Truyền thông ngành Dược: Hướng đi nào giúp thương hiệu chiếm trọn niềm tin khách hàng?

19 Thg 06

Cùng với tốc độ phát triển & áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường Dược phẩm, vai trò của các hoạt động truyền thông ngành Dược ngày càng trở nên quan trọng hơn. Vậy truyền thông ngành Dược...

Cùng với tốc độ phát triển & áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường Dược phẩm, vai trò của các hoạt động truyền thông ngành Dược ngày càng trở nên quan trọng hơn. Vậy truyền thông ngành Dược phẩm bao gồm những gì? Và xu hướng truyền thông nào sẽ giúp thương hiệu Dược chiếm trọn trái tim của người tiêu dùng trong thời gian tới?

Truyền thông ngành dược là gì?

Truyền thông ngành Dược được hiểu là toàn bộ các hoạt động tương tác, lan truyền thông tin giữa thương hiệu Dược tới các bên như khách hàng, đối tác, nhà đầu tư,... thông qua các kênh như mạng, báo chí, truyền thanh, truyền hình,... Truyền thông được thực hiện nhằm mục đích truyền tải thông điệp, quảng bá thương hiệu, giúp khách hàng hiểu hơn về thương hiệu. Từ đó truyền thông giúp nhãn hàng Dược phẩm thay đổi nhận thức, tình cảm và thúc đẩy hành động của khách hàng đối với thương hiệu và sản phẩm.

Truyền thông ngành dược

Truyền thông ngành dược

>>> Xem thêm: Marketing dược: 6 Yếu tố quyết định chiến lược marketing ngành dược

Tầm quan trọng của truyền thông ngành dược

Thị trường Dược phẩm bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kép dự đoán lên tới 8% (2020 - 2025) - Theo IQVIA Institute. Đi cùng với tiềm năng màu mỡ đó, mức độ cạnh tranh của ngành Dược cũng ngày càng gay gắt hơn với sự gia nhập của hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng Dược phẩm cũng có sự biến đổi rõ rệt, tính chủ động của người dân trong quá trình sử dụng thuốc, chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao.

Trước những thực trạng đó, vai trò của truyền thông ngành Dược ngày càng trở nên quan trọng hơn. Với các hoạt động truyền thông bài bản, doanh nghiệp Dược có thể nhận lại những lợi ích vượt trội như:

  • Tăng cường nhận diện thương hiệu Dược phẩm: Truyền thông giúp mang thông điệp, tin tức cũng như hình ảnh của thương hiệu Dược phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Khác với  quảng cáo, truyền thông khiến người tiêu dùng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu Dược một cách sâu sắc hơn và tích cực hơn.
  • Xây dựng và củng cố uy tín thương hiệu Dược: Các hoạt động truyền thông như hợp tác cùng chuyên gia, y bác sĩ, chia sẻ kiến thức về bệnh lý thông qua các Talkshow,... giúp thương hiệu trở thành một chuyên gia sức khỏe uy tín hơn trong mắt người tiêu dùng mục tiêu. Từ đó, niềm tin của khách hàng cũng như uy tín của thương hiệu có thể được củng cố đáng kể.
  • Điều hướng hành vi khách hàng: Nhờ khả năng tác động đến vào sâu nhận thức của khách hàng, các hoạt động truyền thông ngành Dược có thể điều hướng hành vi của người dùng. Điển hình như việc kích cầu mua sản phẩm thông qua review của các bác sĩ, dược sĩ, KOL, hay “Trigger” người tiêu dùng về một vấn đề sức khỏe, bệnh lý và thúc đẩy họ tìm kiếm giải pháp điều trị,...
  • Tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng và các bên liên quan: Truyền thông tạo nên mối quan hệ tương tác hai chiều mật thiết giữa thương hiệu Dược với các bên như khách hàng và cả cơ quan chính quyền, nhà đầu tư,... 

Kênh truyền thông ngành dược phẩm hiệu quả

Trong thời đại số hóa 4.0, các cách thức, phương tiện truyền thông ngành Dược phẩm cũng ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Nếu như trước đây truyền thanh, truyền hình hay báo giấy là những kênh chiếm sóng ngành Dược phẩm. Thì hiện nay, sự xuất hiện của hàng loạt kênh Digital như Mạng xã hội, Báo điện tử, Blog,...  đã mang lại một cục diện mới trong chiến lược truyền thông ngành Dược. Trong đó, phải kể đến 5 kênh truyền thông chủ đạo trong ngành Dược phẩm như: 

  • Truyền hình & Truyền thanh: Các quảng cáo, tài trợ chương trình truyền hình, truyền thanh là một trong những hình thức truyền thông lâu đời và vẫn đang được ứng dụng phổ biến trong ngành Dược phẩm. Kênh truyền thông này giúp nhãn hàng Dược phẩm tiếp cận đa dạng đối tượng từ mọi độ tuổi và vùng miền, đặc biệt nhóm người cao tuổi, trung niên, người làm nghề vận tải,... có xu hướng xem truyền hình, truyền thanh thường xuyên.
  • Digital: Cùng sự phổ biến của internet, các kênh Digital như: Mạng xã hội, Website, Blog,... trở thành bộ phận không thể thiếu trong truyền thông ngành Dược. Những kênh truyền thông này có khả năng lan tỏa và phủ sóng thông điệp nhanh chóng, mạnh mẽ, đặc biệt là khả năng nhắm mục tiêu chính xác hơn truyền hình, truyền thanh. 
  • Báo & Tạp chí: Báo chí là kênh truyền thông mang lại mức độ uy tín hàng đầu trong ngành Dược phẩm. Phần lớn người tiêu dùng tin tưởng vào những thông tin mà các kênh báo chí lớn mang lại hơn, từ đó họ dần hình thành niềm tin với thương hiệu Dược. Doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức như: Song hành & tài trợ cho các tuyến nội dung về sức khỏe trên báo, đi các tuyến bài PR báo chí,...
Kênh truyền thông ngành dược Kênh truyền thông ngành dược
  • Influencers/KOLs: Influencers ngày nay không chỉ là một “chiêu thức” truyền thông mà đã dần trở thành một kênh truyền thông với sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ trong ngành Dược phẩm. Đặc biệt, khi niềm tin của người tiêu dùng vào đội ngũ Chuyên gia, Bác sĩ, Reviewer nổi tiếng trên mạng ngày càng lớn, sức mạnh của kênh Influencer lại càng trở nên rõ ràng hơn.
  • OOH - Tiếp thị ngoài trời: Các hình thức tiếp thị ngoài trời đã được ứng dụng từ rất lâu trong ngành Dược phẩm, điển hình như: Billboard, Street Furniture, Roadshow, Transit Advertising,... Ngày nay các loại hình OOH được phát triển hơn bằng việc kết hợp công nghệ hiện đại như hiệu ứng 3D. 

Top 5 xu hướng truyền thông ngành Dược phẩm 2023

Những biến đổi trong hành vi tiêu dùng cùng sự phát triển mạnh mẽ của làn sóng số hóa đã tạo nên những xu hướng mới, đột phá hơn trong truyền thông ngành Dược phẩm. Trong đó Top 5 xu hướng dưới đây, được đánh giá sẽ mang lại hiệu quả truyền thông lớn cho các thương hiệu Dược phẩm trong năm 2023.

Social Media

Theo khảo sát từ Mediabistro, có tới hơn 40% người dân bị ảnh bởi mạng xã hội khi đưa ra các lựa chọn về chăm sóc sức khỏe. Cho thấy rằng, Social Media đang là một trong những kênh truyền thông ngành Dược hiệu quả nhất hiện nay. Trong đó, các kênh mạng xã hội phổ biến trong ngành Dược phải kể đến như Facebook, Youtube và mới đây nhất là TikTok - làn sóng mới trong tiếp thị Y Dược.

Social Media là một trong những kênh truyền thông ngành dược hiệu quả

Các hoạt động truyền thông thương hiệu Dược phẩm trên Social Media có thể kể đến như:

  • Chia sẻ những kiến thức về bệnh lý, tips & tricks chăm sóc sức khỏe cho khách hàng. 
  • Kết hợp cùng chuyên gia, tổ chức các Talkshow dưới hình thức Livestream chia sẻ kiến thức sức khỏe, đồng thời khéo léo tap-in sản phẩm và thương hiệu. 
  • Xây dựng những cộng đồng, hội nhóm trên mạng xã hội nhằm kết nối những người dùng có cùng nhu cầu chăm sóc sức khỏe với thương hiệu và sản phẩm.

Tài trợ quảng cáo

Các hình thức tài trợ quảng cáo là một hình thức quảng cáo có sự gắn kết mật thiết hơn giữa thương hiệu và kênh truyền thông ngành Dược. Các hình thức tài trợ quảng cáo được sử dụng phổ biến trong ngành Dược phẩm bao gồm: 

  • Tài trợ chương trình: Thương hiệu Dược trả một khoản phí tài trợ cho các chương trình về chăm sóc sức khỏe, chương trình cho người cao tuổi, mẹ bầu,... trên các kênh truyền thông như truyền hình, truyền thanh,... Qua đó, thương hiệu và sản phẩm sẽ được quảng cáo trong chương trình và tiếp cận đến người xem. 
  • Tài trợ sự kiện: Thương hiệu có thể tài trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí sự kiện để đổi lấy một vài điểm quảng cáo trong sự kiện như: Dựng poster, Standee, nhắc tên thương hiệu trong sự kiện,...

PR tăng cường sức khỏe thương hiệu

PR là một hình thức truyền thông ngành Dược phổ biến và được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay. Một số loại hình PR Dược phẩm mang lại hiệu ứng tốt trên thị trường hiện nay như: 

  • Song hành báo chí: Kết hợp cùng các trang báo uy tín trong những tuyến nội dung về chủ đề sức khỏe. Từ đó khéo léo Tap-in thương hiệu và sản phẩm mà không mang lại sự khó chịu, phản cảm trong mắt người đọc.
  • Kết hợp cùng chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ nổi tiếng đưa bài PR về sản phẩm: Các bài viết PR về sản phẩm, thương hiệu sẽ trở nên uy tín hơn khi có sự góp mặt của những người có chuyên môn cao. 
  • PR về công nghệ sản xuất, điều chế,...: Những yếu tố như công nghệ sản xuất hiện đại, dạng điều chế mới hay phương pháp điều trị mới,... mang lại sức thuyết phục và gợi tạo sự tò mò cho độc giả.
  Xu hướng truyền thông ngành Dược

Tổ chức sự kiện

Hình thức truyền thông ngành Dược phẩm thông qua tổ chức sự kiện giúp thương hiệu khẳng định uy tín và tiếp cận tệp khách hàng rất tiềm năng. Tổ chức sự kiện không chỉ mang lại cho khách hàng những trải nghiệm thực tế hơn với thương hiệu, mà còn cho thấy sự chuyên nghiệp, minh bạch của thương hiệu.

Đối với những sự kiện về sức khỏe, hội thảo về bệnh lý,... thương hiệu có thể thu hút những khách hàng đang gặp phải vấn đề về sức khỏe, nhu cầu điều trị cao. Trong khi đó, những hội thảo chuyên ngành Dược phẩm lại giúp thương hiệu tiếp cận đến tệp khách hàng đại lý như: Phòng khám, bệnh viện, nhà thuốc,... Ngoài ra, những sự kiện như ra mắt sản phẩm mới, sự kiện kỷ niệm thương hiệu,... cũng là những điểm thu hút sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng và khẳng định sự chuyên nghiệp cũng như vị thế thương hiệu.

Ứng dụng công nghệ trong Content Marketing

Content Marketing luôn là một trong những kênh truyền thông ngành Dược không thể thiếu. Đặc biệt, trong thời đại số hóa, hiệu quả của Content Marketing lại càng trở nên mạnh mẽ hơn khi được kết hợp cùng những ứng dụng công nghệ hiện đại. 

Những công nghệ như thực tế ảo VR & AR, trí tuệ nhân tạo,... đã giúp nhiều thương hiệu tạo nên những định dạng Content Marketing độc đáo. Điển hình như: Metaverse - Xây dựng vũ trụ ảo, Interactive Content - Content có thể tương tác được với người đọc, Kết hợp Game trong Content,... Những định dạng Content ứng dụng công nghệ này có khả năng tạo ấn tượng mạnh mẽ và giữ chân độc giả rất hiệu quả. 

Bên cạnh việc tạo nên những định dạng nội dung mới hấp dẫn, ngày nay công nghệ còn có thể hỗ trợ các nhà tiếp thị trong việc sáng tạo Content Marketing. Sự ra đời của những Chatbot AI thông minh như: ChatGPT hay Bard,... đã giúp ích rất nhiều trong quá trình tổng hợp nội dung, tìm kiếm ý tưởng để xây dựng Content Dược phẩm

>>> Xem thêm: 7 nguyên tắc xây dựng content ngành Dược phẩm

Lời kết

Truyền thông ngành Dược đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều kênh truyền thông cùng những hình thức triển khai đa dạng phong phú. Hi vọng rằng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp truyền thông Dược phẩm phù hợp và hiệu quả nhất cho thương hiệu.

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.