Tổng hợp các thuật ngữ phổ biến trong truyền thông trên mạng xã hội (Phần 3)

08 Thg 04

Nối tiếp chủ đề các thuật ngữ phổ biến trên mạng xã hội được sắp xếp theo bảng chữ cái Alphabet, MarketingAI tiếp tục đem đến cho các bạn phần 3 của bài viết. Cùng chúng tôi khám phá và “giải mã” những cụm từ hay gặp nhất trên các nền tảng xã hội, và vô cùng hữu ích trong công việc của các Marketer, đặc biệt là các Social Media Marketer nhé!

>>> Xem thêm: Thuật ngữ phổ biến trên mạng xã hội (Phần 1) - A - C Thuật ngữ phổ biến trên mạng xã hội (Phần 2) - D - L Thuật ngữ phổ biến trên mạng xã hội (Phần 4) - S - Z

Thuật ngữ trên mạng xã hội - M - R

- M -

Meme

Meme
(Nguồn: Bored Panda)

Meme có thể là một trò đùa hoặc loạt bình luận được chia sẻ trên mạng xã hội. Nó thường xuất hiện dưới dạng đồ họa hoặc GIF có chèn chữ hoặc được ghép chồng lên nhau.

Mention (Nhắc tới)

Mention là hành động gắn thẻ người dùng trong một tin nhắn trên mạng xã hội, thông qua hình thức @mention, chúng thường gửi thông báo cho người dùng được nhắc tới. Mention cũng cho phép khán giả xem profile của người dùng bằng việc click vào phần nhắc tên đó.

Messager

Messenger là ứng dụng nhắn tin của Facebook với tên gọi ban đầu là Facebook Messenger. Ứng dụng cho phép người dùng Facebook gửi tin nhắn trực tiếp cho nhau thông qua các thiết bị di động. Người dùng cũng có thể sử dụng Messenger thông qua trình duyệt web trên máy tính để bàn.

Metric (số liệu)

Metric (số liệu)(Nguồn: Klipfolio)

Metric là thước đo định lượng thành công trong truyền thông trên mạng xã hội. Nói một cách đơn giản, đó là chỉ số dựa trên những chỉ số thực tế được theo dõi và đo lường theo thời gian. “Vanity metrics” là những chỉ số giúp “đánh bóng” thương hiệu của bạn trên mạng xã hội, nó bao gồm những chỉ số về mặt tương tác, như lượt thích, bình luận và chia sẻ của một bài đăng. Các số liệu khác, như tỷ lệ chuyển đổi, có thể giúp chứng minh ROI (lợi tức đầu tư) trên mạng xã hội.

Microblogging

Microblogging là phương thức xuất bản những nội dung ngắn được cập nhật trên các nền tảng như Twitter và Tumblr.

Mute

Mute(Nguồn: Makeuseof)

Mute là một tính năng trên mạng xã hội cho phép bạn chọn lọc những người có thể xem newfeed của mình mà không cần hủy theo dõi hay kết bạn. Bề ngoài, họ vẫn thấy rằng cả 2 vẫn đang được kết nối và bạn vẫn có thể tương tác với họ, nhưng bạn sẽ không còn thấy bất kỳ hoạt động nào của họ trên dòng thời gian của bạn. Tránh nhầm lẫn giữa Mute và Block nhé!

- N -

Native advertising (Quảng cáo tự nhiên)

Quảng cáo tự nhiên là một loại quảng cáo trên mạng xã hội phù hợp với phong cách và định dạng của một bài đăng tự nhiên. Boost posts là một ví dụ về quảng cáo tự nhiên. Quảng cáo này sẽ luôn được nhận dạng bởi nhãn dán “sponsored” hoặc “promoted,” nhưng nhìn vào thì các quảng cáo tự nhiên này trông giống như các nội dung bài đăng tự nhiên khác.

>> Đọc thêm: Native Ads là gì

News feed

News feed là thuật ngữ Facebook để chỉ một màn hình hiển thị tất cả các bài đăng mới nhất được đăng bởi những người mà người dùng theo dõi. Trên các mạng xã hội khác, news feed đều được gọi đơn giản là “Feed”

Newsjacking

Còn được gọi là trendjacking, là một thuật ngữ trong truyền thông, newsjacking để chỉ các hành động “dựa hơi”, “bắt sóng” một câu chuyện tin tức hay chủ đề xu hướng nào đó, sau đó móc nối với doanh nghiệp của mình để kết nối với khán giả một cách dễ dàng hơn, nhằm phục vụ một mục tiêu cụ thể nào đó, như tăng độ phủ thương hiệu, thúc đẩy doanh số,.... Hashtags là một cách làm phổ biến để đính kèm nội dung với các tin tức "sốt dẻo". Và newsjacking chỉ nên áp dụng nếu có một sự liên quan chặt chẽ giữa câu chuyện/ chủ đề đó với thương hiệu của bạn.

Notification (thông báo)

Thông báo có thể là một tin nhắn hoặc một cảnh báo về những hoạt động mới nhất trên mạng xã hội của bạn. Đơn giản là ví dụ có ai thích ảnh của bạn trên Instagram, bạn cũng sẽ nhận được thông báo về hoạt động đó.

- O -

Objectives (Mục tiêu)

Mục tiêu ở đây được hiểu là mục tiêu của một chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội. Mỗi trang mạng xã hội sẽ có một bộ mục tiêu riêng mà các quảng cáo có thể nhắm tới. Ví dụ: mục tiêu quảng cáo của Facebook được chia thành ba loại là nhận diện, cân nhắc và chuyển đổi. Mỗi mục tiêu bạn chọn lựa sẽ xác được định dạng quảng cáo và cấu trúc thanh toán nào khả dụng cho chiến dịch của bạn.

Organic reach (Lượng tiếp cận tự nhiên)

Lượng tiếp cận tự nhiên là số lượng người dùng tương tác với nội dung của bạn mà không có quảng cáo phải trả tiền. Mọi người tìm thấy nội dung trên mạng xã hội một cách tự nhiên thông qua các nguồn cấp dữ liệu của riêng họ/ từ tài khoản của các doanh nghiệp mà họ thích/ thông qua nội dung được chia sẻ bởi bạn bè/ các kết nối khác. Nếu ai đó truy cập hồ sơ trên mạng xã hội của bạn dựa trên tìm kiếm hoặc bất kỳ giới thiệu không phải trả tiền nào khác, thì cũng được tính là lượng tiếp cận tự nhiên.

>> Có thể bạn quan tâm: Reach là gì

- P -

PPC (Pay per click - Trả tiền cho mỗi lần nhấp)

PPC (Pay per click - Trả tiền cho mỗi lần nhấp)(Nguồn: ATP Sofware)

PPC là loại quảng cáo mà các doanh nghiệp phải trả tiền mỗi khi có người dùng nhấp vào quảng cáo. Các chi phí phát sinh trong chiến dịch PPC thay đổi dựa trên tính cạnh tranh của từ khóa mục tiêu. Số tiền bạn trả cho mỗi lần nhấp trong chiến dịch PPC được gọi là chi phí cho mỗi lần nhấp (CPC - cost per click).

Pin (Ghim)

Pin là tên của một bài đăng trên Pinterest. Mỗi Pin được tạo thành từ một hình ảnh và một mô tả. Khi được nhấp vào, Pin đó hướng người dùng đến link URL gốc của hình ảnh. Những người dùng khác có thể thích hoặc Repin (ghim lại). Người dùng cũng có thể sắp xếp các Pin theo chủ đề hoặc sự kiện thành các bộ sưu tập.

Pinned post (Bài đăng đã được ghim)

Bài đăng được ghim là một bài đăng trên mạng xã hội, được lưu vào đầu trang hoặc profile của bạn trên nền tảng Facebook hoặc Twitter. Ghim bài đăng là một cách tuyệt vời để làm nổi bật một thông báo quan trọng hoặc những nội dung hay nhất của bạn.

Platform (Nền tảng)

Nền tảng là một mạng xã hội hoặc một thành phần của mạng xã hội. Twitter, Facebook và Instagram đều là những nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, một số marketers cũng cho rằng newfeed và story trên Facebook được gọi là 2 nền tảng khác nhau, vì chúng hướng tới những đối tượng khác nhau và sử dụng các chiến lược marketing khác nhau.

Nền tảng cũng có thể dùng để chỉ các công cụ quản lý mối quan hệ trên mạng xã hội. Trong trường hợp này, nó được coi là một nền tảng quản lý mạng xã hội.

Post (Bài đăng)

Bài đăng là bất cứ một trạng thái cập nhật, ảnh hoặc video trên mạng xã hội hoặc một mục được chia sẻ trên blog hoặc diễn đàn.

Private (Riêng tư)

Tài khoản hoặc nhóm được đặt chế độ riêng tư trên mạng xã hội có nghĩa là được bảo vệ khỏi chế độ xem công khai. Mặc dù những điều cơ bản như ảnh và tên vẫn có thể nhìn thấy công khai, nhưng nội dung chỉ được chia sẻ với những người có thể truy cập hoặc người theo dõi đều được bảo vệ riêng tư.

Promote

Promote là một thuật ngữ được sử dụng trong các bối cảnh khác nhau của các mạng xã hội khác nhau, nhưng tựu chung lại, nó ám chỉ các hoạt động thúc đẩy một lượng lớn người truy cập vào các nội dung tự nhiên bằng cách trả tiền cho các phương thức vận động đó.

Facebook sử dụng thuật ngữ “boost” để ám chỉ việc quảng cáo cho một bài đăng cụ thể, nhưng lại sử dụng thuật ngữ “promote” để ám chỉ việc quảng cáo cho một Fanpage. Twitter thì sử dụng cả thuật ngữ này cho quảng cáo Tweets, quảng cáo tài khoản và quảng cáo xu hướng. Ngoài ra còn có Promote Mode (Chế độ quảng bá), và automated ad (chương trình quảng cáo tự động) trên Twitter.

- Q -

- R -

Reach (tiếp cận)

Reach ám chỉ đến tổng số người đã tiếp cận với bài đăng hoặc quảng cáo trên mạng xã hội. Số liệu này không chỉ nói tới những người này đã thực sự nhìn thấy nội dung của bạn. Họ có thể chỉ lướt qua nó mà chẳng hề chú ý, nói một cách đơn giản, lượt reach chỉ ra rằng phần nội dung đó đã xuất hiện trên newfeed của người dùng ít nhất 1 lần.

Các công cụ phân tích trên mạng xã hội thường báo cáo phạm vi tiếp cận tự nhiên và phạm vi tiếp cận phải trả tiền dưới dạng hai số liệu riêng biệt.

Reaction

Reaction(Nguồn: Nguoivietphone)

Reaction là một hình thức tương tác trên Facebook. Ngoài Thích, các phản hồi cảm xúc của người dùng có thể bao gồm Yêu, Haha, Wow, Buồn và Tức giận. Mỗi phản ứng này được biểu thị bằng một biểu tượng cảm xúc. Người dùng Facebook có thể tùy chọn các phản ứng bằng cách di chuột qua hoặc giữ nút Thích.

Real-time marketing (tiếp thị thời gian thực)

(Nguồn: Meltwater)

Real-time marketing là việc sử dụng một sự kiện hiện tại hoặc xu hướng phổ biến để kết nối với cộng đồng trực tuyến. Đạt được sự cân bằng giữa việc chạy theo xu hướng, duy trì được tiếng nói của thương hiệu cũng như trò chuyện với khách hàng mục tiêu là một việc không hề dễ dàng. Một chiến lược được coi là “đúng người đúng thời điểm” nên tập trung vào khách hàng mục tiêu của thương hiệu, nhu cầu và mong muốn hiện tại của họ sẽ đem lại hiệu quả hơn.

Recommendation (đề xuất)

Recommendation (đề xuất) được coi là một lời chứng thực trên nền tảng LinkedIn. Bạn có thể cung cấp các đề xuất cho các “connections” của mình hoặc yêu cầu họ cung cấp đề xuất cho bạn. Đề xuất thường xuất hiện công khai trên hồ sơ của bạn.

Regram

Regram(Nguồn: FPT Shop)

Regram là hành động đăng lại một hình ảnh hoặc video của người khác trên nền tảng Instagram. Trước khi regram, hãy chắc chắn rằng bạn có quyền làm như vậy thông qua các hashtag của thương hiệu hoặc bằng cách hỏi trực tiếp người dùng.

Repin

Repin là thuật ngữ được sử dụng trên nền tảng Pinterest, ý chỉ hành động lưu các pin (bài đăng) của người khác đính vào bảng Pinterest của riêng bạn.

Reply (trả lời)

Trả lời là một chức năng phương tiện truyền thông xã hội cho phép bạn trả lời công khai nhận xét của một người dùng khác hoặc tạo một chuỗi nhận xét. Trên Twitter, bạn trả lời bằng cách nhấp vào biểu tượng nhận xét dưới một Tweet cụ thể. Trên các mạng xã hội khác, bạn sẽ tìm thấy một nút hoặc liên kết được đánh dấu là Reply.

Repost

Là hành động chia sẻ lại nội dung của người khác trên mạng xã hội, nó có thể bao gồm cả việc Regram, Repin hay Retweet. Nó cũng bao gồm việc chia sẻ bài đăng của người khác lên Instagram Stories của bạn.

Retargeting

Retargeting(Nguồn: Vietnambiz)

Retargeting là một chiến lược quảng cáo trực tuyến nhằm mục đích thu hút lại những khách hàng đã truy cập trang web và rời khỏi trước đây, mà không để lại bất kỳ chuyển đổi nào. Retargeting bắt đầu bằng một thẻ theo dõi nhỏ được nhúng trong mã trang web của bạn. Sau đó, bạn có thể nhắm mục tiêu tới các khách hàng tiềm năng này trên các trang web khác, bao gồm cả các mạng xã hội.

>> Đọc thêm: Khái niệm Retargeting

Retweet

Được hiểu tương tự như Repost, Retweet là việc bạn Tweet lại bài đăng của người khác trên Twitter, bạn có thể chọn để xuất bản lại tweet như bản gốc hoặc thêm nhận xét để giải thích lý do tại sao bạn lại chia sẻ nó.

Rich pin

Rich pin là một bài đăng trên Pinterest có chứa nội dung bổ sung từ trang web gốc. Có ba loại: bài viết, công thức hoặc sản phẩm. Ví dụ: Rich pin của sản phẩm sẽ bao gồm các thông tin theo thời gian thực về nơi mua sản phẩm, giá cả và số lượng tồn kho.

RSS feed

RSS feed(Nguồn: Life wire)

RSS feed là một định dạng để cung cấp nội dung web. Nó là viết tắt của từ Rich Site Summary hoặc Really Simple Syndication. RSS feed được tạo ra theo định dạng XML tiêu chuẩn giúp chúng tương thích với nhiều trình đọc và trình tổng hợp khác nhau mà người đọc có thể đăng ký.

Trình đọc RSS

Trình đọc RSS là một công cụ cho phép bạn thu thập các bài viết từ nhiều RSS feed về một nơi để dễ đọc.

(Còn tiếp)

Tô Linh - MarketingAI

Theo Blog.hootsuite.com

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.