vào tháng 3 năm 2018 và hầu hết là các Startup ở Trung Quốc, tiếp theo là Hoa Kỳ.

>>> Đọc thêm: Marketing là gì?

Startup cũng có nghĩa là bạn tạo ra giá trị cho xã hội hoặc cho cả nhóm khởi nghiệp, cổ đông, người lao động và nhà nước. Startup bằng hình thức thành lập doanh nghiệp sẽ giúp tăng trưởng kinh tế và ở một góc độ nó sẽ giúp phát triển kinh tế xã hội. Đối với cá nhân, định nghĩa Start up là gì thì họ có thể hiểu theo như họ theo đuổi khởi nghiệp sáng tạo vì nó giúp họ tạo ra công việc, thu nhập cho chính mình nhưng không phải đi làm thuê. Start up được tự do trong công việc và nếu doanh nghiệp của họ phát triển tốt thì thu nhập họ còn gấp nhiều lần so với đi làm thuê.

Đối với xã hội thì các doanh nghiệp startup đang tạo ra nhiều công ăn việc làm cho mọi người và giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp cho người lao động.

Định nghĩa khác để trả lời cho câu hỏi Startup là gì thì cũng có thể là bạn tự mở một cửa hàng ăn uống, quán cafe, tiệm internet, trang trại, xưởng sản xuất,... Hoặc bạn cũng chỉ cần mua đi bán lại một mặt hàng nào đó, đấy cũng được cho là đang Startup. Khi bạn Startup thì bạn vừa là nhân viên vừa làm chủ cho mình, hoặc cũng có thể tuyển nhân viên nếu muốn. Startup là một công việc kinh doanh vì nó tạo ra sản phẩm và bán ra thị trường để đem lại thu nhập.

Phân biệt giữa Startup và khởi nghiệp

Sự khác nhau giữa khởi nghiệp và Startup là gì? Startup vẫn là một khái niệm khá rộng, có thể Startup là khởi nghiệp nhưng khởi nghiệp thì chưa chắc đã phải là Startup. Khởi nghiệp và Startup đều giống nhau ở điểm bắt đầu với yếu tố con người để tạo ra và phát triển từ hai bàn tay trắng, với mục đích là có thể thu lại lợi nhuận cho mình.

Tuy nhiên, khởi nghiệp còn có nghĩa là lập nghiệp, hay hiểu nôm na là hành động bắt đầu của một nghề nghiệp nào đó, điểm hình như thành lập một doanh nghiệp. Khởi nghiệp thường gắn liền với kinh doanh nên cũng có nhiều người gọi đây là khởi nghiệp kinh doanh, tuy nhiên theo thời gian, cụm từ này được rút gọn và người ta hay gọi tắt là khởi nghiệp.

Còn Startup là một người hoặc một nhóm người hay cả một công ty nào đó thực hiện dựa án Startup chưa chắc chắn thành công. Startup là một danh từ như tổ chức, còn khởi nghiệp là động từ trong việc phát triển kinh doanh.

Nói tóm lại, Startup là một trong những cách thức mà người ta lựa chọn để khởi nghiệp, còn khởi nghiệp là khái niệm nhằm chỉ việc bắt đầu tạo dựng công việc.

Ai nên bắt đầu Startup?

Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều người đã được hỏi hoặc tự đặt ra với chính mình. Trong bối cảnh Startup đang là xu hướng “thống trị” trong kinh doanh và việc có hàng trăm startup được lập ra mỗi ngày trên thế giới, nhiều người đã không khỏi tự đặt ra câu hỏi rằng: “Ai nên bắt đầu Startup?” Có cần phải là một người xuất chúng giỏi giang trong mọi mặt không?

Ai nên bắt đầu Startup?Doanh nghiệp startup là gì? khởi nghiệp kinh doanh là gì? Ai nên bắt đầu startup (Nguồn: Ybox)

Câu trả lời thực tế là không. Startup có thể được lập ra bởi tất cả mọi người, không phân biệt độ tuổi, giới tính, quốc tịch, màu da,... chỉ cần bạn có một ý tưởng kinh doanh thiết thực và có đủ tiềm lực để thực hiện nó, đồng thời việc kinh doanh đó đem lại lợi ích cho bản thân bạn cũng như toàn xã hội, thì bạn có thể bắt đầu sự nghiệp khởi nghiệp của mình được rồi.

Trên thế giới hiện nay, hầu hết các startup được hình thành bởi những người trẻ tuổi. Họ giàu đam mê, nhiệt huyết, ý tưởng dồi dào và sự nhanh nhạy, khả năng nắm bắt những kiến thức và công nghệ mới. Đối tượng trẻ tuổi này trải dài từ các bạn sinh viên cho tới người bắt đầu đi làm, hay đi làm được khoảng 10 năm trở lên. Họ có lòng can đảm và khát khao chứng tỏ bản thân hơn những người đi trước, và đặc biệt là họ có kiến thức và sự năng nổ, không ngại dấn thân để học hỏi thêm từ những người tiền nhiệm. Chính điều đó đã khiến startup trở thành một thị trường để chứng minh năng lực bản thân của các bạn trẻ tài năng. 

Yếu tố cần có của người làm Startup là gì?

Quá trình khởi nghiệp sáng tạo luôn gặp muôn vàn những khó khăn mà đòi hỏi bạn không chỉ cần có kiến thức, năng lực, sự can đảm không bỏ cuộc, mà còn phải có đủ tiềm lực tài chính cũng như sự học hỏi không ngừng để đạt được thành công như mong đợi. Một người muốn Startup cần phải có ít nhất những yếu tố sau.

Khả năng sáng tạo không ngừng

Khả năng sáng tạo không ngừngYếu tố cần có của người bắt đầu startup là gì? thế nào là khởi nghiệp (Nguồn: Internet)

Đây có lẽ là yếu tố đầu tiên bạn cần phải có trước khi bước chân vào lĩnh vực startup khởi nghiệp. Thị trường ngày càng bão hòa và việc tạo ra một sản phẩm/dịch vụ mới lạ, độc đáo và hữu ích sẽ giúp bạn tạo ra được một thị trường kinh doanh cho riêng mình, cũng như có được cho mình một tệp khách hàng nhất định. 

Khả năng sáng tạo có thể không chỉ đến từ bẩm sinh mà đến từ cả quá trình học hỏi trau dồi của bạn. Việc tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mới đôi khi không cần phải là mới hoàn toàn mà có thể dựa trên một sản phẩm/dịch vụ đã cũ nhưng được cải tiến hóa về mặt hình thức hay công nghệ, vv… miễn sao bạn tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cùng phân khúc và có được cho mình một thị trường riêng, một thị trường mà bạn sẽ là người dẫn đầu. 

Năng lực tài chính vừa đủ 

Startup không phải là trò chơi, cũng không phải là một thử thách bạn chỉ làm cho qua. Muốn đi theo con đường khởi nghiệp lâu dài, bạn bắt buộc phải có một tiềm lực tài chính nhất định. Bạn có thể không cần có nhiều, nhưng cũng cần vừa đủ, ít nhất là có thể tạo ra cho mình những bước đi đầu tiên, nhằm tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo. 

Sở hữu năng lực tài chính vừa đủ cũng có thể giúp bạn tự tin hơn trên con đường khởi nghiệp, có thêm động lực tạo ra những cái mới và đôi khi là tìm kiếm được thêm cho mình những đồng đội mới. Miễn sao là bạn biết sử dụng nguồn vốn này một cách hợp lý là được. 

Kỹ năng cơ bản và kiến thức chuyên môn

Kỹ năng cơ bản và kiến thức chuyên môn(Nguồn: khoinghieptre)

Startup là gì? Bắt đầu làm công việc gì cũng vậy, muốn đạt được thành công, bạn phải “thủ sẵn” cho mình những hành trang cần thiết, trong đó không thể thiếu là những kiến thức và kỹ năng cơ bản để bắt đầu. Khởi nghiệp cũng vậy bạn không thể nói muốn khởi nghiệp là khởi nghiệp luôn được. Cho dù có sở hữu một ý tưởng kinh doanh hay ho nhưng không biết cách để hiện thực hóa nó, ý tưởng của bạn rút cuộc chỉ là những dòng chữ trên giấy mà thôi. 

Vì thế, việc trau dồi kiến thức mỗi ngày là điều không hề thừa, đặc biệt là những kiến thức chuyên môn về ngành bạn đang có ý định khởi nghiệp. Một gợi ý cho bạn đó là, nếu bạn muốn khởi nghiệp ở lĩnh vực gì, thì hãy cố gắng tìm cho mình một công việc liên quan đến ngành đó và trải nghiệm trước. Những kinh nghiệm tích lũy được sẽ là bài học không thể thiếu trên hành trình khởi nghiệp sau này của bạn. Ví dụ như bạn muốn mở shop kinh doanh quần áo, hãy xin làm nhân viên của một cửa hàng nổi tiếng nào đó, ở đây, bạn sẽ được học nhiều bài học bổ ích đó. 

Bên cạnh đó, việc học thêm các kỹ năng cơ bản như kỹ năng quản trị, quản lý nhân sự, tài chính,... cũng sẽ là một bước đệm quan trọng giúp bạn tránh khỏi sự thất bại ngoài ý muốn đó. Vì thế nếu bạn có ý định khởi nghiệp trước tiên hãy trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức này nhé! Một số kỹ năng cơ bản mà bạn cần học hỏi, trau dồi thêm ngoài kiến thức chuyên môn như:

Kỹ năng quản lý tài chính: Như đã nói ở trên, việc quản lý tài chính cho một startup khởi nghiệp không phải là điều dễ dàng. Làm sao để phân bổ chi phí cho các bộ phận một cách hợp lý và không để doanh nghiệp rơi vào tình trạng không thể xoay sở được, sẽ là một bài toán với nhiều doanh nhân trẻ. Nhiều bạn trẻ khi mới bắt đầu khởi nghiệp, đặc biệt là khi nhận được một số tiền vốn cao, không có đủ năng lực quản lý tài chính nên rất dễ rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”, đấy cũng là lý do nhiều nhà đầu tư chưa dám giao quyền quyết định tài chính vào tay các nhóm khởi nghiệp trẻ khi quyết định đầu tư vào.

Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường: Đây là kỹ năng cần thiết và tối quan trọng cho bất kỳ cá nhân muốn khởi nghiệp nào. Quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thị trường không chỉ giúp bạn tạo ra sản phẩm/dịch vụ phù hợp hơn với đối tượng mục tiêu, mà còn giúp bạn hiểu hơn về sự cạnh tranh trên thị trường, xu hướng cũng như điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ. Đó sẽ là những “bảo bối” cần thiết giúp bạn bước chân vào lĩnh vực khởi nghiệp với khởi đầu thuận lợi hơn. 

Kỹ năng quản trị nhân sự: Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, bạn sẽ không thể nào thành công nếu chỉ có một mình. Một người không thể nào hoàn hảo ở tất cả các chuyên môn, chính vì thế, bạn cần phải có thêm những người đồng đội, người phù trợ cho công việc của mình. Khi có nhiều nhân sự hơn, sẽ có nhiều vấn đề phát sinh xảy ra. Không chỉ là vấn đề về tiền lương, đôi khi bạn cũng cần phải có kiến thức về quản trị nhân sự, sự giao quyền, ủy quyền trách nhiệm hay quản lý đội ngũ nhân sự làm việc sao cho hiệu quả để duy trì mạch hoạt động của doanh nghiệp.

Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược: Lập kế hoạch và lên chiến lược cho một hoạt động kinh doanh là những kỹ năng đầu tiên cần có của một người muốn làm kinh doanh. Nó thường được diễn ra sau bước nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, bạn ngồi xuống và vạch ra một kế hoạch kinh doanh cho riêng mình. Mọi chuyện xảy ra đôi khi không theo hết tất cả những kế hoạch mà bạn đã viết ra, nhưng việc lập kế hoạch như thế này sẽ giúp bạn định hình trong đầu những bước cần thiết để làm trong quá trình khởi nghiệp, theo dõi sát sao tiến trình và hiệu quả của nó để tránh sai sót và rút kinh nghiệm về sau. 

Sự kiên trì - không bỏ cuộc

Sự kiên trì - không bỏ cuộc(Nguồn: Tuổi trẻ thủ đô)

Yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là sự kiên trì của chính bản thân bạn. “Có công mài sắt có ngày nên kim” là câu nói đúng trong trường hợp này. Thậm chí các doanh nghiệp đã thành công rồi còn phải đối mặt với những khó khăn hàng ngày thì hành trình khởi nghiệp của bạn sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều gian nan và chông gai. Người ta thường nói, thời gian “sống” lâu nhất của các doanh nghiệp khởi nghiệp thường là 3-5 năm, nhưng thực chất, có những doanh nghiệp đã khởi nghiệp 5 năm nhưng vẫn “lao đao” và sụp đổ. Điều quan trọng là sự đam mê, lòng quyết tâm của bạn đến đâu, có giúp bạn kiên trì chống chọi và vượt qua những khó khăn đỉnh điểm hay không!

Những khó khăn khi khởi nghiệp - Startup là gì?

Ý tưởng khởi nghiệp - startup đang phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, rất nhiều công ty bước đầu đạt được những thành công và tiếp tục tăng trưởng nhưng cũng không ít công ty thất bại ngay từ những giai đoạn đầu tiên. Vậy đâu là những khó khăn khi khởi nghiệp - Startup là gì? Hay nói cách khác những vấn đề cơ bản của khởi nghiệp là gì?

  • Vốn: Đây có lẽ là một trong những khó khăn lớn mà hầu hết tất cả các công ty startup đều gặp phải những dự án, sản phẩm, dịch vụ... không có vốn để tái sản xuất cũng như nghiên cứu. Nguồn thu hạn hẹp, chi phí đầu tư lớn đã khiến rất nhiều các công ty startup gặp khó khăn.
  • Nguồn nhân lực: Cũng giống như nguồn vốn, nhân lực cũng là một trong những khó khăn mà các công ty startup phải đối mặt. Với những dự án lớn đòi hỏi phải có các bước, quy trình làm việc rõ dàng thì mới có thể đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên để thực hiện được các bước, quy trình như vậy thì cần có sự chuyên môn ở từng bộ phận đảm nhận công việc của mình. Và lúc này vấn đề về nhân lực là bài toán khó mà các công ty startup cần phải giải quyết.
  • Thời gian: Khi quyết định khởi nghiệp bạn sẽ phải đánh đổi nhiều thứ, một trong số đó là "thời gian", bạn sẽ chẳng thể có thời gian để đi chơi, với bạn bè, người yêu... thậm trí thời gian ngủ bạn cũng sẽ bị ăn bớt. Công việc lúc nào cũng chất thành núi bạn lúc nào cũng cảm thấy thiếu thốn về thời gian.
  • Thị trường: Việc một sản phẩm, dịch vụ khi được tung ra thị trường nhưng lại không có được sự quan tâm, đón nhận thì chắc chắn sẽ khiến dự án, công ty startup dần đi vào ngõ cụt, đặc biệt là khi số vốn bạn không có nhiều để có thể làm lại từ đầu. Đây cũng là một trong những điều mà rất nhiều bạn trẻ hiện nay đang gặp phải do chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường nhưng lại có nhiệt huyết quá lớn.
  • Căng thẳng: Khi mới bắt đầu khởi nghiệp thời gian và áp lực công việc vô cùng lớn, những CEO sẽ không thể có thời gian chăm sóc cho bản thân, lúc nào trong đầu cũng nghĩ đến công việc, tình trạng căng thẳng sẽ diễn ra, khiến bạn trở nên mệt mỏi

Vai trò của Marketing đối với các công ty Startup là gì?

Vai trò của Marketing đối với các công ty Startup là gì

Marketing startup là gì? Vai trò của Marketing đối với các công ty Startup. (Ảnh: RS Web Solutions)

Chúng ta đều biết Marketing là điều cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp ngày nay để cạnh tranh trên thị trường và nó được coi là những vấn đề cơ bản của khởi nghiệp mà các công ty Startup cần quan tâm đến. Trừ khi mọi người biết về việc Startup của bạn và những gì công ty bạn cung cấp, còn không họ sẽ không biết đến bạn là ai trên thị trường bởi có quá nhiều các thương hiệu lớn hơn. Một trở ngại lớn đối với Startup trong thời gian đầu, bởi lúc này công ty chưa xây dựng được nền tảng vững chắc cũng như có được lượng khách hàng ổn định. Điều đó giải thích vì sao hoạt động startup marketing nên là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh doanh của công ty. Dưới đây là một số xu hướng Marketing mà các Startup nên áp dụng để nhanh chóng có được hiệu quả Marketing:

Thu hút vốn đầu tư

Trong giai đoạn đầu, chi phí của các công ty Startup có xu hướng vượt quá doanh thu của họ khi họ làm việc để phát triển, thử nghiệm và thực hiện ý tưởng của họ. Như vậy, họ thường gặp khó khăn trong tài chính. Các công ty Startup có thể được tài trợ bởi các khoản vay doanh nghiệp nhỏ truyền thống từ ngân hàng hoặc công đoàn tín dụng, các khoản vay nhỏ do chính phủ tài trợ hoặc bằng trợ cấp từ các tổ chức phi chính phủ ... Trong đó, cách hay nhất theo quy tắc "win-win" chính là thu hút chính các nhà đầu tư.

Vai trò của Marketing đối với các công ty Startup là gì - Thu hút vốn đầu tư

Vận dụng tốt Marketing chính giá trị doanh nghiệp để thu hút vốn đầu tư. (Ảnh: Bancong.vn)

Để thu hút các nhà đầu tư, các quy tắc Marketing là vô cùng cần thiết với các Startup. Nhu cầu của các công ty khởi nghiệp là vốn còn nhu cầu của các nhà đầu tư là lợi nhuận trong tương lai. Vậy nên cần minh tiềm năng phát triển để có thể thu hút tài chính vốn mạo hiểm của các nhà đầu tư.

Nhanh chóng làm hài lòng khách hàng

Một trong những điểm mạnh cần tận dụng ở các công ty Startup đó chính là việc dễ dàng thay đổi các chính sách Marketing và sản phẩm. Các doanh nghiệp lớn khi đã trong quá trình vận hành, nếu như thử nghiệm các chiến lược mới nhất là sản phẩm đòi hỏi nhiều bước hơn và có thể ảnh hưởng không tốt tới công ty hiện tại nếu sản phẩm mới đưa ra bị thất bại. Với ưu thế đó, các Startup cần nghiên cứu khách hàng, thường xuyên cập nhật các phản hồi về sản phẩm/dịch vụ để có thể tìm ra các đặc tính mới của sản phẩm hay sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu cảu khách hàng.

Vai trò của Marketing đối với các công ty Startup là gì - Nhanh chóng làm hài lòng khách hàng

Startup là gì? - Nên khởi nghiệp ở những lĩnh vực nào - Ý tưởng Startup - (Ảnh: mytectra)

Khá nhiều startup khởi nghiệp như Uber, Airbnb hay Deliveroo đã cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngay khi khách hàng muốn có chúng, nhờ vậy họ đã trở thành những Startup thành công.

Nâng cao nhận thức về thương hiệu nhờ Content Marketing

Trong thập kỷ qua, Content Marketing đã trở thành một công cụ quan trọng trong ngành Marketing đối với bất kỳ doanh nghiệp nào với câu nói "Content is king". Khi Content được thực hiện đúng cách thì nội dung chắc chắn là "vua" bởi đây là phương pháp Marketing chi phí thấp, lợi nhuận cao. Đâiều này là cực kỳ cần thiết cho các Startup bởi họ không có được ngân sách Marketing dồi dào. Content Marketing thành công sẽ không chỉ nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn mà còn cải thiện SEO trang web của bạn, khuyến khích sự tham gia của khách hàng và tạo thêm doanh thu. Từ quan điểm kinh nghiệm của khách hàng, nội dung tuyệt vời giúp nâng cao lòng trung thành của khách hàng.

Gia tăng doanh số bán hàng

Vai trò của Marketing đối với các công ty Startup là gì - Gia tăng doanh số bán hàng

Startup cần gì? - Các loại hình khởi nghiệp - Các bước cơ bản khi khởi nghiệp (Ảnh: talenmo)

Điều gì xảy ra với các công ty không đầu tư vào Marketing từ đầu? Hãy quay lại các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn sau và các công ty thành lập đang phải vật lộn với những điểm thấp trong biểu đồ sự tăng trưởng của họ. Nhưng nếu Startup có được sự hỗ trợ của Marketing, đưa thương hiệu của bạn đến với khách hàng và sử dụng tốt phương tiện truyền thông thành công sau khi ra mắt sản phẩm của bạn, đó là giải pháp để duy trì lưu lượng khách truy cập và tiếp tục thúc đẩy giao dịch hoặc mua hàng. Với ưu thế cạnh tranh từ Marketing, các doanh nghiệp Startup thực sự hỗ trợ doanh số bán nhờ thúc đẩy nhu cầu và quá trình mua cảu người tiêu dùng, có nhiều khả năng tránh hay giảm thiểu sự thụt giảm doanh số nhanh chóng gây ra bởi tác động bên ngoài.

>> Xem thêm: INC là gì, JSC là gì

Bí quyết thành công của các Starup công nghệ Việt

Startup cần gì - (Nguồn video: VTC1 - Tin tức)

Kết luận

Như vậy trên đây là toàn bộ những chia sẻ về định nghĩa Startup là gì? Cũng như vai trò của marketing với công ty Startup. Startup là công ty đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động, thường được cấp vốn bởi chính những người sáng lập viên để phát triển sản phẩm và dịch vụ hay kêu gọi vốn đầu tư bên ngoài để hình thành và phát triển. Startup là nơi các bạn trẻ ngày nay sáng tạo và thực hiện các ý tưởng táo bạo. Với việc khuyến khích khởi nghiệp và công nghệ 4.0 đổi mới hứa hẹn nhiều cơ hội cho các Startup. Tuy nhiên, các công ty Startup cần phải hiểu rõ bản chất Startup là gì và có một kế hoạch Marketing chiến lược ngay từ giai đoạn đầu tiên để có được lợi thế trong tìm kiếm và thu hút các khách hàng.

>>> Xem thêm: Các bước thành lập doanh nghiệp đơn giản, dễ hiểu nhất 

Tổng hợp

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.