Top 7 công cụ tìm kiếm tốt nhất do người dùng bình chọn

29 Thg 09

Công cụ tìm kiếm là một loại hệ điều hành được thiết kế với chức năng tìm kiếm các thông tin trên mạng World Wide Web. Khi người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm, họ sẽ cần phải nhập một từ khóa (keyword) của chủ đề mình cần tìm hiểu để có thể nhận về một bảng kết quả có chức các trang web, hình ảnh, video, địa chỉ bản đồ (đối với tên địa danh),...có liên quan đến chủ đề tìm kiếm đó.

Hiện nay, công cụ tìm kiếm là một mảng thị phần cạnh tranh rất gay gắt trên toàn cầu. Và thông thường, các marketer luôn dành sự ưu tiên hàng đầu cho Google mỗi khi họ muốn tăng lượng traffic trên website của mình bởi không thể phủ nhận rằng, Google đang là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất với trên 70% thị phần người dùng. Tuy nhiên, sự phổ biến đó cũng là trở ngại khi bạn muốn đưa website của mình lên top đầu Google.

Hãy cùng MarketingAI khám phá top 7 công cụ tìm kiếm tốt nhất năm 2018 để có thêm sự lựa chọn cho doanh nghiệp của bạn:

Google

Google đang xếp ngôi đầu bảng với thị phần người dùng trung bình trên toàn thế giới rơi vào khoảng 70%. Bên cạnh đó, Google còn chiếm gần 85% lượng traffic trên Mobile. Vì vậy, với lượng traffic tiềm năng lớn, Google là sự lựa chọn tốt nhất khi doanh nghiệp muốn nhắm đến việc tối ưu hóa kết quả tìm kiếm tự nhiên hoặc tìm kiếm trả tiền.

(Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, hiện nay với một số thay đổi về thuật toán để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, ví dụ như Featured Snippets hay còn gọi là vị trí top 0 trên Google, người dùng không cần click vào bất cứ website nào cũng có thể nắm bắt được thông tin. Lấy ví dụ như bạn tìm kiếm từ khóa SEO là gì, lúc này Google sẽ trả lời bạn bằng một “cái khung” ở vị trí đầu tiên, đứng trên tất cả các công cụ tìm kiếm khác.

Google thường lấy những nội dung này từ content ở những vị trí top đầu công cụ tìm kiếm. Những Featured Snippets này giúp cung cấp thông tin cần thiết cho người dùng ngay lập tức để họ không cần phải bấm vô bên trong bài viết để coi và tìm kiếm. Điều này khiến cho doanh nghiệp khó có thể đạt được lượng traffic như mong muốn.

Bing

Là công cụ tìm kiếm thuộc tập đoàn Microsoft được ra mắt đầu tiên vào năm 2009, đến nay, Bing đã trở thành đối thủ đáng gờm của Google với 33% thị phần người dùng tại Hoa Kỳ đồng thời cũng xếp thứ 3 trong top công cụ tìm kiếm tại đây.

Giao diện của Bing có thể khiến người dùng liên tưởng ngay đến Google, tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất của Bing đó là tính năng “Rewards” giúp người dùng tích điểm mỗi khi tìm kiếm trên Bing, sau đó nó có thể được đổi ra quà tặng hoặc đóng góp cho Tổ chức phi lợi nhuận,...

Baidu

Baidu là công cụ tìm kiếm thành công nhất tại Trung Quốc, chiếm hơn 75% thị phần người sử dụng tại đây. Mặc dù có giao diện tương đồng với Google từ nền trắng, cho đến màu sắc của đường dẫn link và URL. Hiện nay, Baidu đã trở thành công cụ tìm kiếm không thể thiếu đối với người sử dụng tiếng Trung và đặc biệt là những ai có ý định kinh doanh tại thị trường châu Á. Tuy nhiên, Baidu chỉ kiểm duyệt một số hình ảnh nhất định và ngăn chặn các trang web ủng hộ chế độ dân chủ. Vì vậy, nếu so sánh kết quả tìm kiếm với Google thì Google có tính toàn diện hơn.

Yahoo!

Mặc dù phải thừa nhận rằng Yahoo không phải là công cụ tìm kiếm hấp dẫn nhất hiện nay, nhưng nó vẫn đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng này với 3% thị phần người dùng trên toàn thế giới. Điều đáng chú ý ở đây là Yahoo được hỗ trợ bởi Bing, vì vậy kết quả mà người dùng nhận được là khá giống nhau giữa hai công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, Yahoo vẫn có hơn 600 triệu người sử dụng hàng tháng trên Mobile và 1 tỷ người dùng tổng số.

Yandex

Nếu bạn đang nhắm đến việc thu hút lượng traffic lớn tại Nga, Yandex là một sự lựa chọn đáng xem xét bởi đây là công cụ tìm kiếm chiếm tới 65% trong tổng số lượng traffic tại đây. Yandex cũng rất phổ biến tại Ukraine, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ và Belarus. Đặc biệt, người dùng có thể sử dụng Yandex cùng lúc hai ngôn ngữ: Tiếng Anh và Tiếng Nga. Ngoài ra, Yandex còn cung cấp một dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây giúp người dùng có thể tìm kiếm thông tin ngay trên thanh công cụ Yandex.

Ask.com

Với 0,35% lượng traffic hiện có, Ask.com có vẻ chiếm thị phần người dùng khá là “khiêm tốn” so với Bing hay Yahoo!. Tuy nhiên, Ask.com (trước đây là Ask Jeeves) lại vô cùng độc đáo bởi định dạng các câu hỏi và câu trả lời.

Trong khi hầu hết các kết quả tìm kiếm được tài trợ của Ask.com được cung cấp bởi Google, Ask có một thuật toán ủng hộ các tính chuyên môn của câu trả lời hơn là độ phổ biến. Ngoài ra, Ask.com cung cấp một số tính năng độc đáo, như "câu trả lời thông minh", sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để trả lời truy vấn tìm kiếm của ai đó. Nó thực hiện điều này bằng cách kết hợp khai thác dữ liệu tự động và sự biên tập của con người. Nhưng các biên tập viên không viết các câu trả lời,mà chúng được hoạt động như bộ tập hợp và bộ lọc.

DuckDuckGo

Với DuckDuckGo - “công cụ tìm kiếm không theo dõi bạn”, người dùng sẽ không phải bận tâm đến những quảng cáo nhắm mục tiêu hay lo lắng dữ liệu tìm kiếm của mình bị lưu lại. DuckDuckGo không theo dõi, thu thập hoặc lưu trữ bất kỳ thông tin nào của người dùng, vì vậy bạn có thể thỏa thích tìm kiếm những thông tin về địa chỉ mua giày mà sẽ không phải cảm thấy khó chịu bởi quảng cáo của các hãng giày trong ngày tiếp theo. Đáng lưu ý ở đây là DuckDuckGo vẫn có quảng cáo nhưng chúng hoàn toàn không mang tính cá nhân hóa.

Việc điều hướng các kết quả tìm kiếm có vẻ dễ dàng hơn khi thực hiện trên DuckDuckGo bởi giao diện rõ ràng và bạn chỉ có thể tìm thấy một trang trong danh mục kết quả. Với trung bình 26,754,932 lượt tìm kiếm mỗi ngày kể từ tháng 9 năm 2018, DuckDuckGo hứa hẹn có thể sẽ mang lại cho mình thị phần người tiêu dùng cao hơn trong tương lai.

Kết luận

Cuối cùng, điều quan trọng là bạn phải xem xét mọi khả năng, nguồn lực giúp tăng lượng traffic bên cạnh Google khi bắt đầu một chiến lược SEO. Bằng cách đa dạng hóa các lựa chọn của mình, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để đưa website của mình lên trang đầu của danh mục các kết quả tìm kiếm và tiếp cận với những khách hàng tiềm năng.

Theo: Hubspot

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.