Đã đến lúc tái cấu trúc bộ phận marketing?

06 Thg 03

Trong thời đại thay đổi chóng mặt của công nghệ với các xu hướng như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, big data, công nghệ hypertargeting, bản thân bộ phận marketing cần phải thay đổi về cấu trúc để...

Trong thời đại thay đổi chóng mặt của công nghệ với các xu hướng như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, big data, công nghệ hypertargeting, bản thân bộ phận marketing cần phải thay đổi về cấu trúc để đáp ứng những đòi hỏi của công việc trong thời đại mới. Nhưng đâu là căn cứ để quyết định tái cấu trúc bộ phận marketing

Bộ phận được xây dựng dựa trên vai trò của từng người: có người làm marketing sản phẩm, người khác đảm nhận mảng social media, người khác đảm nhận mảng content,... Mô hình này tồn tại đã lâu, nhưng không được thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của các yếu tố khác. Theo báo cáo "State of Marketing" năm 2017 từ Salesforce, 61% marketer cho rằng họ bắt đầu tập trung hơn vào việc phát triển cấu trúc bộ phận marketing truyền thống cho phù hợp hơn với chiến lược khách hàng. Có thể hiểu được rằng, các thương hiệu đang tìm kiếm những nhân viên có thể giải quyết vấn đề của khách hàng, hơn là những người có thể làm tốt một kĩ năng. Vậy cấu trúc bộ phận marketing cần thay đổi như thế nào?

cấu trúc bộ phận marketing

(Ảnh: mod girl marketing)

Vị trí nhân sự

Hiện nay, nhiều thương hiệu gặp rắc rối với content marketing khi không có sự kết nối giữa nhóm social và email marketing. Sự làm việc và giao tiếp kém hiệu quả này bắt nguồn từ cấu trúc. Với cấu trúc bộ phận marketing cũ, nhân viên sẽ biết chính xác việc họ phải làm. Nếu bạn là biên tập viên viết bài cho blog, bạn chỉ tập trung cho ra những bài viết tốt nhất. Tuy nhiên, nếu người phụ trách mảng quảng báo chí làm việc không tốt, thì khách hàng cũng không có cơ hội nhìn thấy bài viết ấy.

Bạn cho rằng cần một quá trình dài để thay đổi vấn đề này? Ví dụ, hãy xây dựng bộ phận theo mô hình phễu marketing hay vì sắp xếp theo kĩ năng. Thay vì quá trình viết, sửa và quảng bá nội dung, hãy chia vị trí ra ba phần của chiếc phễu: phần đỉnh, phần giữa, phần đáy (và sau đó là bước chăm sóc khách hàng sau khi họ đã mua hàng).

Mô hình này yêu cầu nhiều người hơn (ngân sách tăng để trả lương), nhưng bằng việc sắp xếp vai trò phù hợp với hành trình khách hàng, từng người có thể tập trung hơn để đem đến trải nghiệm tốt nhất có thể cho khách hàng ở từng bước.

 

Xem thêm bài viết về kiến thức quản lý marketing:

Bộ phận marketing trong tương lai sẽ rất khác mô hình truyền thống trước. Một ví dụ về Erin Nelson với vị trí biên tập viên marketing. Nhiệm vụ của cô ấy là viết những case studies để thể hiện cho những khách hàng tiềm năng thấy các khách hàng hiện tại đang nhận được những giá trị gì từ sản phẩm và dịch vụ của công ty. Trước đó, cô định từ chối ý tưởng này. Sau đó, cô khiên cưỡng tham gia với các phòng ban khác: làm việc chặt chẽ với account team để tìm thông tin khách hàng tốt nhất cho case studies, nói chuyện với sale team để hiểu hơn về khách hàng. Erin không chỉ còn là editor, cô đảm nhận vị trí trung gian giữa trong phễu marketing. Cô ấy có thể tập trung cải thiện nhiều thứ chứ không chỉ copywriting.

Việc sắp xếp bộ phận marketing vào cấu trúc phễu như vậy không phải là quá khó. Marketer sản phẩm sẽ đảm nhận vị trí cuối cùng trên phễu. Ở vị trí trên cùng, thương hiệu có thể tìm kiếm những người mới với kĩ năng cơ bản, giúp họ phát triển kĩ năng ở vị trí đó. Mô hình bộ phận marketing cũ khá giới hạn khả năng tương tác với khách hàng.

Đã đến lúc tái cấu trúc bộ phận marketing?- Ảnh 2.

(Ảnh: nonprofit marketing guide)

>>> Teamwork là gì trong Marketing

Vượt ra khỏi giới hạn an toàn

Ngoài việc thay đổi cấu trúc, một việc quan trọng nữa chính là kết nối bộ phận marketing với ngành khác hoặc nhóm công chúng.

Ưu điểm chính ở đây là tính cụ thể. Marketer trong các doanh nghiệp truyền thống có xu hướng tổ chức ra các chương trình có sức hấp dẫn lớn. Họ "chơi" an toàn, hy vọng thu hút được càng nhiều khán giả càng tốt. Nhưng khi marketing dựa trên khách hàng phát triển, sản phẩm thích hợp được tạo ra cho các loại khách hàng cụ thể ở các giai đoạn cụ thể trong chu kỳ bán hàng thường có hiệu quả hơn. Loại cấu trúc này cho phép có nhiều cuộc trò chuyện cá nhân hơn, làm sâu sắc thêm các mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và khách hàng.

Tùy thuộc vào số lượng ngành hoặc nhóm đối tượng mà bạn muốn tiếp cận, cấu trúc này sẽ đòi hỏi nhiều người hơn và ngân sách lớn hơn, do đó các công ty nhỏ sẽ gặp khó khăn khi làm việc. Và đối với những người có ngân sách để thực hiện, nếu không cẩn thận vẫn có thể xảy ra nhầm lẫn.

Hiện tại, có một số nhược điểm đang ngăn cản rất nhiều bộ phận marketing tái cơ cấu. Việc tái cấu trúc sao cho phù hợp với hành trình của khách hàng có vẻ tốt về lý thuyết, nhưng cho đến khi các công ty bắt đầu nhận những rủi ro cần thiết khi chuyển đổi thì sự thay đổi sẽ xảy ra chậm hơn.

Tuy nhiên, chắc chắn là bộ phận marketing trong tương lai sẽ có rất nhiều thay đổi so với hiện tại. Và trong một ngành thường quan tâm nhiều đến việc tối đa hóa hiệu quả và ROI như marketing,.sẽ là lãng phí nếu bạn lỡ bỏ qua những xu hướng mới.

Loan Nguyen - Marketing AI

Theo contently.com

Dành Cho CMO là series bài viết chuyên sâu về kiến thức quản lý nhân sự, phát triển bộ phận, cũng như các xu hướng phát triển về marketing dành riêng cho trưởng phòng/giám đốc Marketing.

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.