Trung Quốc áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để "xử đẹp" những người vô ý thức với môi trường

06 Thg 08

Trung Quốc là một đất nước đông dân và có mức độ ô nhiễm môi trường cực "khủng" trên thế giới. Các nhà chức trách luôn tìm mọi cách để hạn chế những hành vi gây hại đến môi trường của người dân. Người Trung thì cũng nhiều lúc giống người Việt, hay có kiểu tiện đâu vứt đấy. Và đặc biệt là hay "cãi cùn" nếu như bị vi phạm. Nhưng giờ đây thì chẳng thể cãi vào đâu được khi Trung Quốc đã áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt tại các điểm đổ rác của người dân. Cùng MarketingAI tìm hiểu rõ hơn về thông tin này nhé!

Trung Quốc áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt tại các điểm đổ rác

Cụ thể, theo tờ The Beijing News, trên mỗi thùng rác tại các khu vực dân cư ở Bắc Kinh đều được đặt tích hợp thêm máy quét nhận diện khuôn mặt. Các thùng rác này được gọi là "thùng rác thông minh". Thùng thông minh sẽ tự động cân từng loại rác được phân loại đúng quy chuẩn. Sau đó tích điểm vào thẻ tín dụng, thậm chí là đổi quà cho người đi đổ rác nữa. Các quà tặng ấy được liệt kê ra gồm những vật phẩm gia dụng trong gia đình chúng ta như giấy lụa, trứng, muối... Còn khi phát hiện ra hành vi đổ sai rác, không phân loại rác thì người đi đổ rác cũng bị những hình phạt tương ứng với mức độ vi phạm. Động thái áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt được cho là một phần trong kế hoạch kiểm soát và nâng cao ý thức phân loại rác trước khi đổ đi của người dân Trung Quốc.

nhan-dien-khuon-mat-01
Nguồn: The Beijing News

Mặc dù đã có công nghệ nhận diện tại các điểm đổ rác, nhưng hiện tại chương trình ứng dụng công nghệ này vẫn chưa thực sự hoàn toàn bắt buộc. Tức là người dùng vẫn có thể đổ rác mà không cần tới công nghệ này. Ngoài ra, đã có tới hơn 2 ngàn người tại quận Tây Thành đăng ký tham gia áp dụng công nghệ này tự nguyện, theo số liệu từ quan chức địa phương cung cấp.

Theo báo cáo gần đây nhất của Bộ Nhà ở và Phát triển Nông thôn - Đô thị Trung Quốc, vào cuối năm 2020, 46 thành phố lớn phải đồng bộ thiết lập hệ thống phân loại rác thải thông minh. Từ giờ tới thời điểm đó, chắc chắn sẽ có những biện pháp khác sẽ được ra đời tại đất nước đông dân nhất thế giới này. Ở Thượng Hải, chính quyền đặt ra các quy định yêu cầu cư dân phân loại rác ra các loại như rác khô, rác ướt (rác nhà bếp), rác tái chế và chất thải nguy hại. Quy định ấy nhằm thể hiện nỗ lực thúc đẩy việc phân loại, tái chế rác thải ở Trung Quốc. Ngoài ra, để người dân quen hơn với cách thức phân loại mới, những trò chơi sử dụng công nghệ VR còn được xuất hiện trên các dãy phố.

nhan-dien-khuon-mat-02
Nguồn: Zhuanlan

Không chỉ ở Trung Quốc, dường như công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang ngày càng phổ biến rộng rãi và đi sâu vào cuộc sống người dân. Việt Nam còn có công nghệ phạt lỗi giao thông "nguội" mới được đưa vào thực tế gần đây. Còn quay trở lại với Trung Quốc, các thành phố, đặc biệt là khu vực công cộng thì luôn có rất nhiều camera để kiểm soát hành vi trái phép. Những khu nhà chung cư, tập thể của Bắc Kinh thì chỉ có cư dân sinh sống tại đó hoặc những người giao hàng đã được đăng ký mới có thể đi qua cổng vào tự động nhờ vào công nghệ nhận diện khuôn mặt. Hệ thống được nhiều người dân hưởng ứng vì nó đã ngăn chặn kẻ lạ, kẻ xấu đột nhập, đồng thời giảm hành vi cho thuê căn hộ - hành vi bất hợp pháp đối với nhà ở của chính phủ. Hệ thống này đã lưu trữ dữ liệu của khoảng 130.000 cư dân sống trên toàn thành phố Bắc Kinh trong 59 dự án nhà ở công cộng.

>> Xem thêm: Sân bay đầu tiên của Việt Nam sẽ áp dụng AI để nhận diện hành khách: Đó là ai?

Kết

Trong khi các nước phương Tây liên tục "kêu ca" về công nghệ nhận diện khuôn mặt vì họ cho  rằng chúng đang "ăn cắp" quyền riêng tư thì ở Trung Quốc, Nhật Bản và thậm chí là Việt Nam đã có những tư duy chấp nhận và sử dụng rộng rãi công nghệ này. Cũng nhờ công nghệ mà có lẽ các vấn đề môi trường, xã hội được cải thiện đáng kể. Hi vọng Việt Nam sắp tới sẽ có thật nhiều công nghệ như thế này để nâng cao ý thức cho mỗi người dân.

Quang Minh - MarketingAI

Tổng hợp

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.