TikTok “bật mí” thuật toán đề xuất nội dung cho các người dùng bung sức sáng tạo

15 Thg 09

Tháng 3 năm 2020, TikTok đã công bố kế hoạch ra mắt “Trung tâm minh bạch” - nơi kiểm duyệt nội dung nhằm gia tăng sự minh bạch cho các nhà quản lý, báo giới và chính trị gia. Nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu nền tảng này hoạt động ra sao cũng như các thông tin chi tiết về các thuật toán, quy trình kiểm duyệt nội dung,...

Dự án này nhằm giải quyết những ý kiến tiêu cực về quy trình nội bộ của ứng dụng, tuy nhiên nó lại không phát huy được hiệu quả do những ảnh hưởng của COVID-19. Vì vậy trong tuần vừa qua, TikTok đã phác thảo chân dung “Trung tâm minh bạch” mới của mình, mở cửa đón một số nhà báo và tiết lộ về cách hoạt động của nền tảng.

Theo chia sẻ của Axios, đây là một số những điểm chính về sự đổi mới này:

Khi người dùng mở TikTok, điều đầu tiên họ thấy sẽ là 8 video phổ biến có các xu hướng, âm nhạc và chủ đề khác nhau. Sau đó, thuật toán của TikTok sẽ tiếp tục cung cấp cho người dùng các lần lặp lại của 8 video trên dựa trên video mà người dùng tương tác và những hành động của họ.

Trái với những nền tảng xã hội khác, TikTok không bị giới hạn nội dung trong phạm vi những người bạn theo dõi. Người dùng TikTok bị chi phối nhiều hơn bởi các xu hướng phổ biến. Điều này thể hiện rõ ở cách TikTok hiển thị đến người dùng những bài đăng quan trọng, thịnh hành từ một số danh mục, sau đó tùy chỉnh nguồn cấp dữ liệu dựa trên danh mục người dùng tương tác nhiều nhất.

Như TikTok cũng từng chia sẻ trước đây, sự tương tác đó dựa trên:

  • Tương tác trực tiếp: Nhận xét, thích, theo dõi và chia sẻ.
  • Tỷ lệ hoàn thành: Nếu bạn xem một clip từ đầu đến cuối.
  • Thông tin video: Clip có bao gồm phụ đề, âm thanh và bài hát cụ thể hay không, hashtag,...
  • Cài đặt thiết bị và tài khoản: Đây là một yếu tố ảnh hưởng ít hơn trong việc xác định phạm vi tiếp cận, nhưng TikTok cũng xem xét các yếu tố như tùy chọn ngôn ngữ, cài đặt quốc gia và loại thiết bị di động của người dùng.

Sau khi TikTok thu thập đủ dữ liệu về người dùng, ứng dụng có thể tập hợp sở thích của người dùng liên quan đến những người dùng tương tự và nhóm họ thành một cụm. Đồng thời, ứng dụng này cũng nhóm các video thành cụm dựa trên các chủ đề tương tự, chẳng hạn như bóng rổ hoặc động vật,...

Vì vậy, thuật toán của TikTok không phải là thúc đẩy người dùng follow nhiều hơn mà lọc người dùng vào các danh mục nội dung. Dựa trên những biểu đồ tương tác, TikTok sẽ xác định người dùng có nhiều khả năng quan tâm đến một số nội dung nhất định, và xác định từ những gì mà nhiều người dùng khác có cùng sở thích đã tương tác. Những thuật toán trên các nền tảng xã hội khác cũng thực hiện điều tương tự, nhưng hệ thống TikTok dựa trên chủ đề nhiều hơn, thay vì nhắc người dùng theo dõi một số tài khoản nhất định.

Điều này mang lại nhiều cơ hội cho những người dùng có phạm vi tiếp cận lớn. Logic của TikTok nhằm mục đích tránh sự dư thừa gây ra những khó chịu cho người dùng, ví dụ như xem nhiều video có cùng một bản nhạc hoặc cùng một người sáng tạo.

Trong khi hầu hết các thuật toán mạng xã hội khác đều tập trung vào việc hiển thị nhiều hơn những gì người dùng đã tham gia, hệ thống của TikTok lại thực hiện các bước tích cực để giữ cho mọi thứ luôn mới mẻ.

Và thuật toán này đã tạo ra hiệu quả, TikTok đã tăng từ 54 triệu người dùng lên 689 triệu trong vòng hai năm.

Ngoài ra, TikTok cũng chia sẻ rằng họ đang kiểm tra tác động của bộ lọc, hành động này có thể được hỗ trợ bởi các thuật toán học và hiểu sở thích của người dùng. TikTok nhận thức được điều này có thể dẫn đến sự phổ biến của thông tin sai lệch, vì vậy nền tảng này cũng đang nỗ lực để loại bỏ các thông tin sai lệch.

Cách tiếp cận của nền tảng này tương đối thú vị, TikTok sẵn sàng tiết lộ cách hoạt động, đồng thời nó cũng gợi ý rằng TikTok tự tin rằng hệ thống của mình không dễ dàng bị sao chép.

Hiện nay, các cuộc đàm phán bán lại TikTok đang được tổ chức theo những quy định mới của Chính phủ Trung Quốc, hạn chế việc bán các kỹ thuật công nghệ, bao gồm cả thuật toán trong các giao dịch nước ngoài. Nếu không có thuật toán, sẽ không thể tạo nên một “TikTok thứ hai”, điều này khiến TikTok trở nên hấp dẫn hơn.

Trong quãng thời gian chờ đợi xem liệu TikTok có thể ở lại Hoa Kỹ không, lưu ý này sẽ cung cấp một số ý tưởng chiến lược cho những thương hiệu, những người sáng tạo nội dung tiếp tục khai thác và phát huy tối đa sự hiện diện của họ trên nền tảng video giải trí này.

Huyền Nguyễn - Marketing AI

Theo Social Media Today

>> Có thể bạn quan tâm: Story Instagram hiển thị trên nền tảng Facebook: Doanh nghiệp x2 cơ hội tiếp cận khách hàng
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.