Thực hư câu chuyện Facebook " xoá sổ" tiện ích chat nhóm khiến người dùng Việt lo lắng, xôn xao

23 Thg 08

Thông tin mới nhất gây xôn xao cho cộng đồng mạng những ngày vừa qua chính là tin từ " ông trùm" Facebook. Theo đó, tính năng Groups sẽ chỉ còn 2 chế độ Công khai và Riêng tư, tính năng nhắn tin với các thành viên trong nhóm cũng bị bỏ. Sự thay đổi mới này từ Facebook đang gặp nhiều phản ứng trái chiều khác nhau từ người dùng. Liệu rằng, với tính năng này có giúp 

Từ thông báo ngừng tính năng chat nhóm

Mới đây, Facebook bất ngờ gửi thông báo qua Messenger cho biết các nhóm chat Facebook sẽ ngừng hoạt động kể từ ngày 22/8, người dùng trong các nhóm chat sẽ chỉ đọc được các nội dung trò chuyện trước đó mà không thể tiếp tục nhắn tin.

Tin nhắn thông báo ngừng hoạt động tính năng chat nhóm trên Facebook

Rất nhiều người dùng tỏ ra hoang mang khi nhận được thông báo trên, nhất là những người thường xuyên làm việc qua hình thức online. Với nhiều Facebook-er có tính chất công việc teamwork cao, hay phải sử dụng các group chat để trao đổi công việc thì hành động gỡ tính năng này của Facebook được cho là sẽ gây rắc rối lớn, ảnh hưởng không hề nhỏ đến công việc.

Thay vì ba chế độ quản lý thông tin như trước bao gồm Công khai (Public), Đóng (Closed) và Bí mật (Secret), tính năng nhóm trên mạng xã hội này sẽ chỉ còn lại hai chế độ Công khai (Public) và Riêng tư (Private). Riêng tư sẽ gộp chung hai chế độ Closed và Secret. Chỉ có thành viên mới có thể biết ai khác trong nhóm và những gì đã được họ chia sẻ lên. Bên cạnh đó, người dùng còn có thêm 2 tuỳ chọn Hiện (Visible) thông tin và nội dung trong Group, cho phép mọi người có thể tìm kiếm ra nhóm, giống với chế độ Đóng (Closed) lúc trước. Còn bảo mật hơn cả là tuỳ chọn Hidden, chỉ cho phép thành viên tìm kiếm được Groups, tương tự như chế độ Mật (Secret) trước kia.

Thay đổi này được cho là giúp người quản trị và các thành viên đảm bảo được thông tin của mình theo đúng nhu cầu, tránh trường hợp thiết lập nhầm và không bảo vệ được thông tin.

Đến thực hư câu chuyện này

Theo nguồn tin từ cộng đồng công nghệ lên tiếng khẳng định rằng không có chuyện Facebook ngừng tính năng chat nhóm trên Messenger. Theo đó, thông báo này chỉ hướng tới các nhóm chat có liên kết với các Group Facebook mà thôi. Điều đó có nghĩa là các box chat với bạn bè trên Messenger không liên kết với Group Facebook vẫn hoạt động bình thường.

Được biết, tính năng liên kết các nhóm chat với các Group Facebook đã có từ lâu, cho phép các admin hay moderator quản trị Group Facebook có thể tạo ra một box trò chuyện, và tất cả mọi thành viên của Group Facebook đều có thể tham gia câu chuyện.

Hiện tại, Facebook chưa đưa ra thêm lời giải thích nào cho thông báo có phần không rõ ràng và dễ gây hiểu lầm trên của mình.

Trước đó, Facebook đã bị cáo buộc sử dụng ứng dụng nhắn tin Messenger để nghe lén người dùng.

Theo báo cáo mới nhất từ Bloomberg, Faceboook đã chi một số tiền khá lớn để thuê các nhà thầu bên thứ ba ghi lại các đoạn clip âm thanh trên Messenger của mọi người, sau đó chuyển thành văn bản với mục đích cải thiện AI.

Động thái này đã gây tạo ra làn sóng tức giận của người dùng Facebook trên toàn thế giới. Ngay sau đó, hãng truyền thông xã hội này phải ra thông báo rằng, họ đã dừng chương trình nghe lén của mình.

Tạm kết

Thật ra việc ngưng tính năng khởi tạo chat nhóm chỉ áp dụng với các trang nhóm (page) chứ không phải với ứng dụng Messenger. Điều đó có nghĩa là những nhóm chat được khởi tạo từ ứng dụng Messenger (kể cả trên ứng dụng di động lẫn trên web) sẽ không bị ảnh hưởng. Những nhóm chat (tạo ra từ Messenger) hiện hữu vẫn hoạt động bình thường, và người dùng vẫn có thể tạo nhóm chat mới dễ dàng. Người dùng trong nhóm Facebook cũ chỉ có thể đọc lại các nội dung cũ chứ không thể tiếp tục nhắn tin, trò chuyện nữa. Dù vậy, việc thông báo xuất hiện ở ứng dụng Messenger đã khiến không ít người hiểu nhầm Facebook sẽ bỏ tính năng chat nhóm nhiều người trên chính Messenger.

Phương Thảo - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.