TikTok chạy thử nghiệm quảng cáo mua sắm trực tuyến tại Mỹ

19 Thg 11

Trong xu thế phát triển chung của mạng xã hội, mỗi nền tảng lớn hiện nay đều đang cố gắng thấu hiểu hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Với Snapchat, đó là những lần thử nghiệm với thương hiệu Jordan hoặc Adidas hay Pinterest với những quảng cáo cá nhân hóa dựa trên những gì người dùng lưu giữ. Các nền tảng khác như Google hay Instagram cũng đang mở rộng bằng những quảng cáo cho phép mua sắm hoặc các tùy chọn thanh toán. Với nền tảng TikTok, ứng dụng mạng xã hội đang cực phổ biến và thịnh hành trong giới trẻ cũng không nằm ngoài xu hướng này khi đã bắt đầu thử nghiệm quảng cáo mua sắm trực tuyến ở Mỹ và tạo cơ hội cho các thương hiệu trải nghiệm dịch vụ quảng cáo trên nền tảng của mình.

Ví dụ với Hollister, họ đang chạy quảng cáo video trên nền tảng TikTok và khuyến khích người dùng mua sắm ngay cả khi đang trải nghiệm ứng dụng. Bằng cách click vào nút "Shop now", ứng dụng sẽ điều hướng người dùng đến các cửa hàng mua sắm trực tuyến, giúp người dùng vừa có thể mua sắm ngay trong ứng dụng TikTok.

Michael Scheiner, phó chủ tịch cấp cao phụ trách Marketing của Hollister cho biết: Họ đã sử dụng nền tảng này trong khoảng 1 tháng và  đang đo lường mức độ tham gia, phạm vi tiếp cận và lưu lượng truy cập. Mặc dù những con số cụ thể không được chia sẻ nhưng Michael Scheiner cho biết công ty đang rất hài lòng với kết quả đạt được khi sử dụng nền tảng này.

Lesley Park, chiến lược gia cao cấp của Tập đoàn Wunderman Thompson (cơ quan kỹ thuật số toàn cầu với 200 văn phòng tại 70 quốc gia) cho biết, không quá sớm để một thương hiệu như Hollister tận dụng một nền tảng như TikTok và tìm hiểu về hành vi mua sắm của thế Gen Z.  Báo cáo của Variety vào tháng 10 năm 2018 cho thấy, ứng dụng mạng xã hội TikTok đã được tải xuống 80 triệu tại Mỹ và con số này vẫn tăng liên tục qua từng ngày.

Hiện tại, TikTok cung cấp cho các thương hiệu định dạng quảng cáo video xuất hiện xen kẽ với những nội dung do người dùng tạo ra đi kèm với hashtag thương hiệu. Từ đó, họ khuyến khích người dùng tạo ra những video của riêng bản thân sử dụng hashtag thương hiệu cũng như Tiktok sẽ mang đến dạng quảng cáo chiếm trọn toàn bộ, nghĩa là một quảng cáo toàn màn hình sẽ xuất hiện khi một người dùng mở ứng dụng TikTok lần đầu.

Cả hai định dạng quảng cáo này để sẽ đi kèm những đường link để dẫn người dùng tới trang mua sắm của thương hiệu ở ngoài TikTok, giúp thương hiệu thúc đẩy người dùng mua sắm ngay trên điện thoại. Theo báo cáo của Adweek mới đây, chi phí cho định dạng quảng cáo chiếm trọn toàn bộ nằm ở mức $50,000 đến $100,000 trong khi dạng quảng cáo hashtag thương hiệu được bán với giả $150,000 cho 6 ngày quảng cáo.

Noah Mallin, người phụ trách nội dung và trải nghiệm tại Wavemaker cho biết bản thân ông ấy không ngạc nhiên nếu những định dạng quảng cáo cho phép mua sắm ngay trong ứng dụng như TikTok trở nên phổ biến trong tương lai.

Những người mua và lập kế hoạch truyền thông đã nói với Adweek rằng TikTok là sự lựa chọn hàng đầu của họ để tiếp cận được nhiều nhất và nhanh nhất với thế hệ trẻ Gen Z. Đây là một nền tảng đặc biệt hấp dẫn cho các thương hiệu và bán lẻ hàng tiêu dùng khi muốn tiếp cận phụ nữ từ 16 đến 24 tuổi, tuy nhiên nó vẫn mới chỉ được thử nghiệm tại Mỹ.

TikTok hiện đang xây dựng thêm nhiều tùy chọn quảng cáo để làm nền tảng của mình để trở nên hấp dẫn hơn với các Marketer. Hiện ứng dụng này đang xây dựng một nền tảng quảng cáo tự đấu giá và rất có thể nó sẽ được đưa vào hoạt động vào mùa hè năm tới. Điều này còn tạo điều kiện cho các nhà hoạch định truyền thông và bản thân nền tảng tạo ra thêm nhiều lựa chọn để trực tiếp tương tác với khách hàng, trong đó nút "Shop now" là một trong số chúng và nó có thể kích thích người dùng mua hàng ngay lập tức.

Bản thân Hollister không phải thương hiệu quần áo đầu tiên thử nghiệm quảng cáo trên TikTok. Thương hiệu Guess từng chạy một chiến dịch Hashtag thương hiệu mang tên #InMyDenim vào năm 2018 hay Gymshark - một công ty chuyên về quần áo thể thao cũng đã ứng dụng TikTok thông qua việc sử dụng Influencers trên nền tảng này.

Tại Trung Quốc, khả năng mua sắm không chỉ là một công cụ quảng cáo mà đó còn là 1 tính năng trong ứng dụng. Vào tháng 12, nền tảng đã tung ra tính năng giỏ hàng mua sắm cho phép những người nổi tiếng tự thiết lập ra trang thương mại điện tử cá nhân và người dùng TikTok có thể vào đó để mua sắm. Xiaofeng Wang, nhà phân tích cao cấp của Forrester cho biết, theo ước tính của cô, hơn 60.000 người có ảnh hưởng và thương hiệu đã sử dụng tính năng giỏ hàng này và các thương hiệu bắt đầu sử dụng nó đã bán hết 100.000 mặt hàng vào ngày Single Day 11.11 - sự kiện mua sắm lớn nhất thế giới.

>> Tham khảo các bài viết liên quan đến: Tiktok Ads
Tạm kết

Tính năng mua sắm trực tuyến đang dần trở thành xu hướng được các trang mạng xã hội đẩy mạnh tích hợp. Không chỉ nhằm tối ưu mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng mà đây còn được xem hữu hiệu để giữ chân người dùng. TikTok đang thử nghiệm tính năng mua sắm trực tuyến tại Mỹ với bước đầu nhận được kết quả khả quan cùng sự ủng hộ rất lớn từ các thương hiệu và nhãn hàng. Trong thời gian tới, ứng dụng đang được yêu thích nhất bởi giới trẻ Gen Z này sẽ còn mở rộng tính năng, hứa hẹn sẽ là điểm đến đầy hấp dẫn không thể chối từ.

Phương Thảo - MarketingAI

Theo Adweek

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.