Thực Phẩm Chức Năng Là Gì? Và Những Điều Chưa Biết

24 Thg 05

Thực phẩm chức năng là gì? Thực phẩm chức năng khác gì so với thực phẩm truyền thống? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi xem quảng cáo trên truyền hình hiện nay. "Sản phẩm này không phải là...

Thực phẩm chức năng là gì? Thực phẩm chức năng khác gì so với thực phẩm truyền thống? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi xem quảng cáo trên truyền hình hiện nay.

"Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh".

Đây là một câu trần thuật đơn đã rất quen thuộc với tất cả mọi người, khi nó được xuất hiện đi kèm cùng những sản phẩm được quảng cáo với tác dụng bồi bổ sức khỏe. Và ai cũng hiểu rằng, đó không phải là Thuốc, mà đó là Thực phẩm chức năng. Vậy Thực phẩm chức năng là gì và đâu là những tác dụng thực sự của nó? Hãy cùng Marketing AI tìm hiểu tất cả những điều mà có thể bạn chưa biết về thực phẩm chức năng qua bài viết dưới đây nhé.

Thực phẩm chức năng là gì?

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về Thực phẩm chức năng.

Để thống nhất, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đề xuất định nghĩa như sau: Thực phẩm chức năng là thực phẩm (hay sản phẩm) có tác dụng hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng là gì? Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì?

>> Tìm hiểu thêm về: Thị Trường Thực Phẩm Chức Năng Tại Việt Nam

Một số tên thường gọi của thực phẩm chức năng:

  • Thực phẩm chức năng
  • Thực phẩm bổ sung (khoáng chất – vi ta min) – Food Supplement, Dietary Supplement.
  • Sản phẩm bảo vệ sức khỏe – Health Produce
  • Thực phẩm đặc biệt – Food for Special Use.
  • Sản phẩm dinh dưỡng Y học – Medical Food.
  • Thực phẩm thuốc – Food – Drug

Đặc điểm chung của Thực phẩm chức năng là gì?

Nằm lòng khái niệm về thực phẩm chức năng là gì, bây giờ hãy cùng tham khảo những đặc điểm chung mà các loại thực phẩm chức năng đều có nhé.

  1. Sản xuất, chế biến dựa theo công thức.
  2. (Có thể) loại bỏ chất bất lợi và bổ sung chất có lợi.
  3. Có tác dụng tới một (hay nhiều) chức năng của cơ thể.
  4. Có lợi ích với sức khỏe nhiều hơn lợi ích dinh dưỡng cơ bản.
  5. Có nguồn gốc từ tự nhiên như: động vật, thực vật, khoáng vật.
  6. Được đánh giá đầy đủ về: tính chất lượng, tính an toàn, tính hiệu quả.
  7. Sử dụng được thường xuyên, liên tục, không có tai biến cũng như tác dụng phụ.
  8. Nhãn sản phẩm được ghi theo quy định ghi nhãn.

Phân biệt thực phẩm chức năng và thực phẩm truyền thống

Để phân biệt giữa hai khái niệm thực phẩm chức năng là gì và thực phẩm truyền thống là gì, mời các bạn hãy cùng tham khảo những thông tin sau đây:

Thực phẩm chức năng được hiểu như là khoảng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, nên còn gọi là thực phẩm thuốc (Food- Drug).

Nguồn gốc của thực phẩm chức năng: từ sản phẩm cây cỏ và sản phẩm động vật tự nhiên, do đó có cùng nguồn gốc với thuốc y học cổ truyền dân tộc.  Đối với các nước không có nền Y học cổ truyền (còn gọi là Đông y) thì tất cả các dạng sản phẩm Y học cổ truyền được sản xuất hiện đại hơn và đổi thành (gọi là) thực phẩm chức năng, sản phẩm chức năng với hàm lượng hoạt chất, vi chất ở mức xấp xỉ nhu cầu của cơ thể hàng ngày.

Hiệp hội Thưc phẩm Chức năng Việt Nam đã đưa ra các tiêu chí so sánh cụ thể như sau:

STT Tiêu chí Thực phẩm Truyền thống Thực phẩm chức năng
1 Chức năng
  1. Cung cấp các chất dinh dưỡng.
  2. Thỏa mãn về nhu cầu cảm quan.
  1. Cung cấp các chất dinh dưỡng.
  2. Chức năng cảm quan.
  3. Lợi ích vượt trội về sức khỏe (giảm cholesterol, giảm HA, chống táo bón, cải thiện hệ VSV đường ruột…)
2 Chế biến  Chế biến theo công thức thô (không loại bỏ được chất bất lợi)  Chế biến theo công thức tinh (bổ sung thành phần có lợi, loại bỏ thành phần bất lợi) được chứng minh khoa học và cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
3 Tác dụng tạo năng lượng Tạo ra năng lượng cao Ít tạo ra năng lượng
4 Liều dùng  Số lượng lớn  Số lượng rất nhỏ
5 Đối tượng sử dụng  Mọi đối tượng  Mọi đối tượng;

Có định hướng cho các đối tượng: người già, trẻ em, phụ nữ mãn kinh…

6 Nguồn gốc nguyên liệu  Nguyên liệu thô từ thực vật, động vật (rau, củ, quả, thịt, cá, trứng…) có nguồn gốc tự nhiên  Hoạt chất, chất chiết từ thực vật, động vật (nguồn gốc tự nhiên)
7 Thời gian & phương thức dùng  Thường xuyên, suốt đời.

Khó sử dụng cho người ốm, già, bệnh lý đặc biệt

 Thường xuyên, suốt đời.

Có sản phẩm cho các đối tượng đặc biệt.

Sự khác biệt giữa thực phẩm chức năng và thực phẩm truyền thống là gì? Thực phẩm chức năng có tốt không?

Phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc

Để giúp mọi người hiểu rõ được sự giống và khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng là gì, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cũng đã có những so sách hết sức cụ thể như sau:

STT Tiêu chí Thực phẩm chức năng Thuốc
1 Định nghĩa  Là sản phẩm dùng để hỗ trợ (phục hồi, tăng cường và duy trì) các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng cường đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.  Là chất hoặc hỗn hợp chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chuẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể, bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế trừ TPCN.
2 Công bố trên nhãn của nhà sản xuất  Là TPCN (sản xuất theo luật TP)  Là thuốc (vì SX theo luật dược)
3 Hàm lượng chất, hoạt chất  Không quá 3 lần mức nhu cầu hàng ngày của cơ thể  Cao
4 Ghi nhãn  Là TPCN

Hỗ trợ các chức năng của các bộ phận cơ thể.

 Là thuốc;

Có chỉ định, liều dùng, chống chỉ định

5 Điều kiện sử dụng  Người tiêu dùng tự mua ở chợ, siêu thị  Phải có chỉ định, kê đơn của bác sĩ
6 Đối tượng dùng  Người bệnh

Người khỏe

 Người bệnh
7 Điều kiện phân phối  Bán lẻ, siêu thị, trực tiếp, đa cấp  Tại hiệu thuốc có dược sĩ- Cấm bán hàng đa cấp
8 Cách dùng - Thường xuyên, liên tục.

- Không biến chứng, không hạn chế

- Từng đợt,

- Nguy cơ biến chứng, tai biến

9 Nguồn gốc, nguyên liệu Nguồn gốc tự nhiên - Nguồn gốc tự nhiên,

- Nguồn gốc tổng hợp.

10 Tác dụng Tác dụng lan tỏa, hiệu quả toả lan.

Không có tác dụng âm tính

Tác dụng chữa 1 chứng bệnh, bệnh cụ thể. Có tác dụng âm tính

Sự giống nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng là gì? Cách uống thực phẩm chức năng cho phù hợp

Như vậy, Thực phẩm chức năng là những loại sản phẩm có thể được mua tại các nhà thuốc, siêu thị nhưng không cần kê đơn và không có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Do đó, cần phải sử dụng Thực phẩm chức năng thật an toàn và thận trọng để phát huy các mặt lợi và tránh xa các mặt hại mà Thực phẩm chức năng có thể mang lại.

Dưới đây là một số lưu ý từ bác sĩ về các mặt lợi và hại của Thực phẩm chức năng.

Lợi ích của thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng đem đến cho cơ thể rất nhiều những lợi ích quý giá. Vậy những lợi ích đó của thực phẩm chức năng là gì?. Đó là:

Bổ sung nhanh chóng chất dinh dưỡng và các chất có tác dụng chức năng mà cơ thể không được cung cấp đầy đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày.

- Có thể tạm thời thay thế bữa ăn khi không có điều kiện ăn uống bình thường (như khi ở môi trường thiếu thốn thực phẩm hoặc không thể ăn được vì lý do bênh tật).

- Các chế phẩm đều ở dạng tinh chế rất tiện lợi, dễ sử dụng và bảo quản.

- Có nhiều sản phẩm để chọn lựa phù hợp với tình trạng cơ thể từng người.

- Mua và dùng dễ dàng không cần phải có thầy thuốc khám bệnh kê toa.

- Khi sử dụng thực phẩm chức năng, người sử dụng sẽ có ý thức chăm lo cho sức khoẻ, thay đổi thói quen để có chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh có lợi cho sức khoẻ hơn.

- Nguồn cung cấp dồi dào thường xuyên, mạng lưới rộng khắp.

- Người dùng được khuyến khích dùng theo kiểu bán hàng đa cấp, mua càng nhiều càng rẻ và được hưởng tiền chiết khấu nếu giới thiệu thêm được khách hàng nên có thể kiếm thêm thu nhập.

Lợi ích của thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng gồm những loại nào? Lợi ích của những loại thực phẩm chức năng

Một số mặt hại của thực phẩm chức năng bạn cần biết

Bên cạnh những mặt có lợi, thì khi quyết định sử dụng thực phẩm chức năng bạn cũng cần lưu ý đến những mặt hại của nó. Cùng xem những mặt hại của thực phẩm chức năng là gì nhé:

- Các cơ quan quản lý về y tế và sức khoẻ trên thế giới cũng như Việt Nam đã có những quy định về việc quản lý chất lượng thực phẩm chức năng và ngăn cấm những quảng cáo quá mức, sai sự thật. Các sản phẩm thực phẩm chức năng với những lời ca ngợi có cánh, kiểu giới thiệu lập lờ khiến người tiêu dùng khó có thể có sự chọn lựa đúng đắn cho mình. Ngay với Omega-3, sản phẩm được công nhận là cần thiết cho phát triển của não, ngăn ngừa các rối loạn mỡ máu và các bệnh tim mạch, nhưng nhà sản xuất vẫn bị cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ bắt ngừng quảng cáo vì dùng chữ "phát triển trí não".

- Cách cung cấp kiểu bán hàng đa cấp với mục đích lôi kéo người mua bằng mọi giá để kiếm lợi dễ mang đến những thông tin thiếu chính xác và ngộ nhận. Nhất là với những "tiếp thị viên"  không có kiến thức y học, thậm chí thiếu kiến thức văn hoá thông thường thì sự truyền đạt giới thiệu dễ thiên lệch và sai sót.

- Những hiểu biết không đúng đắn có thể khiến người dùng thực phẩm chức năng bỏ quên bữa ăn thông thường, lấy thực phẩm chức năng thay thế cho nguồn dinh dưỡng từ những thực phẩm tự nhiên. Nghĩa là dẫn từ chế độ ăn chưa hợp lý một cách vô tình đến chế độ ăn mất cân đối một cách chủ ý.

- Sự nguy hại còn lớn hơn nếu người tiêu dùng lấy thực phẩm chức năng thay thế thuốc chữa bệnh. Sự ngộ nhận này có nguyên nhân từ những quảng cáo thổi phồng quá mức và những chế phẩm thực phẩm chức năng được sản xuất và đóng gói tương tự như các dược phẩm. Mặc dù Bộ Y tế đã cấm kê toa và cấm quảng cáo sử dụng thực phẩm chức năng thay thuốc điều trị nhưng việc loại trừ hết những sai sót này là hết sức khó khăn.

Một số mặt hại của thực phẩm chức năng bạn cần biết

Tác hại của thực phẩm chức năng là gì? Thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung

- Mặt khác nếu hiểu thực phẩm chức năng là vô hại rồi dùng quá nhiều, dùng kéo dài liên tục nhiều tháng nhiều năm thì ngoài việc tốn kém tiền bạc còn mang lại nhiều tác hại không nhỏ. Tác hại trước hết là làm rối loạn quá trình đồng hoá trao đổi chất trong cơ thể do liên tục phải tiếp nhận dư thừa nhiều loại chất bổ và chất dinh dưỡng. Năng lượng dư thừa được kết hợp với các chất dư thừa khác để dự trữ trong cơ thể làm mỡ máu tăng cao và mô mỡ dự trữ cũng phì đại, đường huyết tăng và các sản phẩm oxy hoá cũng tăng theo, gây tác hại đến nhiều cơ quan bộ phận, đẩy nhanh quá trình lão hoá của cơ thể.

- Tuy không được coi là thuốc nhưng thực phẩm chức năng cũng có khả nảng gây các phản ứng dị ứng cho người dùng từ nhẹ đến nặng, thậm chí gây sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng.

- Quá mê tín thực phẩm chức năng mà coi nhẹ việc thay đổi thói quen ăn uống, cải thiện điều kiện sống và lối sống thì không những không ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tật mà cũng không thể duy trì được tình trạng sức khoẻ cần thiết cho một cuộc sống bình thường.

Tổng kết

Như vậy, chúng tôi đã giải đáp cho các bạn câu hỏi Thực phẩm chức năng là gì và những thông tin liên quan đến nó. Thực phẩm chức năng ngày nay rất đa dạng và được nhập khẩu từ các thị trường uy tín về chất lượng như Mỹ, Châu Âu. Vấn đề của các doanh nghiệp kinh doanh Thực phẩm chức năng nằm ở câu chuyện thương hiệu: Làm thế nào để người tiêu dùng biết tới mình, và làm thế nào để gây dựng lòng tin từ người tiêu dùng, nhờ các hoạt động truyền thông quảng bá không chỉ tiếp cận theo lối truyền thống mà còn cần sự hỗ trợ từ Digital Marketing. Đó sẽ là đòn bẩy thương hiệu mạnh mẽ thúc đẩy tầm nhận diện của các doanh nghiệp Thực phẩm chức năng nói riêng và các doanh nghiệp Dược phẩm nói chung. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết "Thực phẩm chức năng là gì và những điều chưa biết" của MarketingAI chúng tôi.

Tổng hợp từ IMC.net và VnExpress.

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.