Story Telling - nghệ thuật thu hút khán giả trên Instagram

21 Thg 06

Story Telling luôn là một phần không thể thiếu trong tiếp thị kỹ thuật số nói riêng và tiếp thị nói chung bởi những lý do vô cùng chính đáng. Trong khi thời đại kỹ thuật số đã mang tới khả năng tiếp cận thông tin ngày càng tăng, việc tiêu hóa tất cả thông tin của người dùng cần có thời gian và năng lượng. Do đó, Story Telling ra đời. Vậy làm thế nào để sử dụng nghệ thuật Story Telling thu hút khán giả trên Instagram?

Làm thế nào để sử dụng nghệ thuật Story Telling thu hút khán giả trên Instagram

Biết giá trị của thương hiệu

Nghệ thuật kể chuyện tuyệt vời bắt đầu với một sự hiểu biết rõ ràng về lịch sử và giá trị thương hiệu. Sự phát triển lịch sử của thương hiệu nếu dễ dàng được tham khảo và truyền đạt, sẽ giúp khán giả hiểu rõ hơn về lý do tại sao thương hiệu lại là người vô địch trên con đường phát triển sản phẩm. Quay trở lại với sứ mệnh và tầm nhìn của công ty sẽ giúp marketer tìm ra góc độ tiếp cận những câu chuyện một cách chân thực hơn.

Trong trường hợp của Instagram, không chỉ viết tất cả những nội dung kể trên khiến sản phẩm thành công mà còn cần chuyển hóa chúng thành nội dung trực quan.

Một ví dụ điển hình là công ty làm đẹp của ngôi sao Rihanna, Fenty Beauty. Sinh ra từ mong muốn nhìn thấy nhiều loại phấn trang điểm có sẵn hơn, công ty tiếp thị nhấn mạnh sự đa dạng, trái ngược với các thương hiệu mỹ phẩm chính thống khi ra mắt một sản phẩm có tới 40 sắc thái khác nhau.

(Ảnh: Instagram)

Tất cả nội dung của thương hiệu phải bám sát các giá trị của công ty phong cách cụ thể trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nếu là một công ty đa quốc gia, hướng dẫn của công ty phải chứa cách mỗi hồ sơ được tối ưu hóa, phong cách khi post bài và trả lời nhận xét, định dạng để sử dụng cho mỗi bài đăng, hashtags thương hiệu và hướng dẫn trực quan cho tài khoản của bạn - màu sắc, phông chữ, logo và nhiều hơn nữa.

Duy trì sự hài hòa giữa hình ảnh và bản sao

Khán giả luôn bị cuốn hút bởi những feed duy trì sự hài hòa giữa mỗi hình ảnh. Do đó, thương hiệu nên xem xét những bước sau đây để có thể tìm kiếm được phong cách phù hợp nhất. Bước đầu tiên là chỉnh sửa ảnh sao cho phù hợp với tính cách thương hiệu. Bạn không thể kết hợp chặt chẽ màu sắc của mình với từng bức ảnh, nhưng hãy chú ý không gây ra sự ngắt kết nối giữa mỗi bức ảnh. Một thương hiệu hướng đến trẻ nhỏ và cha mẹ chắc chắn không nên xuất hiện một hình ảnh u ám hay lãng mạn một cách lạ thường phải không nào?

Ví dụ về một feed duy trì sự hài hòa giữa các hình ảnh (Ảnh: Social Media Today)

Để chỉnh sửa ảnh và làm nổi bật màu sắc, bạn có thể thử sử dụng nhiều bộ lọc đi kèm với Instagram hoặc tải xuống ứng dụng chỉnh sửa ảnh như VSCO hay PicArts. Một ứng dụng đáng để kiểm tra là Instasize có các bộ công cụ sáng tạo với các bộ lọc hiện đại giúp thương hiệu lựa chọn màu sắc phù hợp nhất trong khi vẫn trung thực với thương hiệu.

Bước thứ hai là viết chú thích trên Instagram. Bạn có thể theo dõi hay hình ảnh dưới đây để học tập cách đăng tải của insta National Geographic. Họ không né tránh các chú thích dài, bởi vì một phần bản sắc thương hiệu của họ là tạp chí đăng tải những câu chuyện từ khắp nơi trên thế giới. Họ đã chuyển đổi những câu chuyện trên thành một định dạng thân thiện với Instagram bằng cách chia sẻ sự thật về từng bức ảnh họ đăng, cung cấp credit cho vị trí và nhiếp ảnh gia. Điều này mang lại cho tài khoản Instagram cảm giác tương tự như tạp chí in ấn của thương hiệu, giữ cho trải nghiệm thương hiệu nhất quán trên các phương tiện.

(Ảnh: Social Media Today)

Thương hiệu nên cung cấp ngữ cảnh và nhận xét về hình ảnh bài đăng, chọn từ hoặc trích dẫn cẩn thận để tạo liên kết dễ dàng với hình ảnh cung cấp. Màu sáng mang ý nghĩa vui vẻ, độ bão hòa thấp có thể mang ý nghĩa thư giãn...

Sử dụng dữ liệu để cải tiến liên tục

Luôn luôn là không đủ để truyền đạt thông điệp thương hiệu theo cách thương hiệu thấy. Điều đó có nghĩa là thương hiệu cần tính đến các đặc điểm của đối tượng khách hàng tiềm năng bằng các công cụ phân tích và dữ liệu.

Thương hiệu nên thực hiện nghiên cứu và kiểm tra các phân tích trên tài khoản Instagram. Nhân khẩu học nào hứng thú nhiều nhất với nội dung thương hiệu đăng? Ai xem nội dung của thương hiệu và khi nào? Loại thông tin nào thương hiệu có thể tìm hiểu về đối tượng ngoài độ tuổi và vị trí? Đặt tất cả những thông tin lại với nhau có thể giúp thương hiệu điều chỉnh thông điệp của mình và cách giao tiếp với người hâm mộ thông qua comment hoặc DM.

Thương hiệu cũng nên sử dụng thông tin chi tiết trên Instagram để kiểm tra bài đăng nào tạo được tiếng vang nhất. Việc kiểm tra thường xuyên nội dung hoạt động sẽ cho phép thương hiệu tiếp tục cải thiện chiến lược truyền thông xã hội.

Hãy nhớ rằng mọi người muốn cảm thấy được kết nối trong nghệ thuật Story Telling của thương hiệu. 

Con người là những sinh vật xã hội đầy cảm xúc cảm xúc, và hầu hết đều muốn hình thành mối quan hệ thân thiết với một thương hiệu có sản phẩm và dịch vụ họ thích. Hiểu được đối tượng và tạo các bài đăng xung quanh đối tượng đó sẽ giúp thương hiệu thiết lập mối liên kết tức thì với bất kỳ ai quyết định cuộn qua hồ sơ của thương hiệu.

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.