Sự thật đằng sau câu chuyện thành công của KFC nhờ vào hệ thống nhượng quyền thương mại

09 Thg 09

“Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu một điều gì đó mới, để làm tất cả những điều mà bạn hằng mong ước”. Câu ngạn ngữ này dường như dành cho Đại tá Harland Sanders - chủ sở hữu thương hiệu gà rán KFC lừng danh khắp thế giới. Ông bắt đầu bán rán khi đã 69 tuổi, trải qua nhiều thăng trầm, cay đắng để đổi lấy một KFC thành công như ngày hôm nay. 

KFC ra đời như thế nào?

KFC (Kentucky Fried Chicken) được thành lập bởi Đại tá Harland Sanders vào năm 1952 tại bang Utah (Hoa Kỳ). Ông đã làm việc nhiều năm trong nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều thành công trước khi thành lập chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC.

Ảnh: brandriddle

KFC mở ra kỷ nguyên của gà rán, đánh bại sự thống trị của hamburger nhiều năm trước đó. Sanders học nấu ăn từ khi mới 7 tuổi. Cha của ông mất sớm, Sanders cùng mẹ chăm sóc các em từ nhỏ nên ông có cơ hội được vào bếp để thể hiện tài năng nhiều hơn.

Năm 1940, ông phát triển "Công thức nguyên bản" bao gồm 11 loại thảo mộc và gia vị độc quyền, sử dụng cho chuỗi nhà hàng KFC. Tâm huyết của Harland Sanders cũng được đáp đền khi ông trở nên nối tiếng với món gà rán vô cùng đặc biệt được tẩm ướp từ nhiều loại thảo mộc khác nhau.

Những năm đầu thăng trầm của KFC

Năm 1952, Sanders lần đầu tiên nhượng quyền công thức gia vị bí mật của mình về món gà rán “Kentucky Fried Chicken” cho Pete Harman ở South Salt Lake, Utah, nhà điều hành của một trong những nhà hàng lớn nhất thành phố khi đó. Thương vụ thành công này đã mở ra nhiều cánh cửa mới cho Sanders.

Sau thành công của Pete Harman, một số chủ nhà hàng khác cũng đã yêu cầu nhượng quyền thương hiệu và trả cho Sanders 0,04 đô la mỗi miếng gà bán được.

Harland Sanders Restaurant - Nhà hàng gà rán đầu tiên của Sanders (Ảnh: ndh)

Những tưởng sự nghiệp bắt đầu ổn định từ đây, nhưng khó khăn bắt đầu ập đến khi Sanders phải bán nhà hàng ở phía nam hồ Salt vì trở ngại giao thông. Ông chấp nhận chịu lỗ và trông cậy vào khoản tiền trợ cấp xã hội ít ỏi 105 USD/tháng.

Nhưng vị đại tá này vẫn không chịu từ bỏ. Sau khi đóng cửa địa điểm North Corbin, Sanders và vợ ông Claudia đã mở một nhà hàng và trụ sở công ty mới ở Shelbyville vào năm 1959. Ông quyết định phát triển theo hướng nhượng quyền bằng cách liên tục ghé thăm các nhà hàng mới để tìm cơ hội nhượng quyền, thuyết phục các nhân viên ở đó thích món gà đặc biệt của ông. Và nếu Sanders cung cấp hỗn hợp gia vị thì nhà hàng sẽ lấy phí 5 cent cho mỗi suất gà bán được.

Dần dần, Sanders ngày càng nhận được nhiều đề nghị nhượng quyền thương hiệu hơn. Đến năm 1963, có hơn 600 nhà hàng tại Mỹ và Canada bán món gà rán Kentucky.

Cách tiếp cận nhượng quyền thương mại độc đáo của Sanders mở ra một trang mới cho KFC. Chỉ sau 1 năm, KFC là một trong những chuỗi thức ăn nhanh đầu tiên mở rộng ra quốc tế, mở cửa hàng ở Canada và sau đó là ở Anh, Mexico và Jamaica.

Harland Sanders đã phải đi gõ cửa từng nhà để bán công thức chế biến gà rán của mình (Ảnh: ndh)

Sanders đã nhận được bằng sáng chế bảo vệ phương pháp chiên gà độc lạ của mình vào năm 1962 và đăng ký slogan cho cụm từ “It’s Finger Lickin’ Good ” (Vị ngon trên từng ngón tay) vào năm 1963.

Choáng ngợp trước sự phát triển của công ty, Sandersđã bán công ty cho John Y. Brown Jr. và Jack C. Massey vào năm 1964. Nhưng ông tiếp tục liên kết với công ty với tư cách là cố vấn và một đại sứ thương hiệu. Đại tá Sanders qua đời ở tuổi 90 vào ngày 16 tháng 12 năm 1980.

>> Xem thêm: Honda gợi lên ký ức về Disney trong chiến dịch số “Enchanted Odyssey”

Điều gì làm nên yếu tố tăng trưởng và thành công của KFC?

KFC thành công từ khá sớm. Sanders đã nhận ra rằng "thời gian tiền bạc". KFC phục vụ khách hàng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian của họ, khuyến khích khách hàng quay trở lại và sử dụng dịch vụ của mình nhiều lần. Tỷ lệ giữ chân khách hàng ở KFC cao hơn hẳn với các thương hiệu và đó là một trong những lý do chính tạo nên thành công của KFC.

Cùng với đó, công nghệ cũng đã góp phần tạo nên thành công của KFC. Đại tá Sanders biết được tầm quan trọng của nồi áp suất chỉ sau vài tuần kể từ khi nó được giới thiệu.

Nồi áp suất có thể đun sôi chất lỏng ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi bình thường. Do đó tiêu diệt vi trùng, giữ thức ăn được lâu hơn mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng.

Ảnh: ndh

“Công thức nguyên bản” do Đại tá Sanders thực hiện là USP (điểm độc nhất) của KFC. Đây là bí mật quan trọng nhất đằng sau câu chuyện thành công của KFC. Không có công ty thức ăn nhanh nào khác có hương vị gà độc đáo như KFC. KFC phổ biến trên toàn cầu vì hương vị của nó.

Một nguyên nhân cuối cùng giúp KFC thành công và phát triển là nhờ hệ thống nhượng quyền thương mại. Trong hệ thống nhượng quyền thương mại, mọi thứ đều được lập thành văn bản và có những quy tắc nghiêm ngặt để vận hành doanh nghiệp. Ví dụ: gà phải được nấu chín trong nồi áp suất và để trong 15 phút, kích thước của mỗi bộ phận gà phải rộng ít nhất 8 cm và nặng 300 gram, gà phải ướp qua đêm...Quy trình vận hành tiêu chuẩn này là chìa khóa thành công cho chuỗi nhượng quyền thương mại của KFC.

Sander qua đời ở tuổi 90 vì bệnh bạch cầu (Ảnh: ndh)

Sau hơn 60 năm hoạt động và phát triển, Kentucky Fried Chicken (KFC) trở thành thương hiệu nhẵn mặt với người dân toàn cầu. KFC ở vị trí thứ 60 trên BXH BusinessWeek và là thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới (McDonalds ở vị trí thứ 9 và Nescafe là 23).

KFC đang hoạt động thành công với việc nhượng quyền tại 123 quốc gia vào năm 2015 và đây là chuỗi nhà hàng lớn thứ hai thế giới (tính theo doanh số bán hàng) sau McDonald’s, với gần 20.000 địa điểm trên toàn cầu. KFC được định giá $ 15131 chỉ sau McDonald’s, Starbucks và Subway trong chuỗi thức ăn nhanh.

Câu chuyện đằng sau thành công của KFC thực sự truyền cảm hứng cho nhiều người với thông điệp: không bao giờ quá trễ để bắt đầu.

Hải Yến - MarketingAI

Theo brandriddle

>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marekting của KFC
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.