Sự "xâm chiếm" thương hiệu Nhật thông qua chiến lược Marketing của Toyota

26 Thg 10

Trong những năm trở lại đây những tên tuổi xe hơi đến từ Châu Á đang nổi lên nhanh chóng, có đủ sức để cạnh tranh với những thương hiệu tại Châu Âu. Toyota đại diện cho đất nước mặt...

Trong những năm trở lại đây những tên tuổi xe hơi đến từ Châu Á đang nổi lên nhanh chóng, có đủ sức để cạnh tranh với những thương hiệu tại Châu Âu. Toyota đại diện cho đất nước mặt trời mọc "tung hoành" trên thế giới với độ phủ thương hiệu ở mức rất lớn. Những chiến lược Marketing của Toyota đang điều khiến hãng trở nên nổi trội và đạt được thành công lớn như ngày hôm nay, hãy tìm hiểu xem hãng đã làm những gì để đạt được điều đó.

Chiến lược Marketing của Toyota: Từ Zero trở thành bộ mặt của Nhật Bản

Sakichi là một nhà phát minh tài ba đã tạo ra công ty Toyota Automatic Loom vào năm 1937 dựa vào những thiết kế sáng tạo của mình và một trong số đó đã được bán cho một người Anh với giá 1 triệu Yên. Số tiền này đã giúp ông có vốn để đặt tiền đề cho sự thành lập của công ty số 1 hàng đầu của Nhật Bản sau này về sản xuất ô tô. Toyota là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Nhật Bản, và là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới vào năm 2015. Về mặt công nhận quốc tế, hãng Toyota là nhà sản xuất xe hơi duy nhất có mặt trong nhóm top 10 xếp hạng công nhận trên BrandZ.

Năm 1955 Toyota đã tự sản xuất chiếc xe sang trọng đầu tiên cho công ty mình, sử dụng động cơ 4 xylanh, hãng đã tiêu thụ được 700 xe năm đầu bán ra, những con số đã tăng lên 50000 xe vào năm 1964. Toyota chính thức gia nhập thị trường Hoa Kỳ vào năm 1958 với việc xuất khẩu chiếc Land Cruiser và Toyota. Đến năm 1959, hãng mở nhà máy đầu tiên tại Brazil, đây là nhà máy đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản.

Chiến lược Marketing của Toyota: Từ Zero trở thành bộ mặt của Nhật Bản

Marketing Toyota và Chiến lược marketing mix của Toyota (Nguồn: CarAndBike)

Tại Việt Nam, Toyota được thành lập vào 5/9/1995 và đi vào hoạt động vào tháng 11 năm 1996. Với mạng lưới 22 đại lý và chi nhánh rộng khắp toàn quốc, Toyota Việt Nam giữ vị thế là nhà tiên phong trong sản xuất ô tô ở Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 89,6 triệu USD, vốn pháp định 44,2 triệu USD và vốn đầu tư thực hiện 68,6 triệu USD. Lịch sử phát triển của Toyota tại Việt Nam được gạch một số đầu dòng đáng chú ý như sau:

  • 1995: Công ty Ô tô Toyota Việt Nam được thành lập.
  • 1996: Động thổ xây dựng nhà máy Toyota tại Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc, ra mắt mẫu xe Hiace
  • 1997: Khai trương Trung tâm Đào tạo tại Trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh
  • 1998: Khai trương chi nhánh Hà Nội
  • 2000: Mở rộng và nâng cấp Trung tâm đào tạo tại trụ sở chính
  • 2001-2002: Ra mắt mẫu xe Corolla Altis và Camry
  • 2004: Khai trương Trung tâm Xuất khẩu Phụ tùng Toyota, giới thiệu dịch vụ Bảo dưỡng nhanh
  • 2005: Thành lập Quỹ Toyota Việt Nam (TVF),Đạt doanh số bán cộng dồn 50.000 xe
  • 2008: Khai trương Xưởng sản xuất Khung gầm xe

Với những sự phát triển vượt trội trên thế giới và tại thị trường Việt Nam hãng cũng nghiêm túc đầu tư nhất định. Chính vì vậy đến năm 2017 hãng đạt doanh thu 202,86 tỷ USD và trở thành công ty lớn trong ngành sản xuất ô tô của thế giới. Những chiến lược Marketing của Toyota đã là một ví dụ điển hình để hãng trở thành một thương hiệu mang tầm cỡ quốc tế.

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Ford

Chiến lược Marketing của Toyota: Niềm tự hào của Châu Á

Chiến lược "thọc sườn"

Đây là chiến lược được Công ty Toyota áp dụng khi lần đầu xâm nhập thị trường mục tiêu của Toyota ở Châu Á và Hoa Kỳ nhằm tránh sự đối đầu trực diện trong cạnh tranh và tìm kẽ hở của đối thủ cạnh tranh của Toyota. Với chiến lược Marketing của Toyota lần này đã dùng sản phẩm hàng hóa của mình để xâm nhập vào hai thị trường này. Cốt lõi của việc Toyota thực hiện chiến lược này là lấy thế mạnh của mình để lấn áp yếu điểm của đối phương, vượt lên, lấy đà cho bước tổng tiến công tiếp theo.

Trước tiên, để thực hiện biện pháp này thì Công ty Toyota đánh "thọc sườn" bằng cách tiến hành phân loại thị trường thế giới thành nhiều khu vực khác nhau. Mục tiêu của việc làm này là để tìm kiếm những thị trường không có đối thủ cạnh tranh hoặc nếu có thì cũng là những đối thủ yếu với tầm cỡ không đáng kể. Những đối thủ này để hở "mạn sườn" quá lớn để các "tay thiện xạ" của Toyota nắm gọn. Chiến thuật nhấn mạnh yếu tố địa lý khu vực, là đặc điểm nổi bật mà Công ty áp dụng triệt để trong giai đoạn bắt đầu khai phá thị trường thế giới.

Chiến lược Marketing của Toyota: Niềm tự hào của Châu Á

Chiến lược marketing của Toyota Việt Nam khác biệt hoá từ chiến lược sản phẩm của Toyota (Nguồn: Toyota Singapore)

>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Vinfast

Ví dụ, Toyota đã đưa những sản phẩm của mình vào thị trường Hoa Kỳ với những sản phẩm có kích thước nhỏ hơn, kiểu dáng đẹp hơn và có những tính năng đẹp hơn so với những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh như GM, Ford... Toyota đã hướng sự chú ý của từng bộ phận thị trường mà ở đó nhu cầu về sản phẩm bị những công ty của hoa kỳ bỏ rơi. Với chiến lược đánh thọc sườn, tồn tại 3 điều kiện đảm bảo cho sự thành công trong chiến lược Marketing của Toyota đó chính là:

  • Khả năng quan sát, đánh giá quy mô phát triển, nhu cầu về sản phẩm của Công ty Toyota trên từng bộ phận thị trường
  • Thị trường mà hãng tiến hành xâm nhập nhìn chung có sự tăng trưởng đáng kể, khiến sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra dưới dạng một cuộc chơi mà tổng số các bên thu được là cấp số cộng chứ không hoàn toàn là số không. Sự xâm nhập thị trường mục tiêu của Toyota ở Mỹ của các sản phẩm xe hơi đều nằm trong phạm vi của điều kiện này
  • Đối thủ cạnh tranh tỏ ra không cảnh giác và cho rằng sự có mặt của Toyota không ảnh hưởng gì nhiều đến họ. Khi thương hiệu Nhật Bản xuất hiện trên thị trường Mỹ thì các doanh nghiệp Mỹ chỉ coi họ là những đối thủ rất khiêm tốn cả về tầm vóc và quy mô
Chiến lược Marketing của Toyota

Chiến lược kinh doanh của Toyota áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường Việt nam của Toyota "thọc sườn" (Nguồ: Yahoo Finance)

Tấn công trực diện

Đến khi Toyota có tiềm lực và vị thế vững chắc trên thị trường, với các ưu thế đặc biệt về công nghệ kỹ thuật, giá cả, uy tín đã giành giật thị trường và loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Sau khi đã có một vị thế nhất định trên thị trường Mỹ, một số chiêu thức trong chiến lược Marketing của Toyota như:

Tiến công trực diện có giới hạn: Toyota khoanh vùng nhóm khách hàng mục tiêu của Toyota mà mình quan tâm đặc biệt và tìm cách giành giật nhóm khách hàng này từ tay đối thủ cạnh tranh. Đây là một dạng cải tiến của tiến công mặt giáp mặt.

Tiến công trực diện bằng giá cả: Phía Công ty Toyota bao giờ cũng tự tin ở thắng lợi nhờ giá thành sản phẩm của mình thấp hơn đối thủ.

Tiến công trực diện dựa vào chất lượng: phía Công ty Toyota không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng do thành quả nghiên cứu mang lại. Để tiến hành thành công chiến lược này, một mặt, hãng cần phải đảm bảo có tiềm lực tài chính tối thiểu ngang bằng hoặc hơn đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, chiến lược tiến công trực diện chỉ thành công và vượt đối thủ khi phía tấn công có khả năng tạo dựng cho doanh nghiệp tiếng vang trong thị trường bằng giá trị thực của sản phẩm hàng hóa hơn hẳn đối thủ và Công ty Toyota đã làm được điều đó.

Chiến lược Marketing của Toyota Tấn công trực diện

Giá thấp hơn đối thủ là chiến lược Marketing của Toyota tấn công thị trường nước ngoài (Nguồn: Toyota)

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Honda

Chương trình quảng cáo "đánh" vào khách hàng hiệu quả nhất

Mục đích trong chiến lược Marketing của Toyota là đưa sản phẩm tới người tiêu dùng, những người đang muốn mua xe cho việc đi lại, du lịch, tham quan, chở gia đình đi chơi... Giúp người mua hiểu được các tính năng sẵn có các loại xe do Toyota sản xuất cũng như giới thiệu cho đối tượng khách hàng Toyota của  kiểu dáng và mẫu mã mới khác biệt so với các dòng xe khác của hãng (Camry, Fortuner…)

Một số kênh quảng cáo mà hãng sử dụng để quảng bá cho những sản phẩm xe hơi của mình tại Việt Nam như:

  • Thông qua một số báo, tạp chí như: thế giới ô tô, báo khoa học đời sống, báo tiếp thị gia đình...
  • Qua tivi bằng những đoạn phim quảng cáo giới thiệu về dòng sản phẩm, mạng internet, các trang web…
  • Pano, áp phích tại các trung tâm thương mại hoặc các tòa nhà cao cấp, tại các ngã tư lớn…
  • Ngoài ra, các sản phẩm còn được trưng bày tại các showroom.

Chiến lược quảng cáo của Toyota "đánh" vào khách hàng (Nguồn: Youtube)

Việc sử dụng kênh phát thông điệp tương đối phù hợp với đối tượng nhận thông tin. Quảng cáo của Toyota xuất hiện trên kênh truyền hình phát sóng cả nước. Những người chưa hiểu thêm về dòng xe đa dụng Toyota, họ có thể lên mạng tìm hiểu các tính năng, đặc điểm về chiếc xe này thông qua mạng trang chủ của Toyota, tham khảo giá và chiến lược mới của dòng xe này. Thông qua các hội chợ triển lãm khách hàng mục tiêu của Toyota có sự nắm bắt cơ bản kiểu dáng, công năng của chiếc xe, vì thế có thể so sánh với các dòng xe khác. Chiến lược truyền thông quảng bá sản phẩm của hãng ngay tại thị trường Việt Nam là một điều hãng cũng áp dụng với các thị trường khác trên thế giới nhất là tại thị trường Châu Âu. Đây cũng là một kênh hiệu quả nằm trong chiến lược Marketing của Toyota giúp hãng gia tăng được độ "reach" tới khách hàng.

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Hyundai

Kết luận

Chiến lược Marketing của Toyota là một điểm khiến hãng rất tự hào và trở nên thành công vang dội như hiện nay trên toàn thế giới. Mặc dù hãng có những chiến lược và dòng sản phẩm chưa có được giống như các thương hiệu xe sang trọng từ Châu Âu. Nhưng với sự khác biệt của mình Toyota là một cái tên, là niềm tự hào của người Nhật khi có thể cạnh tranh "sòng phẳng" với các thương hiệu nội đại đến từ Châu Âu và Hoa Kỳ.

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.