Tổng quan thị trường FMCG tại Việt Nam tháng 10/2020

11 Thg 12

Mới đây, công ty nghiên cứu thị trường Kantar đã cho ra mắt báo cáo tổng quan ngành hàng FMCG tại Việt Nam trong T10/2020, đưa ra cái nhìn toàn cảnh về thị trường FMCG trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau dịch. Báo cáo tổng hợp và cập nhật những xu hướng phát triển hậu giãn cách xã hội và giai đoạn phục hồi sau đó của ngành hàng FMCG tại 4 thành phố chính và nông thôn Việt Nam, xoay quanh 4 chủ đề chính, bao gồm: tình hình kinh tế Việt Nam, bức tranh FMCG, toàn cảnh thị trường bán lẻ và tiêu điểm. 

1. Tình hình kinh tế Việt Nam và các chỉ số chính

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm hơn năm ngoái do những tác động từ đại dịch. Tuy nhiên, các dấu hiệu phục hồi đã được ghi nhận trong những tháng gần đây, một phần được thúc đẩy bởi những tăng trưởng tích cực từ doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng và sự kiểm soát ổn định của CPI.

Tình hình kinh tế Việt Nam và các chỉ số chính

COVID-19 có tác động tiêu cực đến FDI và hoạt động kinh doanh của các ngành trong năm 2020. Trong khi xuất khẩu và nhập khẩu có kết quả khả quan trong 10 tháng qua.

Tình hình kinh tế Việt Nam và các chỉ số chính

2. Tổng quan bức tranh ngành hàng FMCG

Tăng trưởng FMCG chậm lại trong ngắn hạn, trở lại tốc độ một con số ở cả Thành thị 4 thành phố và Nông thôn. Nhìn chung, thị trường FMCG được dự báo sẽ duy trì mức tăng trưởng lành mạnh từ 8% -10% vào năm 2020.

Tăng trưởng theo ngành hàng

Ngành Thực phẩm đóng gói (CPGs) có một năm đáng chú ý, nhờ sự gia tăng đáng kể của danh mục nấu ăn và đồ ăn nhẹ. Các lĩnh vực khác cũng đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ ở cả Thành thị 4 thành phố và Nông thôn, ngoại trừ Đồ uống được kỳ vọng sẽ phục hồi nhờ những tác động làm sôi sục thị trường cùng những tin tức và cải tiến mới kích cầu chi tiêu mùa push sale cuối năm.

Tổng quan bức tranh ngành hàng FMCG Tăng trưởng theo ngành hàng

Ngành hàng tiêu biểu

Bánh mì đóng gói ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong 10 tháng đầu năm 2020, nhờ vào sự tiện lợi cũng như khả năng cung cấp dinh dưỡng như một bữa ăn thay thế. Ngành hàng này thành công trong việc thu hút thêm người mua mới và gia tăng khối lượng tiêu thụ. Hơn nữa, vẫn còn rất nhiều cơ hội để cho bánh mì đóng gói tiếp tục phát triển hậu đại dịch nhờ nắm bắt các dịp tiêu dùng mới.

Tổng quan bức tranh ngành hàng FMCG Ngành hàng tiêu biểu

3. Toàn cảnh bán lẻ

Tất cả các mô hình bán lẻ hiện đại và truyền thống đều tăng trưởng tích cực. Ngay cả các kênh mới nổi như online và siêu thị mini cũng tiếp tục tăng thị phần với tốc độ nhanh, đẩy nhanh sự phát triển của bán lẻ hiện đại.

Tổng quan bức tranh ngành hàng FMCG Toàn cảnh bán lẻ

4. Tiêu điểm: Tết 2021 sẽ ra sao?

Tổng quan bức tranh ngành hàng FMCG Tiêu điểm: Tết 2021 sẽ ra sao?

Tết là cơ hội lớn nhất cho các nhà sản xuất và thương hiệu bán lẻ FMCG vì tổng doanh thu dịp Tết thường gấp đôi trung bình so với các tháng bình thường, chủ yếu là do có nhiều dịp tặng quà hơn. Tuy nhiên, với ảnh hưởng của đại dịch trong năm nay, liệu sẽ có những thay đổi nào xảy ra? Chi tiêu cho FMCG tăng tốc nhờ nhiều dịp ở nhà hơn hay là kênh online sẽ phát triển nhanh hơn nữa? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong các báo cáo sau MarketingAI gửi tới các bạn, đừng quên theo dõi nhé!

Tô Linh - MarketingAI

Theo Kantarworldpanel

>> Có thể bạn quan tâm: Viễn cảnh ngành Thời trang năm 2021: Liệu ngành công nghiệp xa xỉ này có thể phục hồi trong năm tới không?
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.