Từ vụ việc VN Pharma nhập lậu thuốc giả để thấy: Kinh doanh dược phẩm lãi lớn ra sao!

03 Thg 10

Đầu tư vào giáo dục hay y tế luộn luôn sinh lời bởi đây là một trong những nhu cầu thiết yếu của đời sống, là nhu cầu bắt buộc của con người. Bên cạnh đó, người dân sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ y tế đang có xu hướng tăng lên do thu nhập bình quân đầu người tăng và trình độ dân trí được cải thiện, trong khi môi trường sống ngày càng có nguy cơ ô nhiễm cao làm gia tăng ngày càng nhiều loại bệnh tật... là yếu tố chính dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành dược. Ấy vậy mà lại có những doanh nghiệp sẵn sàng chà đạp lên sự nhân văn ấy để làm những điều "táng tận lương tâm". Như vụ việc gây bất bình dư luận nhất trong những ngày gần đây là sự việc: VN Pharma nhập lậu thuốc ung thư giả đưa vào bệnh viện, bán cho người bệnh. Những số tiền khủng từ những thương vụ làm ăn phi pháp trên mới thấy: Kinh doanh dược phẩm lãi lớn ra sao!

Tỷ suất lãi cao - Thị trường phong phú

Theo Business Monitor International (BMI), tính đến hết 2017, doanh thu thị trường dược phẩm Việt Nam đạt khoảng 5,2 tỷ USD, tăng 10% so với 2016. Đơn vị này cũng đưa ra dự báo, với mức chi tiêu dược phẩm bình quân đầu người ở mức 14%/năm, Việt Nam sẽ là thị trường dược phẩm đứng thứ 13 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng. Thị trường các nhà sản xuất thuốc ngày càng phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu của người dùng, có nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính nhưng cũng có không ít doanh nghiệp tận dụng thời thế mà làm ăn bất chính, hàng giả hàng nhái về bán cho người tiêu dùng. Riêng với kênh OTC (thuốc không kê toa - phân phối qua các hiệu thuốc) chiếm khoảng 30% thị phần phân phối thuốc trong nước, tương đương khoảng 1,6 tỷ USD.

Ước tính, hiện có 57.000 cửa hiệu thuốc trên cả nước, trong đó rất nhiều thuốc nhập khẩu đến từ các nước trong khu vực. Việt Nam cũng là quốc gia có mật độ nhà thuốc thuộc hàng cao nhất trên thế giới. Các doanh nghiệp đang chiếm lĩnh thị phần lớn kênh phân phối này bao gồm Dược Hậu Giang, Domesco, VN Pharma...

Tiềm năng thị trường dược phẩm Việt

Những năm gần đây, thu nhập bình quân đầu người tăng cao nên chi phí bỏ ra để mua và sử dụng thuốc chữa bệnh và phòng bệnh có giá trị không nhỏ. Theo thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam, toàn ngành sẽ tăng trưởng tiếp tục hai con số trong vòng 5 năm tới và đạt 7,7 tỷ USD vào 2021.

Ngành dược có hai kênh phân phối chính là kênh đấu thầu vào bệnh viện (ETC) và kênh bán lẻ (OTC). Trong đó, ETC là kênh chủ lực mà các nhà sản xuất dược phẩm nhắm đến vì số lượng tiêu thụ lớn (chiếm 60 – 70% thị trường), các doanh nghiệp sản xuất giảm thiểu được chi phí quản lý và bán hàng, đồng thời thuốc dễ dàng đến tay bệnh nhân thông qua toa thuốc của bác sĩ. Qua đó để thấy rằng, thị trường dược phẩm Việt có rất nhiều cơ hội để tăng trưởng bởi nguồn cung quá lớn và nhu cầu của người dân thì lúc nào cũng cần. Là miếng bánh béo bở cho các doanh nghiệp hướng tới, nhưng một khi đã làm lĩnh vực có liên quan nghề nghiệ đến sức khỏe, tính mạng của con người thì cũng cần phải làm việc bằng cái tâm, bằng đạo đứcp chứ không phải như vụ việc VN Pharma dưới đây.

Vụ việc VN Pharma: Gian xuất xứ, giả nhãn thuốc và bán giá trên trời

VN Pharma thành lập vào tháng 10/2011, với nhiều chi nhánh trải dài khắp cả nước: Từ Hà Nội đến An Giang, Cà Mau..... với nhiều đơn vị thành viên VN Medicare hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh và sinh hóa phẩm y tế. Liên tiếp trong những năm gần đây, VN Pharma thắng thầu nhiều hợp đồng chục tỉ đến trăm tỉ cung ứng thuốc cho các bệnh viện.

VN Pharma do ông Võ Mạnh Cường làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ VN Pharma với vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng. Sự việc VN Pharma nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H – Capita vào Việt Nam và bị cục quản lý dược nghi ngờ, kiểm tra lô thuốc và phát hiện loạt sai phạm của VN Pharma, yêu cầu công an xác minh làm rõ. Sau đó, ông Nguyễn Minh Hùng – Nguyên Chủ tịch kiêm TGĐ VN Pharma bị bắt và truy tố về tội buôn lậu cùng các bị cáo khác có liên quan. Được biết, đây là vụ bê bối lớn nhất trong ngành dược phẩm Việt. Số lượng thuốc giả không hề nhỏ, hơn thế nữa lại được mang đi tiêu thụ rộng rãi trong các bệnh viện. Người bệnh được kê đơn thì phải mua, còn thuốc giả hay không họ cũng đâu rõ vì mặt hàng dược phẩm rất đa dạng, đa phần là mua theo sự chỉ định của bác sĩ, giá thành lại "trên trời" mỗi nơi "thét" 1 giá bởi họ biết, người mua chẳng ai đi mặc cả tiền mua thuốc cả. Nhìn số liệu viên thuốc giả đã được tẩu tán vào thị trường lên tới hàng nghìn kia cũng chỉ là bề nổi của tảng băng mà thôi. Thế mới thấy kinh doanh ngành dược lãi lớn ra sao!

>>> Xem thêm: 5 công cụ quảng cáo trực tuyến hữu hiệu trong Marketing ngành Dược
Tạm kết

Ngành dược tại Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội để tăng trưởng. Tuy nhiên với đặc thù riêng, là ngành có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân, nên những hành động thiếu đạo đức, làm ăn thất đức đều phải nhận sự trừng phạt thích đáng. Sự việc VN Pharma chỉ là bề nổi của tàng băng chìm, phát triển ngành dược cần đi đôi với vấn đề đạo đức nghề nghiệp, để người dân thêm niềm tin vào những sản phẩm nước nhà.

Phương Thảo - MarketingAI

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.