Thương hiệu Karaoke Arirang chính thức bị khai tử tại thị trường Việt Nam

16 Thg 07

Arirang là một thương hiệu đến từ Việt nam với thâm niên hoạt động gần 30 năm, mảng kinh doanh chính của thương hiệu là các sản phẩm điện tử Karaoke. Thế nhưng, chỉ mới 5 năm trước thôi, đây còn là thương hiệu danh giá được nhiều tập đoàn khác ngỏ ý mua lại, thì thời điểm hiện tại nó đã chính thức bị khai tử khỏi thị trường. Vậy nguyên do chính dẫn tới quyết định này của công ty chủ quản Masco là gì?

Arirang - Từ đỉnh cao thành công đến tận cùng của thất bại

Arirang là một thương hiệu Việt Nam được công ty Cổ Phần Dịch Vụ Phú Nhuận (MASECO) xây dựng và phát triển lên với hơn 20 năm. Đồng thời, sản phẩm được sản xuất ngay tại chính quê hương Việt. Arirang chuyên sản xuất và kinh doanh những sản phẩm điện tử như đầu karaoke kỹ thuật số, Amply, loa,Tivi,... nhận được tín nhiệm, sử dụng vô cùng rộng rãi trong và ngoài nước, trên 10 năm liên tiếp được người tiêu dùng ưu ái và bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Thêm vào đó, hãng còn thu về lợi nhuận lớn cho công ty mẹ MASECO và nhiều năm nhiều được đứng top 1000 công ty nộp thuế nhiều nhất cho nhà nước. 

(Nguồn: VnExpress International)

Thế nhưng, ai ngờ một thương hiệu 5 năm trước thôi còn được nhiều tranh chấp và tốn biết bao giấy mực của báo chí. Đến hiện tại nó đã bị khai tử và hoàn toàn sẽ biến mất khỏi thị trường. Từ một thương hiệu đứng hàng top tại Việt Nam, giờ hãng gần như mất trắng trên bản đồ kinh doanh Việt. Chuyện quái gì đang xảy ra với hãng vậy?

Cuộc "tháo chạy" của ông ty chủ quản khi khai tử thương hiệu Karaoke Arirang

Biên bản họp thường niên năm 2019 của Công ty cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận (Maseco, mã chứng khoán: MSC) - đơn vị sở hữu thương hiệu Arirang - cho biết sẽ đóng ngành nghề kinh doanh hàng điện tử, đồng thời thanh lý toàn bộ hàng tồn kho.

Từ cái tên đình đám trên thị trường, liên tiếp hai năm gần đây, Arirang trở thành gánh nặng với kết quả hoạt động thua lỗ, cùng hàng trăm tỷ đồng hàng tồn kho khó thanh lý. Năm 2014, hàng điện tử giúp Maseco có gần 700 tỷ đồng doanh thu với biên lợi nhuận gần 31%, nhưng bốn năm sau đó, lĩnh vực này đem về chưa tới 175 tỷ đồng doanh thu và báo lỗ hơn 50 tỷ đồng.

(Nguồn: VnExpress)

Từ những khó khăn đó, công ty quyết định thoái vốn tại các công ty như: Công ty Arirang Hà Nội, công ty điện tử Phương Đông, Công ty Alo460.... Hơn nữa các doanh nghiệp có liên quan đến thương hiệu karaoke Arirang là Công ty TNHH thương mại  điện tử Arirang và Công ty TNHH truyền thông đa phương tiện Arirang được ghi nhận trong báo cáo tài chính riêng quý 1-2019 là tỷ lệ sở hữu 0% và đang hoàn tất thủ tục giải thể.

Có thể thấy thất bại của thương hiệu Karaoke Arirang nằm ở việc, hãng không đầu tư đúng về mặt Marketing cũng như các gói PR truyền thông một cách đúng mực. Điều đáng tiếc nhất là từ một thương hiệu danh giá trên thị trường điện tử, thì giờ đây hãng đã bị khai tử. Sản phẩm của hãng ở mức khá tốt, nhưng dần dần bởi sự truyền thông quá mạnh từ những đối thủ cạnh tranh, và hãng quá kém về mảng PR nên từ từ hãng bị "lu mờ" đi và chịu lỗ trong mấy năm trở về đây. Arirang cũng một phần khiến cho cổ phiếu của công ty mẹ MASECO bị tụt giảm đi trông thấy, và sau khi tuyên bố khai tử, nó còn giảm mạnh nữa, hiện đang ở mức giá 17.500 đồng/cổ phiếu.

Báo cáo các cổ đông năm 2018, MSC thừa nhận: "Tình trạng tồn kho hàng điện tử giá trị cao, hàng hóa đã lạc hậu kỹ thuật, lỗi mốt, lỗi thời, chậm luân chuyển do không còn phù hợp với nhu cầu thị trường".

(Nguồn: Tuổi trẻ)

Sau nhiều năm liền đi xuống, cùng với vị thế không như xưa, công ty cho biết sẽ dừng mảng hàng điện tử, cùng với đó là thoái vốn tại hàng loạt doanh nghiệp phân phối khu vực miền Bắc và miền Trung. Lĩnh vực này cũng dự kiến tiếp tục lỗ 50 tỷ đồng trước khi chính thức dừng hoạt động. 

Dịch vụ Phú Nhuận không nêu rõ việc chuyển nhượng hay từ bỏ thương hiệu Arirang, tuy nhiên những động thái này đã cho thấy một phần cái kết của thương hiệu hàng điện tử karaoke đình đám một thời. Thời gian tới, MSC cho biết sẽ tập trung vào mảng kinh doanh bất động sản và kinh doanh ôtô, mục tiêu tái cơ cấu toàn bộ hoạt động để có lãi trở lại từ năm 2020.

Xem thêm: Báo giá truyền thông, PR trên Việt Nam mới (vietnammoi.vn): Kênh thông tin Xã hội, Đời sống dựa trên nhu cầu người dùng Xem thêm: Báo giá truyền thông, bài PR trên VietnamBiz: Kênh thông tin Tài chính và Hàng hóa

Tạm kết

Có thể nói đây được coi là minh chứng cho việc chủ quan trong công tác làm thương hiệu, khi mà hãng đã quá ảo tưởng vào danh tiếng một thời điểm mà không định vị được mình ở đâu trong dài hạn. Chính vì thế, Arirang sẽ là một bài học cho các thương hiệu khác cần tập trung hơn vào công tác xây dựng sức khỏe thương hiệu bền vững với công chúng.

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Tổng hợp

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.