Thẻ tín dụng là gì? Quy trình và điều kiện làm loại thẻ này như nào?

12 Thg 07

Trên thực tế, có rất nhiều người vẫn chưa biết thẻ tín dụng là gì. Mặc dù ngày càng có thêm người có nhu cầu mở thẻ tín dụng vì quyền năng của nó, nó giúp bạn chủ động hơn trong chi tiêu, giúp bạn tự tin khi mua sắm. Vậy thẻ tín dụng có tầm quan trọng như thế nào? Hay những lợi ích bạn sẽ có khi mở thẻ tín dụng như thế nào? Cùng MarketingAI giải mã tất tần tật những điều bạn nên biết về thẻ tín dụng nhé.

Thẻ tín dụng là gì?

Theo Wikipedia, thẻ tín dụng (credit card) là một hình thức thay thế cho thanh toán trực tiếp. Hình thức thanh toán này dựa trên uy tín. Hay nói cụ thể hơn, ngân hàng không yêu cầu bạn cần có tiền sẵn ở trong thẻ tín dụng. Bạn có khả năng thanh toán các chi phí bằng việc mượn trước khoản tiền của ngân hàng. Khi kỳ hạn mượn tiền kết thúc, bạn phải trả lại ngân hàng. Số tiền mà bạn được mượn từ ngân hàng gọi là hạn mức tín dụng. Mỗi người có tình trạng kinh tế khác nhau sẽ được sở hữu hạn mức tín dụng khác nhau. Bạn cần có sự chấp thuận của ngân hàng để duyệt và mở thẻ. Từ đây, các dịch vụ, tiện ích như giải trí, mua sắm, du lịch... sẽ được thanh toán bằng thẻ tín dụng.

thẻ tín dụng là gì 01
Thẻ tín dụng là gì? (Nguồn: VPBank)

POS là gì

Phân loại thẻ tín dụng

Chúng ta vẫn quen thuộc với những cụm từ Visa, Mastercard hay JCB. Nhiều người nhầm tưởng rằng đây là 3 loại thẻ khác nhau. Nhưng thực chất chúng đều là thẻ tín dụng, chỉ là chúng trực thuộc 3 công ty phát hành thẻ khác nhau.

  • Visa: là thẻ thanh toán quốc tế do tổ chức Visa International Service Association trụ sở tại Mỹ phát hành. Visa Credit là thẻ tín dụng của tổ chức trên. Các ngân hàng Việt Nam liên kết với tổ chức này để phát hành cho khách hàng sử dụng.
  • Mastercard: là thẻ do tổ chức MasterCard WorldWide phát hành. Mastercard Credit là thẻ tín dụng của tổ chức trên. Cũng như Visa thì Mastercard được các ngân hàng Việt Nam liên kết cùng khả năng thanh toán quốc tế.
  • JCB: là thẻ thanh toán quốc tế được phát hành bởi tổ chức Japan Credit Bureau uy tín của Nhật Bản. Thẻ được phát hành cũng khá phổ biến ở 200 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, JCB đứng thứ 3 sau Visa và Mastercard.

Thẻ tín dụng chính: Người dùng mang tên chủ thẻ bắt buộc phải chứng minh tài chính và thu nhập. Nó cho phép bạn vay tiền ngân hàng với hạn mức tín dụng hợp lệ để thanh toán.

Thẻ tín dụng phụ: Thẻ này được coi là thẻ do bạn đăng ký bổ sung cho người khác. Bạn không cần phải chứng minh thu nhập đối với thẻ tín dụng phụ. Thẻ tín dụng phụ mở ra nhằm nâng thêm số lượng người được sử dụng hạn mức tín dụng. Ngoài bạn thì người thân của bạn cũng sẽ được dùng hạn mức ấy. Thẻ tín dụng phụ chỉ được phát hành sau thẻ chính và bị thẻ chính chi phối.

>> Đọc thêm: Paypal là gì?

Cấu trúc của thẻ tín dụng bao gồm những gì?

Đầu tiên phải nói tới dãy số in nổi ở mặt trước thẻ. Không phải tự dưng mà các con số lại được in lên như vậy. Chúng có một quy luật mà chúng ta cần phải nắm rõ và bảo mật con số ấy. Dãy số đó có số lượng từ 16 đến 19 chữ số.

Cấu trúc thẻ tín dụng là gì?
Cấu trúc cấu tạo của thẻ tín dụng là gì (Nguồn: TheBank)
  • 6 chữ số đầu tiên IIN (Issuer Identification Number): 6 con số này cho bạn thông tin về tổ chức phát hành thẻ. Con số đầu tiên chỉ tổ chức phát hành thẻ có tên viết tắt là MII ( Major Industry Identifier). Ví dụ: Số 1, số 2 là hãng hàng không; số 3 là hãng giải trí và du lịch; số 4, số 5 là ngân hàng hoặc công ty tài chính phát hành; số 6 là ngân hàng hoặc thương gia; số 7 là công ty dầu khí... 5 chữ số sau biểu hiện mã ID ngân hàng phát hành thẻ. Tuy nhiên thông tin này bạn không cần quá lưu tâm bởi tên riêng đơn vị phát hành thẻ đã được ghi rất rõ trên credit card.
  • 9 đến 12 chữ số tiếp theo: Khách hàng cần nhớ đây là số tài khoản thẻ của mình. Con số giao dịch này bạn thường sẽ nhận được khi ngân hàng thông báo qua tin nhắn, gmail...
  • 1 chữ số cuối cùng: Còn được gọi là số checksum, nhờ vào thuật toán Luhn mà nhân viên ngân hàng có thể kiểm tra được độ chính xác của thẻ.

Ngoài ra, trên thẻ tín dụng còn có họ và tên của chủ thẻ cũng được in nổi. Ngày, tháng, năm được in trên thẻ chính là thời gian mà thẻ được phép lưu hành. Thẻ tín dụng đặt quy chuẩn tất cả theo hệ thống ngày, tháng, năm dương lịch.

Cấu trúc thẻ tín dụng là gì 01
(Nguồn: TheBank)

Ở mặt sau của thẻ tín dụng thì không còn nhiều chữ số như mặt trước nữa. Tuy nhiên số ở mặt sau là thông tin bạn tuyệt đối không được để lộ. Khách hàng cần ghi nhớ 3 số mặt sau của credit card là 3 chữ số cuối từ phải sang trái hay còn gọi là mã thẻ tín dụng bảo mật (CSC - Card Security Code). Thẻ Visa hoặc Mastercard sẽ có ký hiệu khác nhau là CVV (Card Verification Value) hoặc CVC (Card Validation Code). Khi giao dịch trực tuyến, khách hàng thậm chí chỉ cần nhập thông tin thẻ cũng như CVC/CVV là có thể hoàn thành giao dịch mà không cần tới nhập mã PIN. Từ sự nhanh chóng này mà kẻ xấu có cơ hội thâm nhập và lợi dụng tài khoản tín dụng của bạn. Bạn cần hết sức cảnh giác!

>>> Đọc thêm: Ví điện tử là gì

CSC là gì?

CSC là từ viết tắt của cụm từ "Card Security Code", hoặc mã xác minh thẻ, CSC được sử dụng để tăng bảo mật cho các thẻ thanh toán. Mã CSC thường là một dãy số được in chìm trên thẻ tín dụng. Mỗi mạng lưới thanh toán khác nhau đều có một tên gọi khác nhau

Ví dụ: 

MasterCard: CVC - Card Validation Code

Visa: CVV - Card Verification Value

American Express: CID - Card Identification Number

CSC dùng để làm gì

Khi thực hiện giao dịch bằng thẻ tín dụng thì có nghĩa bạn đang giao dịch và thanh toán bằng các thông tin và con số. Người bán hàng cho bạn không thể biết được ai là chủ của thẻ, và việc lộ thông tin trên thẻ là điều có thể xảy ra. Mã CSC có thể giúp bạn tránh khỏi việc gian lận ở một số trường hợp. Tuy nhiên bạn cũng chỉ nên mua sắm bằng thẻ tín dụng trên một trang web uy tín, đảm bảo bởi hiện nay có rất nhiều trang web giả mạo để đánh cắp thông tin của khách hàng.

Kinh nghiệm giúp bảo vệ mã số CSC tốt nhất

  • Ghi nhớ và xóa mã số CSC sau khi nhận thẻ
  • Chỉ nên giao dịch qua các website uy tín và có giao thức bảo mật thông tin "https://". Đăng ký dịch vụ nhận OTP cho mỗi lần giao dịch thẻ tín dụng
  • Không để lộ thông tin khi giao dịch
  • Mất thẻ hãy báo ngay cho ngân hàng
  • Giao dịch tại ATM cần quan sát xung quanh tránh những thiết bị ghi hình...

Lãi thẻ tín dụng nghĩa là gì

Lãi suất thẻ tín dụng là số tiền bạn phải chi trả cho việc vay tiền (sử dụng tiền trong thẻ tín dụng đó). Số tiền lãi sẽ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên khoản bạn đã vay. Nếu trong thời hạn nhất định mà bạn không thanh toán đầy đủ số nợ thẻ tín dụng đã vay thì bạn sẽ phải trả lãi cho số tiền còn nợ chưa được thanh toán. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều thẻ tín dụng đang áp dụng 0% lãi suất trong thời gian nhất định khi bạn sử dụng thẻ lần đầu (Interest Free Period), sau thời gian đó bạn sẽ phải chịu lãi nếu chưa thanh toán toàn bộ số dư nợ.

Hạn mức thẻ tín dụng là gì?

Như đã đề cập ở trên, hạn mức thẻ tín dụngsố tiền lớn nhất mà bạn được phép tiêu bằng thẻ tín dụng để không bị phạt. Khi sử dụng quá hạn mức, bạn có thể sẽ phải trả thêm phí phát sinh. Hạn mức thẻ tín dụng mỗi người không giống nhau. Nó dựa vào các yếu tố như thu nhập, tài sản đảm bảo, uy tín và cả lịch sử tín dụng. Ngoài ra, ngân hàng cũng cân nhắc hạn mức thẻ tín dụng dựa vào mục đích thẻ. Ví dụ như thẻ thông thường thì hạn mức sẽ là 100 triệu đồng, thẻ tín dụng đen thì con số lên tới vài tỷ đồng.

Hạn mức thẻ tín dụng là gì?
Hạn mức của thẻ tín dụng là gì (Nguồn: TheBank)

Thẻ tín dụng có chức năng gì?

Chức năng cơ bản của thẻ tín dụng là để thanh toán thay cho tiền mặt. Giờ đây, người dùng có khả năng chi trả cho các hoạt động mua sắm trong lẫn ngoài nước bằng thẻ credit card. Ngoài ra thẻ tín dụng cũng được dùng để rút tiền tuy nhiên ngân hàng và các chuyên gia tài chính khuyên rằng nên hạn chế rút nhiều nhất việc rút tiền. Một phần là bởi phí rút tiền từ thẻ tín dụng là rất cao.

Thẻ tín dụng có chức năng gì?
Chức năng của thẻ tín dụng là gì (Nguồn: TheBank)

Sự khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ thanh toán ra sao?

Cùng phân tích sự khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ thông qua video chia sẻ dưới đây nhé:

Sự khác nhau giữa thẻ thanh toán và thẻ tín dụng là gì (Video: FBNC Vietnam)

Quy trình và điều kiện làm thẻ tín dụng như thế nào?

Điều kiện mở thẻ tín dụng

Tùy vào mỗi ngân hàng khác nhau mà họ sẽ đặt ra các điều kiện mở credit card khác nhau dựa vào độ tuổi, mức thu nhập... Dù vậy vẫn có 4 điều kiện cơ bản bạn cần phải chứng minh nếu muốn làm thẻ tín dụng. Đó là

  • Thông tin nhân thân chính xác, rõ ràng: Bao gồm các thông tin họ tên, quê quán, CCCD...
  • Độ tuổi hợp lệ: Đủ 18 tuổi trở lên.
  • Chứng minh tài chính, thu nhập ổn định.
  • Chứng minh uy tín tín dụng cá nhân: Hai yếu tố chính là lịch sử tín dụng và điểm tín dụng.

Quy trình mở thẻ tín dụng là gì?

Nếu chúng ta cần mở thẻ tín dụng nội địa hay quốc tế thì cần tuân theo đầy đủ các quy trình sau:

  • Tiếp nhận hồ sơ: Tất cả hồ sơ bạn sẽ được ngân hàng thông báo cần chuẩn bị những gì. Đó là những mẫu bạn điền theo form có sẵn, và những giấy tờ liên quan đến nhân thân.
  • Thẩm định phát hành thẻ: Ở bước này, ngân hàng sẽ kiểm định tính chính xác mà thông tin bạn đưa. Cũng như họ sẽ xem xét khả năng chi trả nợ của bạn.
  • Cấp hạn mức thẻ tín dụng.
  • Phát hành thẻ tín dụng, thông báo và trả thẻ tới tay khách hàng.

Ưu điểm và nhược điểm của thẻ tín dụng là gì?

Thẻ credit card phải có nhiều lợi ích thì mọi người mới lựa chọn để mở thẻ đến như vậy. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì thẻ tín dụng cũng còn những nhược điểm mà khách hàng cần lưu ý.

Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất của thẻ tín dụng là ở sự tiện lợi trong thanh toán. Gần đây nhiều địa chỉ mua sắm đã cho phép thanh toán bằng thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, tính an toàn và bảo mật của thẻ tín dụng cũng được đề cao. Khi bị mất thẻ, bạn nên báo ngay cho ngân hàng để khóa thẻ. Từ đó bạn không cần phải chi trả cho những khoản thanh toán ngoài cho phép về sau.

Ngoài ra, thẻ tín dụng còn giúp người dùng tiếp cận các ưu đãi mua sắm mà tiền mặt không thể tiếp cận được. Cùng với đó là khả năng mua sắm online qua Internet Banking và khả năng quản lý tài chính chi tiêu cá nhân.

Nhược điểm

Có lẽ phải kể tới nhược điểm lớn nhất của thẻ tín dụng là rủi ro về thông tin. Mặc dù credit card được tích hợp EMV - chip có tính bảo mật cao, thế nhưng khi thanh toán cà thẻ thanh toán thì không phải nhập mã PIN. Hơn nữa, nếu không có mã OTP thì những ai chụp lại thẻ tín dụng của bạn sẽ có thể sử dụng theo mục đích xấu.

Ưu điểm và nhược điểm của thẻ tín dụng là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của thẻ tín dụng là gì (Nguồn: TheBank)
>>> Xem thêm: Mã bảo mật OTP là gì

Một nhược điểm khác của thẻ tín dụng nằm ở phí dùng và lãi suất rất cao. Dù vậy, những chi phí này phụ thuộc vào chính người tiêu dùng. Lãi sẽ chỉ tính sau thời gian miễn lãi ngân hàng, và bạn nên trả hết số tiền trước thời gian đó để không bị tính lãi cao.

Cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng?

Có nhiều cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng khác nhau. Cách được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn và nhanh chóng nhất là đến thẳng ngân hàng đóng tiền trực tiếp. Nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn bạn từng bước kỹ càng để bạn có thể thanh toán khoản dư nợ của thẻ tín dụng. Cách thứ hai là chuyển khoản qua số tài khoản thẻ tín dụng. Với cách này, người dùng có thể tới các cây ATM để chuyển khoản thanh toán dư nợ.

Cách sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả

Có nhiều cách sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả dành cho người mới bắt đầu mở thẻ tín dụng. Thứ nhất là bạn cần biết cách chi tiêu cũng như thanh toán để có thời gian miễn lãi dài nhất. Do đó sử dụng những dòng thẻ có thời gian miễn lãi dài thì bạn sẽ dư thêm thời gian để chi trả khoản nợ vay từ tín dụng. Ví dụ như thẻ tín dụng OCB Passport Platinum có thời gian miễn lãi lên tới 55 ngày. Còn với thẻ thông thường thì bạn có 45 ngày miễn lãi. Qua đó, chúng ta nên nhớ trả nợ trước hạn để không phải tính lãi quá cao.

Một quy tắc khác nếu muốn sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả chính là bảo vệ mật mã thẻ tín dụng bao gồm dãy số phía sau thẻ cũng như số thẻ. Bạn tuyệt đối không được cho ai có cơ hội chụp những thông tin ấy. Khi làm mất thẻ, bạn cần báo ngay cho ngân hàng để khóa thẻ tạm thời. Kẻ xấu sẽ không có cơ hội để tiêu trái phép.

Thẻ Napas là gì Thẻ Payoneer là gì

Những khoản không nên sử dụng thẻ tín dụng

Rút tiền mặt

Dù cho thẻ tín dụng có hỗ trợ rút tiền tại cây ATM nhưng bạn đừng nên sử dụng để rút tiền nhé. Vì ngay sau khi bạn rút thì sẽ bị tính lãi ngay và khoản lãi đó sẽ bị tăng lên vô cùng nhanh chóng.

Giao dịch lớn

Những khoản giao dịch lớn như mua nhà, mua oto thì sẽ là những giao dịch lớn nên bạn sẽ phải trả lãi rất cao nếu thanh toán băng thẻ tín dụng. Nếu bạn vẫn muốn mua thì hãy xem xét sử dụng khoản vay cá nhân.

Kết luận

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu thẻ tín dụng là gì và những nguyên tắc khi muốn mở thẻ tín dụng. Có thể thấy, quyền năng của thẻ tín dụng là rất lớn vì nó giúp bạn chủ động chi tiêu, mua sắm. Tuy nhiên Dùng credit card tuy chứa một số rủi ro nhưng không thể phủ nhận rất nhiều lợi ích mà nó mang lại. Hãy hiểu rõ thẻ tín dụng là gì và biết được về mức độ chi tiêu của mình để tránh đẩy bản thân vào con đường nợ nần chồng chất.

 
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.