Truyền thông tại Olympics Tokyo 2020 - Marketer có quyền mơ ước?

30 Thg 07

Cả thế giới hướng sự chú ý đến Nhật Bản, để được chứng kiến các vận động viên đại diện cho gần như mọi quốc gia trên trái đất đốt cháy ngọn lửa vĩnh cửu tại thế Vận hội Olympics Tokyo 2020. Đây sẽ là một cảnh tượng tuyệt vời, là ước mơ của mọi nhà quảng cáo trên thế giới. Liệu truyền thông tại một sự kiện quan trọng của thế giới quan tâm như vậy, Marketer có quyền mơ ước?

Truyền thông tại Olympics Tokyo 2020 - Marketer có quyền mơ ước?

Olympics Tokyo 2020 sẽ đại diện cho một quá trình chuyển đổi. Không phải quá trình chuyển đổi của các vận động viện, chủ nhà hoặc thậm chí người hâm mộ. Mà là sự chuyển đổi trong ngành truyền thông với các nhà tài trợ và nhà quảng cáo, những người sẽ có quyền truy cập và khám phá những phương truyền thông mới tới đúng người hâm mộ.

Cách đây không lâu, bản quyền truyền hình tỷ đô là một cái giá nhỏ phải trả khi các thương hiệu quyết định làm quảng cáo trên truyền hình. Tuy nhiên, đã có một số báo cáo cho rằng các đầu ra của quảng cáo truyền hình không được đo lường một cách rõ rệt và làm giảm hiệu quả hoạt động của thương hiệu. Có những ý kiến cho rằng quảng cáo truyền hình không còn đủ độ "hot", khán giả đang dần từ bỏ phương thức này.

Tuy nhiên, với con số 3.000 giờ phủ sóng trên 33 môn thể thao và 339 sự kiện, lượng người xem vào năm 2020 sẽ trải rộng trên nhiều thiết bị, kênh và ứng dụng. Và đó là cơ hội lớn cho các nhà quảng cáo. 

Đây là lý do đầu tiên để nhà quảng cáo bắt đầu một trò chơi lập trình tại Olympics Tokyo 2020. Các thương hiệu sẽ phải sắp xếp lại các chiến lược tài trợ và quảng cáo để tận dụng các bộ công cụ kỹ thuật số hoàn chỉnh để đặt, nhắm mục tiêu và đo lường sự thành công của các chiến dịch.

Tin tốt là điều này tạo ra một cơ hội chưa từng có cho các thương hiệu tiếp cận hàng tỷ người hâm mộ thể thao toàn cầu trong một môi trường ly kỳ và hấp dẫn.

33 môn thể thao mang ý nghĩa hàng trăm phân khúc đối tượng và cơ hội nhắm mục tiêu khác nhau cho các thương hiệu. Thương hiệu của bạn có thể phù hợp nhất với những người hâm mộ các môn thể thao hành động hay những môn thể thao dẻo dai như trượt băng. Có vô số cách để mở khóa những cơ hội đó và tận dụng tối đa sự phấn khích của thể thao mùa hè.

Thương hiệu có thể làm gì để tiếp cận khối lượng phân khúc khổng lồ như vậy?

Bối cảnh

Một trải nghiệm cao cấp đòi hỏi nội dung cao cấp. Trong suốt sự kiện, người hâm mộ sẽ bật màn hình mọi lúc để kiểm tra kết quả, xem những thông tin bên lề và chia sẻ những khoảnh khắc và những ý kiến ​​trái chiều của họ về cuộc đấu.

Nhưng tạo ra một tác động lớn thì không cần phải tiếp quản homepage truyền thống (và đắt tiền). Nếu thương hiệu sử dụng công nghệ thị giác máy tính, người mua có thể xác định hình ảnh có liên quan đến các trò chơi. Các đơn vị quảng cáo sau đó có thể được sử dụng để tận dụng sự khao khát vô độ của người hâm mộ đối với tin tức, bình luận và hình ảnh về các sự kiện mới nhất. Tất nhiên, sau một sự kiện, người theo dõi sẽ muốn hòa mình vào bầu không khí tranh luận, và đó là cơ hội tốt nhất của thương hiệu.

OTT / Streaming

Phân phối kỹ thuật số sẽ cho phép các nhà tiếp thị giải quyết quảng cáo không chỉ trên nhân khẩu học đối tượng, mà còn theo ngữ cảnh. Do đó, thương hiệu cần đặt ra mục tiêu tìm quảng cáo hoạt động tốt nhất với các loại nội dung khác nhau và tối ưu hóa phù hợp. Việc này sẽ tạo ra kết nối sâu sắc hơn giữa người tiêu dùng và thương hiệu, đồng thời đo lường khả năng của quảng cáo để thúc đẩy nhận thức và ý định của người tiêu dùng.

An toàn thương hiệu

Olympics Tokyo 2020 dự kiến ​​sẽ an toàn hơn cho khách du lịch và vận động viên so với các trò chơi cuối cùng tại Rio. Trên thực tế, năm 2017, Tokyo được xếp hạng là thành phố an toàn nhất thế giới. Nhưng nó sẽ an toàn như thế nào cho quảng cáo kỹ thuật số của thương hiệu? Ví dụ, bạn có thể muốn tận dụng sự cạnh tranh khốc liệt xung quanh môn thể dục dụng cụ nữ, nhưng không được đưa tin về hậu quả của vụ bê bối lạm dụng tình dục trong bộ môn này.

Khi bạn đặt quảng cáo, bạn sẽ cần sử dụng các công cụ an toàn thương hiệu như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, phát hiện đối tượng để xác định nội dung, hình ảnh và từ khóa không an toàn. Bằng cách đó thương hiệu có thể nhắm mục tiêu tốt hơn và tránh "rước họa vào thân".

Kỹ thuật số OOH

Khi nghĩ về Tokyo, khán giả sẽ nghĩ ngay tới những màn hình đèn led sáng chói chạy dọc ngã tư thành phố Shibuya hay Ginza. Cơ hội lập trình trên phương tiện ngoài trời hiện đang có sẵn rất nhiều cho các thương hiệu muốn truyền tải thông điệp tới người tiêu dùng.

Những gì lập trình mang đến cho Olympics Tokyo 2020 là khả năng nhắm mục tiêu inventory OOH dựa trên mô hình giao thông, thời gian trong ngày và thậm chí là tin tức trong ngày. Vì vậy, nếu một vận động viên đang là đại diện thương hiệu chiến thắng một huy chương trong cuộc đua, thương hiệu có thể cho phát quảng cáo OOH cả ngày trời tới người tiêu dùng.

Cá nhân hóa nội dung

Những người hâm mộ thể thao ngày nay mong muốn biết mọi thứ về các vận động viên mà họ theo dõi. Họ muốn biết thần tượng của mình mặc gì khi vào sân vận động, họ đã tập luyện như thế nào, họ đã điều trị đặc biệt như thế nào...

Các thương hiệu và nhà tài trợ cần ghi nhớ điều này khi nhắm mục tiêu đến khán giả. Các video kỹ thuật số và social post mà người hâm mộ chia sẻ về các ngôi sao có thể trở thành nội dung phù hợp để thương hiệu thể hiện. Hãy nhớ rằng, Tokyo là sự hòa hợp của hiện đại và những truyền thống văn hóa. Chiến lược quảng cáo của thương hiệu sẽ phải đúng thông điệp pha trộn với những tiến bộ của lập trình, tầm nhìn máy tính và trí tuệ nhân tạo nhưng cũng cần phù hợp với thị hiếu của con người nơi đây.

Kết

Không có gì ngạc nhiên rằng những sự kiện thể thao lớn như Olympics là giấc mơ của các nhà quảng cáo. Người hâm mộ trên toàn cầu đều hướng mắt lên màn hình ngắm nhìn những anh hùng trên đường đua. Chúng ta cảm nhận được cảm giác đoàn kết thiêng lúc thúc đẩy trải nghiệm tại hiện tượng văn hóa này.

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.