Top 5 thương hiệu “khủng” đã từng là của Việt Nam

14 Thg 10

Các thương hiệu mới ở Việt Nam đã bị các ông lớn nước ngoài thâu tóm. Bạn có thấy bất ngờ khi những thương hiệu như kem đánh răng P/S, X-Men… là của người Việt tạo ra không? Vì những lý do khác nhau, nhiều top thương hiệu Việt mới ở Việt Nam đã rơi vào tay người nước ngoài. Dưới đây là top 5 thương vụ chuyển nhượng thương hiệu đáng chú ý nhất.

1. Kinh Đô bán lại cho Mondelez International 

Kinh Đô là một công ty cổ phần chuyên sản xuất và kinh doanh đồ ăn nhẹ tại Việt Nam, với các mặt hàng chính gồm bánh, kẹo và kem. Nhắc đến Kinh Đô, ai cũng nghĩ đây là một trong các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam. Nhưng không!

Kinh Đô được thành lập vào năm 1993 chỉ với 1 phân xưởng nhỏ tại Phú Lâm, Quận 6 với vốn đầu tư 1,4 tỷ VNĐ. Những năm đầu, với chiến lược đúng đắn ông Trần Kim Thành (Chủ tịch Hội đồng Quản trị) đã tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Đến năm 2013, Kinh Đô đã có 4 nhà máy, 5 công ty thực phẩm, 300 nhà phân phối. 200.000 điểm bán lẻ và hơn 7.000 lao động, sản phẩm xâm nhập thị trường hơn 30 quốc gia… chiếm hơn 28% thị phần, trong đó có nhiều sản phẩm dẫn đầu thị trường.

các thương hiệu mới ở Việt Nam

Lễ ký kết giữa Kinh Đô và Mondelez International

Sau nhiều năm thị trường bánh kẹo biến động mạnh, mặc dù đang dẫn đầu thị trường trong nước nhưng Kinh Đô nhận thấy ngành hàng này không còn nhiều cơ hội phát triển như những năm đầu mới thành lập công ty. Do đó, tập đoàn chuyển sang tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư vào một số ngành hàng khác.

Kết quả là Kinh Đô đã “bán mình” cho Mondelez International. Năm 2015, Mondelez International chính thức lộ diện và mua đứt 80% cổ phần của Công ty CP Kinh Đô Bình Dương với giá khoảng 370 triệu USD (gần 8.000 tỷ đồng). Đồng thời, Công ty CP Kinh Đô đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Kido (Kido Corporation).

>>> Xem thêm: Vì sao bánh trung thu Kinh Đô giữ được vị thế vững chắc trên thị trường?

2. Nguyễn Kim bán cho Central Group (Thái Lan)

Nguyễn Kim có mặt trên thị trường từ năm 1996 và năm 2001 chính thức trở thành chuỗi điện máy, với tên gọi Trung tâm mua sắm Sài Gòn - Nguyễn Kim. Đây là một trong những doanh nghiệp bán lẻ điện máy 100% vốn trong nước, do ông Nguyễn Văn Kim sáng lập, và cũng là chuỗi điện máy lớn nhất nước thời điểm này.

Ban đầu, chuỗi điện máy này được quản lý và sở hữu bởi 100% nhân sự người Việt. Nguyễn Kim cũng từng được Tạp chí Retail Asia đánh giá là một trong 3 nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Thống kê của Viện đại học châu Âu (EUI) cho biết năm 2010, Nguyễn Kim chiếm khoảng 27% thị phần bán lẻ điện máy trong nước.

Nguyễn Kim bán cho Central Group
Điện máy Nguyễn Kim về tay Central Group. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, giữa lúc kết quả tăng trưởng còn bỏ ngỏ, báo cáo của Công ty Chứng khoán Bualuang của Thái Lan tiết lộ thông tin Nguyễn Kim bán 49% vốn cho đối tác Thái Lan. Công ty này là Power Buy, đơn vị do Robinson Department Store (thuộc Central Group) nắm 40% cổ phần, và là hệ thống điện máy lớn nhất Thái Lan.

Theo nhiều nguồn tin, doanh nghiệp Thái Lan đã chi ra khoảng 200 triệu USD cho 49% cổ phần tại Công ty NKT, là công ty mẹ của chuỗi điện máy này. Không lâu sau đó, những nhân sự người Thái lần lượt xuất hiện trong ban điều hành NKT và Nguyễn Kim. Tuy nhiên, Đại gia Nguyễn Văn Kim vẫn giữ vai trò Chủ tịch HĐQT công ty này.

3. SABECO bán cho Vietnam Beverage (Thái Lan)

Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn, tên giao dịch Sabeco (Saigon Beer-Alcohol-Beverage Joint Stock Corporation), là một doanh nghiệp cổ phần nằm trong top các thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Mặc dù là công ty cổ phần nhưng Nhà nước vẫn nắm gần 90% vốn điều lệ doanh nghiệp này và Bộ Công Thương đóng vai trò là người đại diện phần vốn Nhà nước tại Sabeco (2016). Tổng Công ty là chủ sở hữu của thương hiệu bia Saigon và 333.

Tháng 12 năm 2017, công ty con của tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi là Công ty TNHH Vietnam Beverage mua trọn 53,59% cổ phần nhà nước chào bán tại Sabeco với giá tiền là 4,8 tỷ USD.

Việc Vietnam Beverage mua thành công toàn bộ 53,59% cổ phần tại Sabeco do nhà nước Việt Nam bán ra, đồng nghĩa là doanh nghiệp Thái Lan đã gián tiếp sở hữu và có quyền chi phối hoạt động của Sabeco, thâu tóm thành công một trong các thương hiệu mới ở Việt Nam có mạng lưới phân phối và hoạt động hiệu quả nhất trong ngành bia rượu tại Việt Nam.

“Bia Sài Gòn” là cái tên quen thuộc của người tiêu dùng Việt, nhưng giờ thuộc về Thái Lan
“Bia Sài Gòn” là cái tên quen thuộc của người tiêu dùng Việt, nhưng giờ thuộc về Thái Lan
>>>Xem thêm: Sabeco từ lúc chuyển giao cho ThaiBev: Nước cờ thành hay bại?

4. Kem đánh răng PS bán cho Unilever

Trong tâm trí các thế hệ người Việt Nam thập niên 70 – 90 thế kỷ XX, P/S là một niềm tự hào của hàng tiêu dùng Việt, là một dấu ấn khó có thể phai mờ.

Nhãn hiệu kem đánh răng P/S được Công ty Hóa phẩm P/S trực thuộc Sở Công nghiệp TP Hồ Chí Minh phát triển từ năm 1975. Sau năm 1975, hai hãng kem đánh răng nổi tiếng lúc bấy giờ là Hynos và Kolperlon sáp nhập lại thành Xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan.

Tuy nhiên, sản phẩm không bán được nên công ty quyết định đổi tên sản phẩm theo tên của kem đánh răng P/S được nhập khẩu về trước đó. Cái tên kem đánh răng P/S bắt đầu được biết đến rộng rãi và nhanh chóng chiếm 60% thị trường vào những năm 1988-1993.

Kinh tế mở cửa, nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào khiến doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn. Tập đoàn Unilever thuyết phục được Công ty Hóa phẩm P/S tham gia liên doanh vào năm 1997, lập ra công ty Elida P/S, cùng khai thác nhãn hiệu P/S.

Lúc này, Công ty Hóa phẩm P/S không còn sản xuất kem đánh răng P/S nữa mà chỉ gia công vỏ hộp kem đánh răng bằng nhôm cho liên doanh này. Unilever yêu cầu công ty P/S phải chuyển từ ống nhôm sang ống phức hợp nhưng lúc này P/S chưa đáp ứng được yêu cầu.

Đến năm 2003, Unilever đã trả 6,5 triệu USD để P/S đầu tư nhà máy sản xuất vỏ nhựa theo đúng yêu cầu của Unilever. Khi nhà máy vận hành, sản phẩm lại không được Unilever chấp nhận do không đáp ứng tiêu chuẩn. Unilever chi thêm 3,5 triệu USD để P/S trả lương công nhân. Đồng thời, Unilever trả 5 triệu USD để mua đứt thương hiệu kem đánh răng P/S. Đến đây, công ty P/S đã không còn liên quan đến sản phẩm kem đánh răng mang tên mình.

P/S chi mạnh quảng cáo trên các kênh truyền hình. TVC minh họa

5. X-Men bán lại cho Marico (Ấn Độ)

Năm 2003, sản phẩm dầu gội đầu X-Men xuất hiện với chiến lược marketing rầm rộ cùng slogan “Đàn ông đích thực” và nhanh chóng trở thành nhãn hiệu dầu gội đầu số 1 dành riêng cho nam giới.

X-Men ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng với việc định hình khái niệm mới về mỹ phẩm thay vì “dùng ké” của nữ giới như thói quen trước đây. Với tên gọi khá tây, nhiều người nghĩ đây là sản phẩm của tập đoàn đa quốc gia nào đó, tuy nhiên sự thực là do công ty hàng gia dụng quốc tế (ICP) của người Việt sản xuất.

Xác định là người đi sau và đứng trên vai người khổng lồ, ICP tiếp cận các tập đoàn hóa chất lớn trong khu vực và thế giới để học hỏi công nghệ, cách thức sản xuất hóa mỹ phẩm thay vì nghiên cứu từ đầu.

Kèm theo tên gọi khác biệt với tư duy người Việt, ICP còn tập trung bài bản vào chiến lược sản xuất toàn diện từ sữa tắm, xà bông, sữa rửa mặt cho đến xây dựng hình ảnh thương hiệu theo hướng văn hóa hào hiệp gắn liền với slogan.

Theo số liệu của Nielsen, có thời điểm X-Men dẫn đầu tại các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam ngành hàng dầu gội và sữa tắm với mức 40-50% thị phần, ngành hàng lăn khử mùi đứng sau Nivea với mức 23%.

Quảng cáo mới nhất của X-MEN. Video

Từ năm 2011 các quỹ đầu tư thoái vốn, ICP cần tìm cho mình nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, cùng ngành nghề. Tháng 3/2011, tập đoàn mỹ phẩm Marico của Ấn Độ mua lại 85% cổ phần ICP nhưng vẫn giữ lại toàn bộ nhân sự điều hành. Đến năm 2014 Marico nắm giữ xấp xỉ 100% quyền biểu quyết tại ICP.

Quyết định rót vốn của Marico đem đến bước ngoặt lớn với ICP. Theo chia sẻ của ông Phan Quốc Công -  người sáng lập ra X-Men, sau 3 năm bán cho Marico doanh thu của công ty này đạt hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi so với trước khi bán.

Không chỉ các thương hiệu mới ở Việt Nam trên, có rất nhiều các thương hiệu mới nổi tại Việt Nam khác đã bán mình cho nước ngoài. Việc chuyển nhượng này là một cách giúp các nhãn hàng mở rộng quy mô kinh doanh và phân phối các sản phẩm thương hiệu Việt trên thị trường rộng hơn, nhưng cũng có thể là giải pháp cứu nguy giúp doanh nghiệp thoát hỏi khủng hoảng, thua lỗ. Trong bối cảnh hội nhập với nhiều cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp cần tích cực đổi mới, xem xét tất cả các yếu tố kinh doanh, cũng như xác định vị thế trên thị trường để có những bước đi đúng đắn nhất.

Elite Vu - MarketingAi

>>> Có thể bạn muốn xem thêm: Top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2021
Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.